5+ Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng sấm sét (điểm cao)
Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng sấm sét hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng sấm sét (mẫu 1)
- Dàn ý Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng sấm sét
- Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng sấm sét (mẫu 2)
- Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng sấm sét (mẫu 3)
- Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng sấm sét (mẫu 4)
- Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng sấm sét (mẫu 5)
- Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng sấm sét (mẫu 6)
Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng sấm sét - mẫu 1
Một trong số ít các hiện tượng tự nhiên mà chúng ta thường bắt gặp nhất chính là sấm sét.
Hiện nay có một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về sấm sét ở trên thế giới, có tên gọi là Brontology. Họ đã đưa ra những giải thích chi tiết về hiện tượng này. Sấm sét (còn gọi tắt là sấm) là một dạng âm thanh được gây ra bởi các tia sét. Chúng là sản phẩm do sự tăng lên đột ngột của áp suất và nhiệt độ từ tia sét, gây ra sự giãn nở tức thì trong không khí. Sự giãn nở này tạo ra một làn sóng xung kích âm thanh - tức tiếng sấm. Tùy thuộc vào khoảng cách và đặc điểm của những tia sét, chúng ta có thể nghe ra các tiếng sấm khác nhau. Thông thường sẽ gồm hai dạng, một là kiểu tiếng nổ lớn đột ngột, hai là một tràng âm thanh kéo dài thành chuỗi. Với đặc điểm âm thanh tạo ra rất lớn, sấm có thể gây thủng màng nhĩ của con người, dẫn đến thính giác bị suy giảm, hoặc bị điếc tạm thời.
Sấm sét thường xuất hiện sau khi chúng ta thấy ánh sáng của tia chớp lóe lên trên nền trời, đi cùng các cơn mưa. Do đó, ta có thể dễ dàng nhìn thấy nó thường xuyên mà không cần săn đón. Chúng cũng không gây ra các thiệt hại đáng kể về người và của, nên không có hoạt động về việc phòng chống hay ngăn cản. Cho đến nay, sấm sét vẫn xuất hiện một cách bình thường cùng với cuộc sống con người.
Dàn ý Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng sấm sét
1. Mở bài
- Giới thiệu về hiện tượng cần thuyết minh
- Giới thiệu khái quát về hiện tượng sấm sét
2. Thân bài
- Sấm sét là gì? ( Sấm sét hay còn được gọi là sấm, là âm thanh được tạo ra bởi các tia sét)
- Tại sao lại có sấm sét? (Nguyên nhân có sấm sét là do sự tăng lên đột ngột giữa áp suất và nhiệt độ không khí, từ đó gây nên sự giãn nở tức thì trong không khí, một làn sóng xung kích âm thanh được tạo ra )
- Sấm sét có lợi ích hay có hại như thế nào?(Có lợi như giúp tạo ozon cho tầng khí quyển, cải tạo đất, …)
- Cách phòng tránh sấm sét
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề hiện tượng tự nhiên cần thuyết minh.
Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng sấm sét - mẫu 2
Khi trời chuyển mưa, vạn vật sẽ trở nên tươi mới và căng tràn sức sống nhưng khi mưa quá lớn thì sẽ xuất hiện những hiện tượng vô cùng nguy hiểm như sấm sét.
Sấm sét hay còn được gọi với cái tên ngắn hơn là sấm, sấm chính là những âm thanh được tạo ra bởi những tia sét. Ta tự hỏi, nguyên nhân nào lại có sự hình thành nên sấm sét, đó là do sự tăng lên đột ngột giữa áp suất và nhiệt độ không khí, từ đó gây nên sự giãn nở tức thì trong không khí, một làn sóng xung kích âm thanh được tạo ra.
Sấm sét vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra giật điện, hay chết người khi ai đó bị đánh trúng. Tuy nhiên, sấm sét không chỉ có hại không, nó cũng có một số lợi ích như tạo tầng ozon cho khí quyển, cải tạo đất, khả năng sinh trưởng của cây trồng sẽ được tăng lên vì tạo nitơ để cho cây phát triển.
Có nhiều cách để phòng tránh sấm sét như tránh đi ra ngoài vào những ngày mưa lớn, có sấm sét nhưng nếu bắt buộc phải ra ngoài, hãy tránh đứng dưới những tán cây lớn hay là sử dụng điện thoại. Các hiện tượng tự nhiên đều vô cùng đặc biệt và có những nét đẹp riêng, hãy luôn trân trọng và yêu thương thiên nhiên xung quanh chúng ta.
Sấm sét là một hiện tượng tự nhiên vô cùng đặc biệt và lí thú, nhờ vào đó mà ta hiểu được vẻ đẹp của thiên nhiên và cảnh vật, tuy nhiên sấm sét cũng không kém phần nguy hiểm vì vậy mỗi người cần phải trang bị kiến thức đầy đủ để phòng tránh.
Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng sấm sét - mẫu 3
Sấm sét là một hiện tượng thiên nhiên, thường xuất hiện trước, trong, thậm chí cả sau cơn mưa.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng sấm sét là khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sấm sét. Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000km/h. Sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra, nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230km/h trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299.792.458 m/s. Sét có thể đạt tới nhiệt độ 30.000°C, gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh.
Chính vì thế ta cần trang bị đầy đủ những kiến thức về sấm sét để tránh nguy hiểm không mong muốn.
Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng sấm sét - mẫu 4
Khi trời chuyển mưa, vạn vật sẽ trở nên tươi mới và căng tràn sức sống nhưng khi mưa quá lớn thì sẽ xuất hiện những hiện tượng vô cùng nguy hiểm như sấm sét.
Sấm sét hay còn được gọi với cái tên ngắn hơn là sấm, sấm chính là những âm thanh được tạo ra bởi những tia sét. Ta tự hỏi, nguyên nhân nào lại có sự hình thành nên sấm sét, đó là do sự tăng lên đột ngột giữa áp suất và nhiệt độ không khí, từ đó gây nên sự giãn nở tức thì trong không khí, một làn sóng xung kích âm thanh được tạo ra.
Sấm sét vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra giật điện, hay chết người khi ai đó bị đánh trúng. Tuy nhiên, sấm sét không chỉ có hại không, nó cũng có một số lợi ích như tạo tầng ozon cho khí quyển, cải tạo đất, khả năng sinh trưởng của cây trồng sẽ được tăng lên vì tạo nitơ để cho cây phát triển.
Có nhiều cách để phòng tránh sấm sét như tránh đi ra ngoài vào những ngày mưa lớn, có sấm sét nhưng nếu bắt buộc phải ra ngoài, hãy tránh đứng dưới những tán cây lớn hay là sử dụng điện thoại. Các hiện tượng tự nhiên đều vô cùng đặc biệt và có những nét đẹp riêng, hãy luôn trân trọng và yêu thương thiên nhiên xung quanh chúng ta.
Sấm sét là một hiện tượng tự nhiên vô cùng đặc biệt và lí thú, nhờ vào đó mà ta hiểu được vẻ đẹp của thiên nhiên và cảnh vật, tuy nhiên sấm sét cũng không kém phần nguy hiểm vì vậy mỗi người cần phải trang bị kiến thức đầy đủ để phòng tránh.
Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng sấm sét - mẫu 5
Ta thường thấy khi trời nổi cơn giông mà mưa to thường đi kèm với hiện tượng sấm sét. Vậy hiện tượng đó là gì? Nó gây ảnh hưởng như thế nào đến con người chúng ta. Điều này sẽ được lý giải thông qua việc lí giải về hiện tượng sấm sét.
Sấm hay sấm sét là âm thanh gây ra bởi tia sét và là một hiện tượng thiên nhiên. Tùy thuộc vào khoảng cách và bản chất của những tia chớp, âm thanh sấm nghe được có thể dạng thanh ngắn hoặc dàng âm trầm lớn kéo dài hoặc ngắn. Tiếng sấm thường đi sau ánh sáng của tia chớp lóe lên. Khi tia chớp lóe lên, theo sau 1 khoảng thời gian là tiếng sấm nổ, là hiện tượng mô tả rõ ràng rằng tốc độ âm thanh chậm hơn so với tốc độ ánh sáng. Vì sự khác biệt này, người ta có thể tính toán được tia chớp cách bao xa bằng đo thời gian giữa việc nhìn thấy tia chớp lóe lên và âm thanh sấm nghe được.
Quá trình tạo ra sấm sét được thể hiện như sau: Khởi đầu bằng chu trình nước. Nước sẽ bốc hơi khi nhận được nhiệt từ ánh sáng Mặt trời, bay lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ lại thành hàng triệu giọt nước nhỏ, lúc đó ta sẽ nhìn thấy mây trên bầu trời. Quá trình bay hơi và ngưng tụ xảy ra liên tục, hơi nước và những giọt nước nhỏ ở các đám mây sẽ tương tác với nhau, cộng thêm hiện tượng đông lạnh, sẽ làm hình thành sự chênh lệch điện tích: điện tích dương ở phần trên đám mây, còn điện tích âm ở phần dưới. Sự hình thành hai khu vực điện tích trái dấu cũng đồng thời sinh ra điện trường. Sự chênh lệch điện tích càng lớn, điện trường càng mạnh. Điện trường mạnh, đến một mức nào đó, sẽ làm không khí xung quanh bị ion hoá, cho phép dòng điện có thể truyền qua khu vực không khí bị ion hoá này tạo thành sấm. Đồng thời trong lúc đó, bề mặt Trái đất sẽ chịu ảnh hưởng của điện trường âm phía dưới các đám mây, và các vật thể trên Trái đất (bao gồm cả con người) sẽ mất electron và tích điện dương mạnh. Không khí xung quanh tia sét sẽ bị đốt nóng mạnh, giãn ra đột ngột và kéo theo đó là tiếng sét nổ ngay sau đó. Khi gần có sét, cường độ điện trường lớn ở gần mặt đất, quanh khu vực này bị ion hóa. Các ion cùng đấu với điện tích với mũi nhọn thí bị đẩy ra xa nó, các ion trái dấu thì đi về mũi nhọn, bị mụi nhọn “hút” vào. Do đó, điện tích trên mũi nhọn mất dần. Dựa vào đây người ta chế tạo cột thu lôi chống sét.
Hiện tượng sấm sét mang nhiều những nguy cơ tiềm ẩn như sét đánh làm chết người hoặc mất điện. Để phòng tránh bị sét đánh, khi ở trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết. Nên tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp. Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất; nhón chân, không được nằm xuống đất. Đặc biệt, không đứng thành nhóm người gần nhau.
Sấm sét là một hiện tượng tự nhiên vô cùng đặc biệt và lí thú, nhờ vào đó mà ta hiểu được vẻ đẹp của thiên nhiên và cảnh vật, tuy nhiên sấm sét cũng không kém phần nguy hiểm vì vậy mỗi người cần phải trang bị kiến thức đầy đủ để phòng tránh.
Viết bài văn thuyết minh về hiện tượng sấm sét - mẫu 6
Sấm sét là một hiện tượng điện tử trong tự nhiên, tạo ra âm thanh và ánh sáng đặc biệt, và đã gắn liền với sự sợ hãi và kính sợ của con người từ xa xưa.
Sấm sét xảy ra khi có một sự chênh lệch điện tích giữa các đám mây và mặt đất. Trong quá trình hình thành mây, các hạt nước trong không khí tương tác với các hạt bụi và các hạt ion, tạo ra sự chênh lệch điện tích. Khi sự chênh lệch này đạt đến một mức độ nhất định, sấm sét sẽ xảy ra.
Khi sấm sét xảy ra, một lượng lớn điện tích tích tụ trong mây sẽ tìm đường thoát ra mặt đất. Điện tích này di chuyển nhanh chóng và tạo ra một dòng điện mạnh. Khi dòng điện này di chuyển qua không gian, nó tạo ra một hiện tượng gọi là ion hóa, làm cho không khí trở nên dẫn điện. Điều này tạo ra một đường dẫn cho dòng điện chạy qua, và tạo ra ánh sáng và âm thanh mạnh mẽ.
Âm thanh của sấm sét được gọi là tiếng sấm. Tiếng sấm có thể nghe rõ từ xa và có thể làm rung chuyển không gian xung quanh. Độ lớn của tiếng sấm phụ thuộc vào khoảng cách giữa nguồn sấm và người nghe, cũng như môi trường xung quanh. Tiếng sấm có thể làm rung chuyển cảm giác của con người và tạo ra một cảm giác kích thích và sợ hãi.
Ngoài ra, sấm sét còn tạo ra ánh sáng mạnh gọi là tia sét. Tia sét có thể có màu trắng, xanh hoặc đỏ tùy thuộc vào điều kiện môi trường và các chất trong không khí. Ánh sáng của tia sét có thể rực rỡ và tạo ra một cảm giác kỳ diệu và ma mị. Nhiều người tin rằng sấm sét có thể mang lại may mắn hoặc điềm lành, nhưng cũng có người tin rằng nó là dấu hiệu của sự tức giận của các vị thần.
Sấm sét là một hiện tượng tự nhiên đầy mê hoặc và đáng kinh ngạc. Nó tạo ra âm thanh và ánh sáng đặc biệt, và đã gắn liền với sự sợ hãi và kính sợ của con người từ xa xưa. Sấm sét là một minh chứng cho sức mạnh và vẻ đẹp của tự nhiên, và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều