5+ Vào vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (điểm cao)
Vào vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Vào vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (mẫu 1)
- Dàn ý Vào vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Vào vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (mẫu 2)
- Vào vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (mẫu 3)
- Vào vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (mẫu 4)
- Vào vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (mẫu 5)
- Vào vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (mẫu 6)
Vào vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - mẫu 1
Tôi nhắc ông lão đánh xe chạy nhanh một chút để kịp đến phủ nha tri phủ Hà Khê. Ánh mặt trời đã lên cao tự lúc nào, người đi đường thấp thoáng sau rặng tre xa xa. Tôi nhớ cha nhiều lắm, mong muốn gặp cha nôn nao trong lòng. Cha tôi vốn nghiêm khắc; ông muốn sắp đặt chuyện tình duyên của tôi nên cho gọi tôi từ quê nhà ở huyện Tây Xuyên qua Hà Khê để yên bề gia thất. Kiều Nguyệt Nga tôi dù không muốn nhưng phận làm con phải vâng lời cha mẹ liền đem theo cô hầu Kim Liên lên đường.
Bầu trời trong vắt, những đám mây trôi nhè nhẹ. Từng đàn cò trắng nhẹ nhàng hạ cánh xuống cánh đồng lúa đang thì con gái. Hai bên bờ sông, rặng liễu rũ bóng thướt tha. Nhưng tôi có một dự cảm không lành: Đường xa, phận gái yếu liễu đào tơ, nếu chẳng may giữa đường gặp chuyện chẳng lành thì biết xoay sở làm sao? Nghĩ thế thôi tôi cảm thấy lạnh trong người.
Quả như điều tôi lo lắng, khi xe đến một quãng đường vắng xa nhà cửa không người qua lại. Tôi nghe thấy la hét thảm thiết tiếng người dân vọng đến.Tôi kéo rèm xe nhìn ra đường. Tôi thấy mọi người chạy tán loạn, dắt díu nhau chạy vào rừng để trốn. Tiếng kêu khóc vang lên thảm thiết. Ông lão xa phu hốt hoảng đứng dậy bỏ chạy. Tôi sợ hãi kêu bác lại. Ông vừa chạy vừa nói: – Tôi chạy đây, tôi không muốn chết! Lũ cướp rất đáng sợ, chúng trang bị rất nhiều vũ khí, chúng đang tàn phá nhà cửa và cướp bóc của cải của dân làng. Các cô cũng hãy chạy mau đi, nghe lời lão đi! Các cô mà bị chúng bắt lại, thì nguy lắm đó. Thôi lão đi đây….”. Vừa dứt lời, ông lão đã tức tốc chạy đi. Tôi hoảng đến không biết làm gì.
Thình lình một toán cướp từ đâu xông tới chặn trước xe quát tháo, đòi vàng bạc. Tôi và Kim Liên vô cùng hoảng sợ. Chúng hùng hổ bao vây quanh kiệu, khuôn mặt dữ tợn, xua gươm, múa giáo thị uy.Tên tướng cướp cười sằng sặc, khuôn mặt chằng chịt những vết sẹo trông thật gớm ghiếc. Hắn cất giọng nham nhở đầy dục vọng định vén màn thưa:
-Tiểu thư đi đâu mà vội vã thế này? Hãy ở lại vui vẻ cùng bọn ta. Nơi đây thanh vắng, đừng la lối om sòm.
Bọn lâu la cũng hò hét hô ứng. Kim Liên sợ quá nép chặt sau lưng. Tôi cũng không còn hồn vía. Sau đó, hắn định lao vào kiệu bắt tôi ra thì ngay lúc đó một tiếng quát của ai đó sang sảng vang lên:
- Lũ côn đồ kia, hãy dừng tay! Giữa ban ngày ban mặt sao dám chặn đường cướp bóc dân lành?
Tên tướng cướp nghe tiếng, giật mình, bỏ qua tôi quay lại nhìn chàng trai.
-Thằng nào dám tới lẫy lừng nơi đây? A! Thằng nhãi con. Không chuyện gì của mày ở đây, chớ có can dự kẻo chuốc vạ vào thân.
Tôi thấy một chàng trai đang cầm một cành cây dài bẻ bên đường làm gậy rồi nhanh như chớp xông vào giữa đám cướp. Bọn lâu la quay lại quát nạt, khua gươm giáo vây bốn phía quyết không cho chàng đường tháo chạy. Chẳng chút nao núng, chàng trai trẻ vạch tội kẻ côn đồ, nhân danh chính nghĩa, ra lời kêu gọi dừng tay. Bọn cướp không những không nghe mà còn cười nhạo, lấy đông hiếp yếu vây đánh kẻ thân cô thế cô. Tên tướng cướp mắt trợn ngược đầy hung tợn, mặt đỏ phừng phừng cầm thanh gươm sắc bén chỉ vào chàng và quát:
- Bọn bay đâu bắt nó lại.
Bọn chúng người cầm gươm, người cầm giáo đằng đằng sát khí hô vang: “GIẾT! GIẾT! GIẾT!”. Rồi chúng xông vào, vung gươm, giáo nhằm chàng mà đâm. Tiếng gươm khua sắc lạnh, tiếng cười hét điên loạn đằng đằng sát khí.
Trận chiến diễn ra kịch liệt. Chàng trai đánh trái chặn phải, thủ trước công sau càn quét lũ cướp hữu dũng vô mưu. Tiếng la quát vang lên, tiếng gươm giáo chạm nhau nghe sắt lạnh, tiếng thét đầy sức mạnh của chàng trai, tiếng kêu la của bọn cướp bị đánh. Kim Liên sợ quá nấp đằng sau kiệu, khuyên tôi bình tĩnh. Lũ cướp rất đông và đáng sợ, gươm giáo sáng ngời. Tướng cướp Phong Lai "mặt đỏ phừng phừng" đầy sát khí, ra lệnh cho bọn cướp lao đầu vào đánh.Giữa vòng vây của lũ cướp, không một tấc sắt trong tay, một mình với cành cây làm gậy, chàng đột kích bên tả, xung phong bên hữu, chàng tung hoành giữa bọn cướp. Chàng đánh bọn chúng tơi bời. Chàng làm chúng sợ kinh hồn, vứt hết gươm giáo mà bỏ chạy tán loạn để thoát thân. Tên tướng cướp định bỏ trốn cũng bị chàng đánh cho một trận sống dở chết dở. Tướng cướp bị chàng cho thêm một gậy tiêu diệt. Chàng tả đột hữu xông không khác Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Thật là oai hùng làm sao.
Sau một lúc, tiếng kêu dần ra xa. Chàng đã đánh tan quân cướp. Thật là may quá, tôi và Kim Liên đã được cứu rồi. Kim Liên ở phía sau kiệu vẫn chưa hoàn hồn, còn thút thít khóc lóc. Tôi dần dần bình tĩnh lại.Thoáng sau, tôi thấy chàng đi đến kiệu, ân cần hỏi han.
- Không biết là ai đang ở trong xe than khóc.
Lúc này Kim Liên mới bình tĩnh lại lên tiếng trả lời :
- Cô con chúng tôi là người lương thiện, gặp kẻ hung đồ, may có công tử ra tay cứu giúp. Đa tạ ơn công tử cứu mạng.
Nghe vậy, chàng trai liền nhanh chóng giải thích:
- Xin thưa ta thiệt là người ngay. Ta đã trừ bọn lâu la rồi, giờ thì không còn sợ gì nữa. Nhưng khoan, nàng đừng ra, nàng là phận gái cứ ngồi trong đó không phải ra làm gì. Không biết tiểu thư con gái nhà ai? Đi đâu mà gặp tai ương bất ngờ. Nàng tên họ là gì? Có việc quan trọng hay sao mà lại đi qua chốn này? Lại chẳng hay hai nàng ai là thầy ai là tớ?
Nghe chàng hỏi, tôi xúc động nghẹn ngào trả lời:
- Thưa công tử, tiện thiếp tên Kiều Nguyệt Nga, còn đây là đầy tớ tên Kim Liên. Quê thiếp ở tận Tây Xuyên, cha thiếp làm tri phủ Hà Khê. Cha cho gọi thiếp qua đó để yên bề gia thất. Làm phận con đâu dám trái lời cha mẹ. Chẳng may giữa đường gặp nạn, may được công tử giải nguy. Nếu không trinh tiết, phẩm giá gìn giữ một đời cũng đã bỏ đi rồi.
Nói rồi, tôi sửa soạn khăn áo thưa tiếp:
- Mời công tử ngồi tạm trước xe để cho tiện thiếp được lạy tạ tỏ lòng biết ơn người cứu nạn. Thiếp chẳng biết làm thế nào cho phải. Ở đây, gặp gỡ giữa đường chẳng có bạc vàng, gấm vóc. May sao, Hà Khê cũng không xa lắm, xin chàng theo thiếp về bên đó để thiếp được dịp trả ơn chàng.
Thế nhưng vừa nghe tôi nói vậy, chàng cười nói:
- Nàng chớ bận tâm làm gì. Ta làm ơn đâu phải để trông chờ trả ơn. Là đấng nam nhi, xả thân hành hiệp trượng nghĩa là đạo lí nên làm, nào có mưu cầu danh lợi thiệt hơn. Nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất, thấy việc nghĩa không từ nan, thấy người gặp nạn quyết ra tay ứng cứu, đó mới là nghĩa khí của anh hùng.Thấy việc nghĩa không làm thì đâu còn xứng mặt!
Chàng cảm tạ tấm chân tình ấy của tôi rồi từ biệt để lên đường. Thế đấy! Chàng đã giúp ích cho dân làng rồi lại hăm hở lên đường để thi thố tài năng, cứu giúp những người khốn khó, diệt trừ lũ bạo ngược.
Nhìn chàng đi xa mà mắt tôi không thể rời xa. Không biết từ lúc nào hình ảnh chàng đã khắc sâu vào trái tim tôi. Tôi thực sự cảm phục trước hành động anh hùng và hào hiệp của chàng. Người đời ai cũng vì lợi danh, nay chàng chẳng màng đến. Chàng quả thực là phi thường.
Chàng ra đi để lại trong tôi bao vấn vương. Đâu chỉ cảm phục, hàm ân mà trong lòng tôi đã khởi phát tình yêu mến đậm sâu đối với chàng. Nay người không cảm nhận, đường đời vạn nẻo, biết đến bao giờ được hội ngộ để tỏ lòng.Một lần hộ thân, cứu giá, nghìn năm ơn ấy ghi sâu.
Dàn ý Vào vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
1. Mở bài
- Tôi là Kiều Nguyệt Nga, con gái tri phủ Hà Khê.
- Cha tôi vì muốn sắp đặt chuyện tình duyên của tôi nên cho gọi tôi từ quê nhà ở huyện Tây Xuyên qua Hà Khê để yên bề gia thất.
- Trên đường đi, tôi và cô hầu Kim Liên đã gặp phải bọn băng cướp.
2. Thân bài
- Bọn cướp chặn đường, quát tháo, đòi vàng bạc.
- Hình ảnh người anh hùng Lục Vân Tiên xuất hiện:
- Một tiếng quát vang lên: Lũ côn đồ kia, hãy dừng tay lại.
- Trận đánh nhau kết thúc rất nhanh.
- Người con trai ấy đã dũng mãnh đánh bại tên cướp cầm đầu làm cho cả bọn nháo nhào chạy trốn.
- Sau khi đánh bại bọn côn đồ:
- Kim Liên vì quá sợ hãi mà khóc.
- Chàng trai tiến lại gần xe, hỏi han và lịch sự bảo chúng tôi đừng lo sợ nữa vì bọn cướp đã bỏ chạy.
- Chúng tôi nói chuyện và được biết danh tính chàng là Lục Vân Tiên.
- Tôi mời chàng về Hà Khê để trả ơn nhưng chàng từ chối và xin cáo biệt.
3. Kết bài
- Tôi nhận ra Lục Vân Tiên là con người rất nghĩa hiệp, đáng bậc anh tài.
Vào vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - mẫu 2
Tôi là Kiều Nguyệt Nga, con gái tri phủ Hà Khê. Cha tôi vốn nghiêm khắc; ông muốn sắp đặt chuyện tình duyên của tôi nên cho gọi tôi từ quê nhà ở huyện Tây Xuyên qua Hà Khê để yên bề gia thất. Tôi dù không muốn nhưng phận làm con phải vâng lời cha mẹ liền đem theo cô hầu Kim Liên lên đường. Đường xa, phận gái yếu liễu đào tơ, nếu chẳng may giữa đường gặp chuyện chẳng lành thì biết xoay sở làm sao? Nghĩ thế tôi thấy rờn rợn.
Quả như điều tôi lo lắng, khi xe đến một quãng đường vắng xa nhà cửa không người qua lại, bất thình lình một toán cướp từ đâu xông tới chặn trước xe quát tháo, đòi vàng bạc. Tôi và Kim Liên vô cùng hoảng sợ. May thay, đúng lúc đó, một tiếng quát sang sảng vang lên:
- Lũ côn đồ kia, hãy dừng tay! Giữa ban ngày ban mặt sao dám chặn đường cướp bóc dân lành?
Bọn cướp thấy thế liền quay lại quát nạt, vây đánh chàng trẻ tuổi. Nhưng chàng trai, với cây gậy trong tay tả xung hữu đột đánh tan bọn cướp khiến chúng phải bỏ chạy tháo thân. Lúc đó tôi mới hoàn hồn, vui mừng khôn xiết. Chàng là ai nhỉ? Chàng tên gì? Chàng đi đâu, sao lại dám một mình xông vào bọn cướp? Sao lại ra tay cứu giúp khi chưa rõ trong xe là ai? Liệu đây có phải là duyên trời không?
Kim Liên khóc nức nở trong xe. Nghe tiếng khóc, chàng tiến lại hỏi han ân cần:
- Ai than khóc trong xe vậy?
Kim Liên đáp:
- Cô con chúng tôi là người lương thiện, gặp kẻ hung đồ, may có công tử ra tay cứu giúp. Đa tạ ơn công tử cứu mạng.
Nghe vậy, chàng đáp:
- Ta đã trừ bọn lâu la rồi, giờ thì không còn sợ gì nữa. Nhưng khoan, nàng đừng ra, nàng là phận gái cứ ngồi trong đó không phải ra làm gì. Chẳng hay tên nàng là gì, nàng là con gái nhà ai, thân liễu yếu đào tơ sao đi đâu dặm trường vắng vẻ thế này?
Tôi nghẹn ngào trong nước mắt:
- Thưa công tử, tiện thiếp tên Kiều Nguyệt Nga, còn đây là đầy tớ tên Kim Liên. Quê thiếp ở tận Tây Xuyên, cha thiếp làm tri phủ Hà Khê. Cha cho gọi thiếp qua đó để yên bề gia thất. Làm phận con đâu dám trái lời cha mẹ. Chẳng may giữa đường gặp nạn, may được công tử giải nguy. Nếu không trinh tiết, phẩm giá gìn giữ một đời cũng đã bỏ đi rồi.
Nói rồi, tôi sửa soạn khăn áo thưa tiếp:
- Mời công tử ngồi tạm trước xe để cho tiện thiếp được lạy tạ tỏ lòng biết ơn người cứu nạn. Thiếp chẳng biết làm thế nào cho phải. Ở đây, gặp gỡ giữa đường chẳng có bạc vàng, gấm vóc. May sao, Hà Khê cũng không xa lắm, xin chàng theo thiếp về bên đó để thiếp được dịp trả ơn chàng.
Chàng cười nói:
- Nàng chớ bận tâm làm gì. Ta làm ơn đâu phải để trông chờ trả ơn. Là đấng nam nhi, thấy việc nghĩa không làm thì đâu còn xứng mặt!
Nói xong, chàng cáo biệt. Tôi vẫn chưa biết tên chàng, ơn này bao giờ trả được?
Vào vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - mẫu 3
Tôi là Kiều Nguyệt Nga, con gái tri phủ Hà Khê. Cha tôi vốn rất nghiêm khắc lại thêm chút lo lắng; ông muốn sắp đặt chuyện tình duyên của tôi để tôi yên bề gia thất, làm tròn lời hứa với mẹ tôi nên cho gọi tôi từ quê nhà ở huyện Tây Xuyên qua Hà Khê bàn tính hôn sự. Tôi dù không muốn nhưng phận làm con phải hiếu thuận cha mẹ, chẳng dám cãi lời. Chẳng kịp chuẩn bị gì, tôi liền đem theo cô hầu Kim Liên lên đường. Đường xa cách trở, phận gái yếu liễu đào tơ, chẳng có tùy tùng, nếu chẳng may giữa đường gặp chuyện chẳng lành thì biết xoay sở làm sao? Nghĩ thế tôi thấy rờn rợn nhưng cũng đành mạnh bước chông chênh.
Quả như điều tôi lo lắng, khi xe đến một quãng đường vắng, xa nhà cửa, không người qua lại, bất thình lình một toán cướp từ đâu xông tới chặn trước xe quát tháo, mặt mày dữ tợn, giáo gươm sáng chói. Tôi và Kim Liên vô cùng hoảng sợ, rụng rời tay chân, không nói nên lời. Chúng hùng hổ bao vây quanh kiệu, xua gươm, múa giáo thị uy. Tên tướng cướp cười sằng sặc, khuôn mặt chằng chịt những vết sẹo trông thật gớm ghiếc. Hắn vén màn thưa, nhìn tôi, ánh mắt chứa đầy dục vọng, cất giọng nham nhở:
– Tiểu thư đi đâu mà vội vã thế này? Hãy ở lại vui vẻ cùng bọn ta. Nơi đây thanh vắng, đừng la lối om sòm.
Nói rồi hắn hất hàm về phía bọn lâu la, cười lớn. Bọn lâu la cũng hò hét hô ứng. Kim Liên sợ quá nép chặt sau lưng. Tôi cũng không còn hồn vía. Sau đó, hắn định áp sát bắt tôi ra thì ngay lúc đó một tiếng quát của ai đó sang sảng vang lên:
“- Lũ côn đồ kia, hãy dừng tay ! Giữa ban ngày ban mặt sao dám chặn đường cướp bóc dân lành, làm điều phi nghĩa?”
Tên tướng cướp nghe tiếng, giật mình quay lại quát: “Thằng nào dám tới lẫy lừng nơi đây? A! Thằng nhãi con. Trước gây việc dữ tại mày. Không chuyện gì của mày ở đây, chớ có can dự kẻo chuốc vạ vào thân, nếu không đừng oán trách bọn ta tàn bạo”.
Bọn lâu la nghe thế cũng liền quay lại quát nạt, khua gươm giáo vây đánh chàng trẻ tuổi. Chẳng chút nao núng, chàng trai trẻ vạch tội kẻ côn đồ, nhân danh chính nghĩa, ra lời kêu gọi dừng tay. Bọn cướp không những không nghe mà còn cười nhạo, lấy đông hiếp yếu vây đánh kẻ thân cô thế cô.
Trận chiến diễn ra kịch liệt. Tôi và Kim Liên vì quá sợ hãi không còn tâm trí nữa. Tiếng la quát lanh lảnh vang lên, tiếng gươm giáo chạm nhau nghe sắt lạnh, tiếng thét đầy sức mạnh của chàng trai, tiếng kêu la của bọn cướp bị đánh trúng đòn đau. Kim Liên sợ quá nấp đằng sau kiệu, lúc này mới khuyên tôi bình tĩnh.
Sau một lúc, tiếng kêu dần ra xa. Chàng trai đã đánh tan quân cướp. Thật là may quá, tôi và Kim Liên đã được cứu rồi. Kim Liên ở phía sau kiệu vẫn chưa hoàn hồn, còn thút thít khóc lóc. Thoáng sau, chàng quay lại, ân cần hỏi han. Tôi và Kim Liên mới bình tĩnh lại. Kim Liên bước ra trình bày rõ sự tình. Chàng cũng giới thiệu tên là Lục Vân Tiên. Chàng là một thư sinh, vừa ở xa tới, vì thấy chuyện bất bình nên ra tay tương trợ. Lúc này, tôi mới cất lời cảm tạ ân công và giới thiệu mình cùng Kim Liên để chàng tiện thưa gọi. Tôi muốn bước ra ngoài để nhìn rõ mặt ân nhân và mong được báo đáp ân cứu mạng của chàng thì Lục thư sinh can ngăn, vì muốn giữ gìn lễ tiết.
Hết lời cảm tạ ân nhân, nếu không có chàng chắc tôi và Lim Liên đã nguy khốn rồi, phận gái hai chữ tiết trinh chắc có lẽ cũng tan tành trong tay bọn cướp. Ân nghĩa ấy, đang lúc giữa đường, biết lấy gì báo đáp. Tôi bèn ngỏ lời mời chàng về phủ của cha miền Hà Khê để tiện báo đức thù công.
Vân Tiên nghe nói liền cười khảng khái rằng làm ơn há dễ trông người trả ơn. Nay đã giúp tôi và Kim liên khỏi cơn hoạn nạn là chàng đã vui rồi, không tính thiệt so hơn làm gì. Với chàng, hành hiệp trượng nghĩa, cứu người đương lúc nguy nan, bảo vệ lẽ phải, thực hiện cái chí khí anh hùng là bổn phận làm trai chứ chẳng cầu danh lợi, cũng chẳng cần báo đáp.
Cảm phục trước hành động anh hùng, hào hiệp; nghĩa khí và đức độ của chàng, tôi đã khắc sâu hình ảnh ấy vào trái tim của mình. Người đời ai cũng vì lợi danh. Nay Lục Vân Tiên chẳng màng đến quả thực là phi thường.
Nói hết lời, Vân Tiên dứt gót ra đi để lại trong tôi bao vấn vương. Đâu chỉ cảm phục, hàm ân mà trong lòng tôi đã khởi phát tình yêu mến đậm sâu đối với chàng. Nay người không cảm nhận, đường đời vạn nẻo, biết đến bao giờ được hội ngộ để tỏ lòng. Than ôi, chữ tình trên thế gian sao mà nghiệt ngã.
Về đến tri phủ, cha tôi liền hỏi han. Tôi tỏ bày hết hiểm nguy trên đường và được ân công họ Lục cứu giúp. Cha tôi khuyên tôi nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và hứa sẽ cho người sang Lục Thành mời Vân Tiên sang Hà Khê để đền đáp xứng đáng. Một lần hộ thân, cứu giá, nghìn năm ơn ấy ghi sâu.
Vào vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - mẫu 4
Tên tôi là Kiều Nguyệt Nga, con gái của tri phủ Hà Khê. Cha tôi rất nghiêm khắc. Ông ấy muốn sắp xếp chuyện tình cảm của tôi nên đã gọi tôi lên Hà Khê để có một cuộc sống gia đình yên ấm. Tôi không muốn nhưng khi còn nhỏ phải vâng lời cha mẹ nên tôi đã dắt hầu việc Kim Liên đi cùng. Đường xa, phận gái tơ yếu ớt, lỡ giữa đường xảy ra chuyện không may, biết xoay xở thế nào? Tôi rùng mình khi nghĩ về nó.
Đúng như tôi đã lo sợ, khi chiếc xe vừa tấp vào một con đường vắng nhà dân thì bất ngờ một toán cướp từ đâu xuất hiện chặn đầu xe la hét đòi vàng bạc. Tôi và Kim Liên sợ quá. May mắn thay, ngay lúc đó, một tiếng hét lớn vang lên:
- Dừng lại! Sao các ngươi chặn đường giữa thanh thiên bạch nhật để cướp dân lành?
Thấy vậy, tên cướp quay lại quát chàng trai. Đó là một thanh niên trẻ với cây gậy trên tay trái đã va chạm với những tên cướp và buộc chúng phải bỏ chạy. Lúc đó, tôi mới hoàn toàn lấy tinh thần trở lại và vui mừng khôn xiết. Chàng trai ấy là ai nhỉ? Tên là gì? Không rõ ai trong xe, vậy tại sao lại giúp? Đó có phải là duyên hay không?
Kim Liên khóc nức nở trên xe. Nghe tiếng, chàng trai tiến lại ân cần hỏi:
- Ai đang khóc trong xe vậy
Kim Liên đáp:
- Con gái chúng tôi là người lương thiện mà lại gặp phải kẻ gian ác. May mắn thay, công tử đã đến giúp đỡ. Tạ ơn công tử.
Khi nghe xong, chàng đáp lại rằng:
- Đừng sợ nữa, vì ta đã trừ diệt bọn cướp của ấy rồi. Nhưng khoan đã, đừng ra làm gì cả. Con gái nhà ai mà lại đi đường xa vắng vẻ thế này?
Tôi rơm rớm nước mắt:
- Thưa, thiếp là Kiều Nguyệt Nga và đây là người hầu tên là Kim Liên. Quê ở Tây Xuyên, nơi cha thiếp làm tri phủ là Hà Khê. Cha gọi tôi đến đó để yên bề gia thất. Là con, thiếp không thể không vâng lời cha mẹ mình. Trên đường đi không may xảy ra tai nạn nhưng may mắn được chàng cứu giúp. Nếu bạn không phải là một Xử Nữ, bạn đã đánh mất phẩm giá mà mình đã duy trì cả đời.
Nói xong, tôi nói tiếp:
- Ở đây không có bạc, không có vàng, không có thổ cẩm giữa phố. May mà cách Hà Khê không xa. Xin chàng hãy lên xe đây về nơi Hà Khê để tiện thiếp này được có dịp đền ơn đáp nghĩa.
- Ta không mong đợi bất kỳ lời cảm ơn nào. Đường đường là đàn ông, thấy điều đúng mà không làm thì thật đáng xấu hổ.
Xong rồi chàng đi mất. Ơn này tôi nguyện sẽ không bao giờ quên.
Vào vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - mẫu 5
Tôi nhắc ông lão lái xe chạy nhanh một chút để đến Hà Khê. Mặt trời đã lên cao, và những người bộ hành đang xuất hiện từ bên kia rặng tre phía xa. Tôi nhớ cha tôi. Cha tôi rất nghiêm khắc. Ông ấy muốn dàn xếp chuyện tình cảm của tôi nên đã gọi tôi lên Hà Khê từ quê hương huyện Tây Xuyên. Tấm lòng tuy không muốn nhưng thân phận làm con phải vâng lời cha mẹ nên tôi đã dắt cô hầu Kim Liên đi cùng.
Bầu trời quang đãng, những đám mây lơ lửng trên bầu trời xanh. Từng đàn cò nhẹ nhàng sà xuống cánh đồng lúa. Hàng liễu rủ xuống hai bên bờ sông một cách duyên dáng. Nhưng tôi có một linh cảm. Đường xa, thân phận của thiếu nữ yếu ớt, lỡ giữa đường chẳng may xảy ra chuyện chẳng lành thì phải làm sao? Nghĩ về điều đó làm tôi lo lắng trong người.
Đúng như tôi đã lo sợ, khi chiếc xe dừng lại trên một con phố vắng cách xa nhà tôi, không có ai qua lại. Tôi có thể nghe thấy tiếng mọi người la hét nên tôi mở rèm xe và nhìn ra đường. Tôi thấy những người rải rác đi vào rừng để trốn. Những tiếng hét vang lên một cách khủng khiếp. Ông già hốt hoảng vùng dậy bỏ chạy. Khi chạy, ông nói: – ‘Tôi phải chạy đây, tôi không muốn chết! Bọn cướp rất đáng sợ, được trang bị nhiều vũ khí, chuyên cướp nhà và cướp của cải của dân làng. Nghe lời lão gia mà chạy mau đi! Sẽ rất nguy hiểm nếu các cô bị cuốn vào đó.’ Nói xong, lão nhân nhanh chóng chạy đi. Tôi hoảng loạn và không biết phải làm gì.
Bất ngờ, một nhóm cướp từ đâu xuất hiện chặn xe, la hét đòi vàng bạc. Tôi và Kim Liên sợ quá. Bọn họ vây quanh kiệu, vung kiếm, khoa chân múa tay ra lệnh, trên mặt lộ ra vẻ cuồng dã. Tràn đầy dục vọng, một tên cướp lại gần, vén rèm cao giọng nói:
- Tiểu thư đi đâu sớm vậy? Tận hưởng sự vui vẻ cùng bọn ta nhé.
Mấy tên ở bên cạnh cũng reo hò ầm ĩ. Kim Liên sợ quá nấp sau tôi. Tôi cũng sợ hãi đến mức không di chuyển được. Rồi khi tên đó sắp kéo tôi ra khỏi kiệu thì ngay lúc đó có người hét lên:
- Dừng lại! Sao chúng bay dám chặn đường giữa thanh thiên bạch nhật để cướp dân lành?
Khi tướng cướp nghe thấy tiếng động, anh ta phớt lờ tôi và quay sang chàng trai trẻ.
- A, thằng nhãi con cả gan này. Cút đi ngay nếu không muốn bị chết.
Tôi thấy một thanh niên bẻ một cành cây dài thành một cây gậy bên vệ đường và lao vào giữa bọn cướp với tốc độ cực nhanh. Tên côn đồ quay lại gào thét, vung gươm giáo quyết không để chàng trai chạy thoát. Không chớp mắt, nam thanh niên nhân danh công lý lên án nhóm côn đồ và yêu cầu chấm dứt việc bao vây, đánh đập người dân. Tên tướng cướp trợn mắt ngoác mồm, đỏ bừng mặt, chĩa thanh kiếm sắc bén vào chàng trai và hét lên.
- Bắt thằng nhãi đó lại!!!
Bọn cướp ai nấy đều cầm kiếm và giáo và hét lên, “Giết! Giết! Giết!”
Trận chiến diễn ra ác liệt. Thiếu niên chém trái chém phải, trước là phòng thủ, sau là ngoài ý muốn quét sạch bọn cướp. Tôi nghe thấy tiếng la hét, tiếng kiếm và giáo đâm vào sắt lạnh, tiếng la lên của chàng thanh niên cùng tiếng kêu của những tên cướp bị đánh. Bọn cướp rất đông và đáng sợ, kiếm và giáo của chúng sáng loáng. Tên tướng cướp sát nhân tức giận vô cùng, hắn ra lệnh cho bọn trộm xông vào. Giữa vòng vây của thổ phỉ, trong tay không một tấc sắt, chỉ có gậy gộc, ông bên tả mai phục, bên hữu xung phong, giữa đám thổ phỉ, chàng thiếu niên trẻ tuổi không hề sợ hãi mà mạnh mẽ đánh lại. Chàng khiến chúng sợ hãi, vứt bỏ tất cả kiếm và giáo của mình mà bỏ trốn. Tướng cướp định bỏ trốn cũng bị hắn đánh chết. Một tướng cướp đã bị chàng trai giết chết bằng một cây gậy. Thật là anh hùng!
Một lúc sau tiếng hét biến mất. Chàng trai đã đánh bại những tên cướp. Thật may là tôi và Kim Liên được cứu thoát. Kim Liên phía sau chiếc kiệu vẫn chưa hoàn hồn và đang thổn thức. Dần dần tôi bình tĩnh lại, một lúc sau tôi thấy chàng đến bên thùng rác và hỏi han thân tình.
- Tôi không biết ai đang khóc trong xe.
Lúc này Kim Liên mới bình tĩnh đáp:
- Con gái chúng tôi là người lương thiện mà lại gặp phải kẻ gian ác. May mắn thay, một chàng trai trẻ đã đến giúp đỡ chúng tôi. Thật đa tạ.
Nghe vậy, chàng thanh niên vội giải thích:
- Xin thưa tôi là người ngay. Bọn cướp đã bị đuổi đi hết rồi nên không cần phải sợ. Nhưng khoan đã, không ra vội, nàng là con gái liễu yếu đào tơ cứ ở trong đó. Rốt cuộc nàng là con gái nhà ai mà lại đi đường vắng vẻ rồi gặp nạn thế này?
Tôi liền trả lời:
- Thiếp là Kiều Nguyệt Nga còn đây là cô hầu tên là Kim Liên. Sinh ở Tây Xuyên, cha làm tổng đốc Hà Khê. Cha tôi mời tôi đến đó để trấn an gia đình. Vì còn nhỏ nên phải nghe lời cha mẹ. Trên đường đi không may xảy ra tai nạn nhưng may mắn được công tử cứu giúp. Xin chàng ngồi tạm trước đầu xe để tôi cúi đầu cảm ơn. Ở đây không có bạc, không có vàng, không có thổ cẩm giữa phố. May sao Hà Khê cách đó không xa, xin hãy vui lòng đi với tôi.
Nhưng chàng từ chối rồi từ biệt lên đường. Tôi không thể rời mắt khỏi chàng trai khi chàng đã đi xa. Không biết hình ảnh của chàng đã khắc sâu trong tâm trí tôi biết bao nhiêu. Tôi vô cùng ngưỡng mộ những việc làm anh hùng và hào hiệp ấy. Ai cũng sống vì danh vọng, nhưng chàng thanh niên ấy không quan tâm. Thật là một con người hào hiệp, phi thường.
Vào vai Kiều Nguyệt Nga kể lại đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - mẫu 6
Cuộc đời mỗi chúng ta luôn xuất hiện những cuộc gặp gỡ bất ngờ. Để rồi người chúng ta vô tình tương ngộ trong cuộc gặp gỡ đó có thể sẽ trở thành một người quan trọng trong số mệnh của chúng ta. Tôi cũng tình cờ rơi vào một cuộc gặp như thế. Và người con gái tôi gặp được khi ấy mãi đến sau này vẫn ghi dấu sâu sắc trong lòng tôi.
Tôi sinh ra và lớn lên ở quận Đông Thành, cha mẹ đặt tên là Lục Vân Tiên. Từ nhỏ, tôi đã khát khao lập được nhiều công danh, giúp ích cho đời. Dù văn thành võ thạo, tôi vẫn không ngừng cố gắng rèn luyện. Chỉ mong có ngày được đem tài năng giúp dân giúp nước.
Năm 16 tuổi, nghe tin triều đình mở khoa thi, tôi bèn xin phép thầy xuống núi, hăng hái muốn nhanh chóng có được công dạn. Trước ngày vào kinh ứng thí, tôi quyết định về thăm cha mẹ. Thế nhưng, vừa đặt chân xuống núi, tiếng khóc la thảm thiết đã từ khu vực lân cận vọng lại. Tôi tò mò giữ lại một người đang hoảng hốt bỏ chạy để tìm hiểu ngọn nguồn.
Thấy tôi không phải người bản xứ, lại vừa từ trên núi xuống, ông cụ run run khuyên nhủ:
– Cậu từ trên núi xuống, hẳn không biết sự tình nơi này. Có một toán cướp hung bạo, ngang nhiên cướp của dân lành. Mau mau đi khỏi, kẻo lại rước họa vào thân…
Ông lão chưa nói hết lời đã vội vã chạy đi. Lửa giận trong tôi bùng cháy dữ dội. Sư phụ đã dạy phải biết bênh vực dân lành, gặp hoạn nạn phải ra tay tương trợ. Huống chi giặc cướp hung tàn, người dân hiền lành vô tội sao có thể tránh thoát khỏi tay chúng? Không chần chừ nghĩ ngợi gì thêm, tôi bẻ một cành cây rắn chắc ven đường làm gậy rồi nhanh chóng xông về phía làng lũ cướp đang hoành hành, quát lớn:
– Đảng hung đồ kia! Thanh thiên bạch nhật, tụi bây chớ quen làm thói hồ đồ mà hại đến người dân vô tội
Thấy một người bất ngờ xông ra cản đường, lũ cướp thoáng dừng lại. Những tưởng chúng sẽ biết đường dừng tay. Ngờ đâu tên tướng cướp hung tợn, mặt đỏ phừng phừng, trợn mắt cầm thanh gươm sắc chỉ thẳng vào tôi đe dọa:
– Thằng nào to gan dám lớn tiếng can dự? Nhiều chuyện chớ trách hậu quả vạ thân. Truyền quân bốn phía bắt nó lại.
Tiếng hò hét vừa vang lên, cả toán cướp đã bao vây tứ phía, kiên quyết không cho tôi có cơ hội tháo chạy. Không rõ có bao nhiêu người, chỉ thấy chúng mặt đằng đằng sát khí. Gươm giáo sắc lạnh va chạm vào nhau. Khuôn mặt tên nào tên ấy đầy gớm ghiếc và hung tợn. Nhớ bao năm thầy dạy, tôi bình tĩnh quan sát. Đánh trái chặn phải, trước sau công thủ càn quét. Lũ cướp hữu dũng vô mưu, khó khăn chống đỡ đòn đánh của tôi, chẳng mấy chốc đã rơi vào thế yếu. Nhiều tên gục ngã không đứng dậy nổi. Nhiều tên kêu la thảm thiết, e dè không dám tiến lên. Đến khi bị đánh đến thảm hại, chúng mới vứt hết gươm giáo, tháo chạy tán loạn. Tướng cướp Phong Lai bị tôi một gậy không kịp trở tay, bỏ mạng.
Lũ cướp đã chạy xa, âm thanh hỗn loạn biến mất, nghe tiếng than khóc trong xe ngựa gần đó, tôi bèn lại gần hỏi thăm.
– Không biết là ai đang ở trong xe than khóc.
– Xin thưa tôi là người ngay thẳng, giữa đường gặp nạn nên sa vào tay quân hung đồ. Xe ngựa chật hẹp, cúi đầu trăm lạy xin cứu giúp.
Trong xe vọng ra tiếng nói của một người con gái, nghe giọng thì có lẽ là nha hoàn cùng tiểu thư nhà nào đó. Không làm khó thêm, tôi nhanh chóng giải thích ngay:
– Giặc cướp lâu la ta đã đánh tan. Nàng là phận nữ nhi, nam nữ không tiện tùy ý gặp mặt, xin hãy ngồi đó khoan ra ngoài. Không biết tiểu thư con gái nhà ai? Đi đâu mà gặp tai ương bất ngờ. Nàng tên họ là gì? Có việc quan trọng hay sao mà lại đi qua chốn này? Lại chẳng hay hai nàng ai là thầy ai là tớ?
Chần chừ chốc lát, tôi mới nghe được câu trả lời. Trong xe có hai chủ tớ, tiểu thư là Kiều Nguyệt Nga, con gái tri phủ ở miền Hà Khê, quê nhà ở quận Tây Xuyên. Người còn lại là nàng hầu Kim Liên. Cha Kiều Nguyệt Nga mới cho người gửi thư, tỏ ý muốn rước nàng về định bề gia thất. Kiều Nguyệt Nga nghe lời cha nên đồng ý nên dù đường xá xa xôi cũng không ngại ngần.
Trên đường đi lại chẳng may gặp cướp, chủ tớ bị bắt lại, may mắn gặp tôi nên được giải nguy. Nàng cảm động ân đức cứu mạng, định bước ra xe khấu đầu tạ ơn, tôi vội ngăn cản. Không có vàng bạc mang theo, nàng khéo léo trình bày, ngỏ ý mời tôi ghé qua nhà ở Hà Khê để đền ơn. Từng câu từng lời đều thể hiện là người con gái có gia giáo, tài đức, thấu tình đạt lí.
Song xét đến ý muốn tự nguyện trừ bạo giúp dân, tôi bèn khước từ. Xả thân hành hiệp trượng nghĩa là đạo lí nên làm, nào có mưu cầu danh lợi thiệt hơn. Nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất, thấy việc nghĩa không từ nan, thấy người gặp nạn quyết ra tay ứng cứu, đó mới là nghĩa khí của anh hùng.
Tôi nói rõ lòng mình rồi từ biệt chủ tớ hai người, tiếp tục lên đường về thăm cha mẹ. Lòng tôi hăm hở nhiều cảm xúc, vui sướng vì đã làm được việc nghĩa, hóa giải an nguy cho người dân vô tội. Đồng thời cũng cảm phục người con gái khéo léo, dịu dàng. Con đường phía trước vẫn còn dài, lần này xuống núi, tôi tự nhủ sẽ làm rạng danh thầy dạy, đem tài trí giúp ích cho cuộc đời.
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều