5+ Ghi lại cảm xúc về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi (điểm cao)
Ghi lại cảm xúc về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Ghi lại cảm xúc về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi (mẫu 1)
- Dàn ý Ghi lại cảm xúc về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi
- Ghi lại cảm xúc về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi (mẫu 2)
- Ghi lại cảm xúc về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi (mẫu 3)
- Ghi lại cảm xúc về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi (mẫu 4)
Ghi lại cảm xúc về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi - mẫu 1
Trong truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh, em ấn tượng nhất với nhân vật người anh. Hai anh em Kiều Phương vốn rất yêu thương nhau, người anh còn đặt cho cô bé biệt danh dễ thương là "Mèo". Tuy nhiên, khi chú Tiến Lê - bạn của bố phát hiện ra năng khiếu hội họa của Kiều Phương khiến mọi người trong gia đình đều dồn sự chú ý vào cô bé. Chính vì điều này, người anh đã trở nên mặc cảm, tự ti "tôi chỉ muốn gục đầu xuống khóc", "Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì". Đặc biệt, thời điểm em gái tham gia trại thi vẽ Quốc tế đạt giải nhất, mọi người đều dang tay đón chờ thì người anh lại hờ hững với cô bé "tôi viện cớ đang dở việc nên đẩy nhẹ nó ra". Chỉ đến khi nhìn thấy bức tranh của em gái, người anh đã không thể nén lại nỗi xúc động. Cậu bé không ngờ rằng bản thân trong mắt em gái lại hoàn hảo đến vậy. Cậu cảm thấy xấu hổ trước những suy nghĩ đố kị với em gái trước đây. Nhờ tấm lòng nhân hậu của Kiều Phương, người anh đã nhận ra sai lầm của mình. Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhà văn đã khắc họa người anh trai trong tác phẩm thật gần gũi. Ngôi kể thứ nhất được sử dụng khiến chúng ta theo dõi được toàn bộ diễn biến tâm lí của người anh. Tác phẩm đem đến cho em những bài học sâu sắc về thái độ ứng xử của bản thân với người thân trong gia đình.
Dàn ý Ghi lại cảm xúc về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi
1. Mở đoạn: Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về nhân vật người anh.
2. Thân đoạn
* Cảm nhận về nhân vật: làm rõ tính cách nhân vật thông qua cảm xúc, suy nghĩ, thái độ, hành động,...
Có thể triển khai theo trình tự:
- Từ khi em gái được phát hiện tài năng
- Khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3. Kết đoạn: Nêu nhận xét, suy nghĩ về nhân vật.
Ghi lại cảm xúc về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi - mẫu 2
Nhân vật người anh trong tác phẩm "Bức tranh của em gái tôi" của nhà văn Tạ Duy Anh đã đem đến cho em những suy nghĩ sâu sắc. Trong gia đình, hai anh em Kiều Phương rất thân thiết với nhau. Người anh nhìn thấy em gái luôn bị chính mình bôi bẩn khi chế màu đã đặt cho cô bé một biệt danh đáng yêu "Mèo". Tuy nhiên, khi tài năng hội họa của Kiều Phương được phát hiện bởi chú Tiến Lê - một người bạn của bố, người anh liền trở nên tự ti. Sự mặc cảm trong người anh diễn ra rất tự nhiên và phù hợp với lứa tuổi. Em gái tham gia cuộc thi vẽ tranh tại trại hè Quốc tế và đạt giải nhất khiến ai cũng vui mừng nhưng người anh lại tỏ vẻ hờ hững, khó chịu. Cho đến khi nhìn thấy bức tranh của em gái được trưng bày, người anh mới thấy ngỡ ngàng và xấu hổ. Cậu ngạc nhiên vì trong mắt em gái cậu lại hoàn hảo đến vậy "Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé tỏa ra một ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa". Sau khi nhìn thấy bức tranh của em gái, người anh đã nhận ra sai lầm của bản thân. Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhà văn đã khắc họa cho chúng ta một câu chuyện cảm động về tình cảm anh em. Tác phẩm đem đến cho em bài học sâu sắc, chúng ta hãy đối xử chân thành với những người thân trong gia đình.
Ghi lại cảm xúc về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi - mẫu 3
Nhân vật người anh trong tác phẩm "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh đã để lại trong em cho em những ấn tượng sâu sắc. Nhà văn đã khéo léo thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, diễn biến tâm trạng của người anh qua những sự việc. Khi thấy em gái mình thích chế màu vẽ, người anh đã đặt cho Kiều Phương biệt danh "Mèo". Đối với anh trai, cô bé luôn là một người nghịch ngợm nhưng đáng yêu. Trong một dịp tình cờ, chú Tiến Lê đã phát hiện tài năng hội hội họa của Kiều Phương, điều đó khiến người anh cảm thấy tự ti và không còn thân với em gái mình như trước "tôi chỉ muốn gục đầu xuống khóc", "Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên". Đặc biệt, khi em gái được chú Tiến Lê giới thiệu đi tham gia trại thi vẽ Quốc tế và đạt giải Nhất, cậu bé tỏ ra hờ hững "Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra". Lúc nhận ra nhân vật chính trong bức tranh em gái vẽ là mình, cậu bé mới chợt ngỡ ngàng và xúc động. Người anh không ngờ rằng trong mắt em gái, mình hoàn hảo đến vậy. Tâm trạng cậu bé từ ngỡ ngàng biến thành tự hào về tài năng của em rồi lại chuyển thành sự xấu hổ. Bức tranh đã khiến cho người anh nhận ra sai lầm của mình. Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, tác giả đã tinh tế khắc họa diễn biến tâm lí người anh thông qua những hành động cụ thể đối với em gái. Qua nhân vật người anh, em rút ra bài học cho bản thân về cách nhìn cuộc sống, chúng ta cần nhìn cuộc sống bằng con mắt nhân hậu, yêu thương.
Ghi lại cảm xúc về nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi - mẫu 4
Tạ Duy Anh là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Trong số những tác phẩm mà ông để lại cho bạn đọc thì nổi bật nhất có lẽ là "Bức tranh của em gái tôi". Truyện ngắn đã thể hiện thành công nhân vật anh trai Kiều Phương - là người anh hay đố kị và luôn mắng mỏ em gái của mình. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã cho chúng ta thấy những lời mắng mỏ, quát tháo của người anh khi thấy cô em gái của mình nghịch ngợm và bày bừa linh tinh ra nền nhà. Hơn thế nữa, khi mọi người trong nhà phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương, ai nấy cũng vui mừng ngoại trừ người anh. Anh không hề vui vẻ mà lại tỏ thái độ ghen ghét và sinh lòng đố kị với em. Tuy nhiên, khi nhìn thấy bức tranh đạt giải Nhất của Kiều Phương, người anh như vỡ òa trong hạnh phúc. Đặc biệt nhất là anh đã cảm thấy những lỗi lầm của mình khi đối xử tệ bạc với em. Thật cảm ơn nhà văn Tạ Duy Anh đã đưa đến cho người đọc những câu văn chất chứa biết bao cảm xúc về tình anh em ruột thịt trong gia đình hay đến thế này!
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều