5+ Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn đầu bài thơ Tây Tiến (điểm cao)

Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn đầu bài thơ Tây Tiến hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn đầu bài thơ Tây Tiến - mẫu 1

Vùng Tây Bắc nước ta vốn nổi tiếng là nơi có vô vàn cảnh đẹp. Những núi đồi, sông suối, bản làng nơi đây đã đã đi vào tranh, vào thơ, nhạc của biết bao nhiêu văn nghệ sĩ. "Tây Tiến" là một bài thơ của tác giả Quang Dũng. Tuy thiên nhiên không phải đề tài chính của bài thơ này nhưng ông cũng đã miêu tả cảnh sắc núi rừng Tây Bắc trong nỗi nhớ vừa đẹp hùng vĩ lại vừa thơ mộng, trữ tình.

Bài thơ được sáng tác khi Quang Dũng đã rời xa Tây Tiến để đến một đơn vị khác công tác. Thế nhưng, trong tâm tưởng của nhà thơ, khi nhắc đến rừng núi Tây Bắc, ông nhớ ngay đến dòng sông Mã - con sông đồng hành cùng người lính trong suốt chặng đường hành quân:

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

Dòng sông như người bạn thân thiết của những chiến sĩ Tây Tiến. "Rừng núi" và "sông Mã" tạo ra một khoảng không gian bao la, rộng lớn. Vần "ơi" ở cuối câu như được ngân vang giữa thiên nhiên mênh mông khiến cho con người cảm thấy bản thân thực sự nhỏ bé.

"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi"

Nhà thơ nhắc đến hai địa điểm quen thuộc với người lính Tây Tiến là "Sài Khao" và "Mường Lát". Tuy chặng đường hành quân có những màn sương mù giăng kín lối đi khiến cho đoàn binh cảm thấy mệt mỏi. Thế nhưng, họ cũng bắt gặp hương hoa rừng thơm ngát khi chớm đêm.

"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống"

Trong những câu thơ tiếp theo, tác giả đã vẽ lại cung đường đầy hiểm trở, gian nan mà binh đoàn Tây Tiến phải đi qua. Đó chính là những ngọn núi "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút", cao đến "ngàn thước". Từ ngữ gợi tả, nhịp thơ linh hoạt, câu từ trúc trắc của ba câu thơ này như đưa người đọc hành quân cùng những người lính. Người ta thường miêu tả con dốc cao cheo leo chứ ít khi lấy cái "thăm thẳm" của vực sâu để miêu tả con dốc. "Heo hút" là tính từ chỉ nơi vắng vẻ. Có vẻ như đây chính là đỉnh núi, nơi có khí hậu khắc nghiệt ít có thực vật sinh sống nên mới tạo ra khung cảnh tiêu điều, heo hút. Người lính đã chinh phục được những ngọn núi cao đến nỗi chỉ cần chếch mũi súng lên thôi ta cũng có thể cảm giác như súng đã chạm đến mây trời. Sự đối lập trong câu thơ "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống" cho ta thấy địa thể khó đoán, đầy bất ngờ của núi rừng. Không những phải đối mặt với con đường hành quân đầy gian nan, binh đoàn Tây Tiến phải luôn nâng cao cảnh giác với chốn rừng thiêng nước độc:

"Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"

Tây Bắc vốn là vùng đất nổi tiếng với địa thế hiểm trở, những cánh rừng đại ngàn đầy bí ẩn. Những âm thanh của khu rừng, thác nước phát ra có phần rợn ngợp, khiến cho con người cảm thấy nhỏ bé, lo sợ trước thiên nhiên hoang dã. Không những thế, những loài beo cọp, thú dữ cùng luôn luôn rình mò, trêu chọc người lính.

Tuy nhiên, thiên nhiên Tây Bắc không chỉ có vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội mà còn rất lãng mạn, nên thơ:

"Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

...

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi".

Đây là những hình ảnh cực kì bình dị, gần gũi với người chiến sĩ. Những người lính đứng trên núi cao nhìn xuống bản làng Pha Luông đang chìm trong cơn mưa không hề mang cảm giác lạnh lẽo mà cực kì ấm áp, yên bình. Có lẽ đó là do "nhà", "cơm", "khói" đều là cảnh vật thân thuộc, khiến cho người lính liên tưởng đến quê hương của mình. Từ đó dấy lên trong lòng họ cảm giác yêu thương, nhớ nhung, muốn bảo vệ cho đất nước, bảo vệ những mái nhà trong màn mưa xa và làn khói bếp mỗi buổi chiều tà.

Đặc biệt, Quang Dũng đã miêu tả thiên nhiên miền Tây mĩ lệ, trữ tình trong buổi chiều hoàng hôn sương mù giăng trên sông:

"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

Tuy đang ở làng Phù Lưu Chanh nhưng tác giả bỗng nhớ về buổi chiều sương mờ ảo trên Tây Bắc. Chiều sương ấy có những cành lau hai bên bờ sông rung rinh lay động. Sự chuyển động hợp với cảnh tượng như huyền hoặc ấy khiến cho bờ lau như có linh hồn, hòa cùng với cảm xúc của nhà thơ. Sự hòa hợp giữa người và cảnh cũng thể hiện ở hai câu cuối. Con người ngồi trên chiếc thuyền độc mộc trôi theo dòng nước cùng cánh hoa đã tạo nên hiệu ứng sắc màu lung linh trong cảnh vật. Nó khiến cho khung cảnh không còn buồn tẻ nữa mà rực rỡ hơn trong hoàng hôn.

Để miêu tả bức tranh thiên nhiên Tây Bắc vừng hùng vĩ, hiểm trở vừa thơ mộng, lãng mạn. Quang Dũng đã sử dụng một giọng thơ linh hoạt. Khi thì chậm rãi gợi âm hưởng của nỗi nhớ, khi lại rất nhanh, mạnh, gấp như nhịp bước của đoàn binh. Ngôn ngữ thơ tượng hình, gợi tả cũng cho ta thấy rõ khung cảnh núi sông và chặng đường hành quân đầy gian nan của người lính.

"Tây Tiến" không phải là một bài thơ lấy đề tài thiên nhiên. Thiên nhiên hiện về trong tâm tưởng của nhà thơ gắn liền với chặng đường hành quân của người lính. Thế nhưng nó mang tất cả đặc trưng của vùng Tây Bắc. Những ngọn núi cao cheo leo, đường lên hiểm trở, rừng thiêng bí ẩn hay khung cảnh thơ mộng giữa những bản làng dưới con mắt của tác giả hiện lên thật chân thực, sống động.

Dàn ý Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn đầu bài thơ Tây Tiến

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác phẩm thơ "Tây Tiến" và tác giả.

- Giới thiệu về bức tranh thiên nhiên "Tây Tiến".

2. Thân bài:

a) Cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ và dữ dội:

- Những địa danh có thời tiết đặc trưng: "Sài Khao sương lấp", "Mường Lát" - "đêm hơi" => Thời tiết có sương phủ lạnh giá, khắc nghiệt.

- Chặng đường hành quân trắc trở, gập ghềnh: Địa hình cao, khúc khuỷu, gập ghềnh khiến con người cảm thấy sợ hãi, rợn ngợp.

- Sự hiểm nguy của núi rừng và thú dữ: Sự rình rập của các loài thú dữ và tiếng suối thác như gầm thét xuất hiện thường xuyên, thách thức lòng can đảm của những người lính.

b) Cảnh thiên nhiên Tây Bắc mĩ lệ và trữ tình:

- Những mái nhà dưới cơn mưa cho người lính cảm giác ấm áp, gần gũi. Mái nhà ấy cũng chính là thứ những người lính muốn bảo vệ => Tiếp sức cho họ trên chặng đường đầy gian nan.

- Bữa cơm ấm nồng nghi ngút khói, mùi xôi nếp thơm lừng cả bản làng thôn xóm => Không gian gần gũi, quen thuộc, ấm áp.

- Chiều hoàng hôn trên sông đầy sương mù huyền ảo:

+ Không gian bao la rộng lớn.

+ Những ngọn lau hai bên bờ như có linh hồn riêng.

+ Con người duyên dáng, khỏe khoắn trên chiếc thuyền độc mộc.

+ Hoa trôi xuôi theo dòng nước.

c) Tổng kết:

- Nội dung: Bức tranh nhiều màu sắc, kì vĩ và hiểm trở, thơ mộng và trữ tình.

- Nghệ thuật:

+ Ngòi bút tả thực.

+ Ngôn ngữ thơ tượng hình, gợi tả.

+ Giọng thơ linh hoạt.

3. Kết bài:

- Nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên Tây Tiến.

Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn đầu bài thơ Tây Tiến - mẫu 2

Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng” – Vũ Thu Phương

Tây Tiến là một trong những áng thơ đẹp nhất của nền văn học Việt Nam, đi lại liên tục giữa lãng mạn và hiện thực, giữa hòa hoa phong độ và kiên cường bất khuất. Có thể nói, Quang Dũng đã thổi một hồn thơ rất riêng vào những tác phẩm của ông, để nó vừa làm bật lên nét đẹp thiên nhiên thơ mộng.

Tây Bắc là nàng thơ của rất nhiều nhà thơ, bởi thiên nhiên nơi đó mang một nét đẹp vô cùng đặc trưng khi vừa có sự lãng mạn nên thơ, vừa có sự hoang sơ, nguy hiểm của đồi núi. Nét đẹp đó đã chiếm trọn trái tim của nhà thơ:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”

Mở đầu bài thơ là hình ảnh sông Mã, địa danh nổi tiếng của Tây Bắc. Gợi mở cho nỗi nhớ của nhà thơ về vùng núi hoang sơ mà kì vĩ. Cảm xúc chủ đạo trong bài thơ là nỗi nhớ:

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Đó là một nỗi nhớ khó có thể định hình, tính từ chơi vơi diễn tả sự da diết, lại mông lung khó có thể nói bằng lời. Những cuộc chia tay không hẹn trước, chỉ còn có thể tồn tại trong nỗi nhớ như vậy là điều thường xuyên bắt gặp trong thời kì chiến tranh:

Ðó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ

Tươi như cánh nhạn lai hồng

Trưa một ngày sắp ngả sang đông

Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ - Cuộc chia li màu đỏ

Nhà thơ nhớ thiên nhiên Tây Bắc da diết:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Nhà thơ lựa chọn những địa danh lạ lẫm, ít ai nhắc tới để diễn tả sự heo hút của nơi đây, vắng vẻ và ít người qua lại. Cả Tây Tiến là một nỗi nhớ khôn nguôi của nhà thơ về một vùng đất một thời trận mạc. Vậy nên, khi nhắc đến địa danh này, ta nhận thấy những kí ức của quá khứ hiện về thật tươi nguyên, nó chen lấn thực tại, tạo nên độ nhoè giữa hai không gian: không gian hiện tại và không gian hồi tưởng. Bởi thế, dù lạ lẫm, qua hồn thơ và nỗi nhớ Quang Dũng, các địa danh ấy xâm chiếm cõi nhở người đọc, giúp họ yên tâm cùng "Quang Dũng -trôi’ về một vùng đất đẹp đẽ, dữ dội và mộng mơ, đằm thắm.

Thiên nhiên ấy được thể hiện rõ hơn qua những câu thơ tiếp theo:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Nhà thơ sử dụng cách ngắt nhịp thơ 4/4, thanh trắc nhiều khiến câu thơ như bị bẻ gãy làm đôi, nhằm diễn tả độ cao tuyệt đối của núi rừng Tây Bắc. Các từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” diễn tả sự trắc trở của địa hình hiểm trở, các tính từ mạnh làm tăng mức độ hiểm trở của thiên nhiên Tây Bắc. Độ cao của Tây Bắc được diễn tả bằng câu thơ “ súng ngửi trời” là một nét phá cách của Quang Dũng. Số từ ngàn như càng làm tăng thêm khoảng cách. nét hùng vĩ dữ dội toát lên từ những đỉnh núi cao vời vợi, cao chạm đến trời; toát lên từ những cung đường quanh co uốn lượn giữa muôn ngàn núi non trùng điệp với những triền dốc cheo leo. Câu thơ khiến người đọc mường tượng được những vực sâu thăm thẳm, hun hút. Trong thơ có cả họa và nhạc, sự kết hợp tài tình của ngôn từ đã giúp người đọc hình dung ra được bức tranh thiên nhiên một cách trọn vẹn nhất.

Nhưng Tây Bắc không chỉ hùng vĩ, không chỉ có heo hút. Tây Bắc cũng rất nên thơ và lãng mạn:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Câu thơ đột ngột sử dụng toàn thanh bằng nhằm diễn tả sự nên thơ của núi rừng Tây Bắc, ta có thể mường tượng được núi rừng ẩn hiện sau màn mưa, yên bình và đẹp đẽ. Tây Bắc luôn có hai mặt, một mặt nguy hiểm cực độ, một mặt lại bình yên đến lạ lùng:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Chao ôi! Tây Bắc yểu điệu như một người thiếu nữ, thiên nhiên ẩn hiện trong làn khói, làn hương, ấm áp và đầy tình người. Nhà thơ Chế Lan Viên cũng đã từng viết:

Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch

Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng

Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch

Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương

Có lẽ thiên nhiên Tây Bắc – cái nôi của cách mạng luôn chiếm trọn trái tim của các nhà thơ bởi vẻ đẹp hùng vĩ lại lãng mạn của nó.

Tây Tiến, với những hình ảnh chân thật nhất đã miêu tả thành công một thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, lại yên bình nên thơ, đồng thời làm bật lên được hình tượng người lính hào hùng, hào hoa mang đậm chất Hà thành.

Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn đầu bài thơ Tây Tiến - mẫu 3

“Đường lên Tây Bắc vút xa mờ. Đường lên Tây Bắc mây trắng bồng bềnh như mơ... Gặp lại dấu chân cha ông, gặp lại chín năm gian khổ”. Những giai điệu trong bài hát Hành quân lên Tây Bắc của nhạc sĩ Nguyễn An Thuyên đã hơn một lần đưa ta ngược về thời gian, vượt qua khoảng cách không gian về với núi rừng Tây Bắc của một thời đạn lửa. Giữa rất nhiều tác phẩm văn chương nói chung và văn học thời kì kháng chiến chống Pháp nói riêng in đậm dấu ấn vùng cao Tây Bắc, Tây Tiến của Quang Dũng là bài thơ có vị trí đặc biệt. Đọc Tây Tiến người ta không chỉ thấy hiện lên sừng sững bức tượng đài người lính mà còn ấn tượng sâu sắc về bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ nhưng không kém phần thơ mộng, lãng mạn.

Tây Tiến (1948) là nét son đẹp nhất trong đời thơ Quang Dũng. Bài thơ hiện ra như một sự hoà điệu đẹp đẽ giữa thơ - nhạc - hoạ.

Cả Tây Tiến là một nỗi nhớ khôn nguôi của nhà thơ về một vùng đất một thời trận mạc. Vậy nên, khi nhắc đến địa danh này, ta nhận thấy những kí ức của quá khứ hiện về thật tươi nguyên, nó chen lấn thực tại, tạo nên độ nhoè giữa hai không gian: không gian hiện tại và không gian hồi tưởng. Bởi thế, dù lạ lẫm, qua hồn thơ và nỗi nhớ Quang Dũng, các địa danh ấy xâm chiếm cõi nhở người đọc, giúp họ yên tâm cùng "Quang Dũng -trôi’ về một vùng đất đẹp đẽ, dữ dội và mộng mơ, đằm thắm.

Bao trùm nền cảnh Tây Bắc là vẻ hùng vĩ dữ dội, hiểm trở. Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến như mờ ảo, ẩn hiện trong sương khói. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi. Những bản mường xa lạ được nhắc đến với bao kỉ niệm yêu thương.

Quang Dũng là một trong những nhà thơ đã dùng thơ để gợi nhớ trong hồn người những địa danh, những tên làng, tên bản, tên núi, tên sông của

quê hương đất nước vối bao ý vị đậm đà. Ông không trao nỗi nhớ của mình những địa chỉ “vu vơ”, ông điểm danh từng tên cụ thể: sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch... và sự mặt của các địa danh này lập tức gợi ra ý niệm về sự cách trở, hoang sơ. Những địa danh đã gắn bó vơi đầy với tác giả và đi sâu vào tâm thức nhà thơ. Đoàn quân Tây Tiến hành quân trong biển sương mù dày đặc, trong màn đêm hơi núi, gió rét căm căm của chốn “thâm sơn cùng cốc”. Sương lấp đường đi, lấp dáng người trong mờ mịt. Những nẻo đường hành quân chiến đấu như kéo dài vô tận:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Ba câu thơ là một minh chứng tiêu biểu cho quan niệm “thi trung hữu hoạ”, bởi những hình ảnh trong bức tranh thơ này được vẽ lên bằng những đường nét có sức khái quát lớn và mang tính đặc trưng cao. Nó đã gây được ấn tượng mạnh mẽ và gợi ra trong tâm trí người đọc vẻ đẹp trùng điệp, hoang vu, hiểm trở của núi rừng Tây Bắc. Cao hơn những màn sương che lấp bóng dáng đoàn quân đang vượt dốc, vây bọc lấy những bản làng trong hơi lạnh là những đỉnh núi gập ghềnh, hiểm trở cao ngàn thước có mây phủ kín bốn mùa. Lên tới đỉnh, đầu người lính và mũi súng tưởng như chạm vào trời cao: “súng ngửi trời’

Dưới chân họ lại là những vực sâu thăm thẳm ngàn thước. Câu thơ như được ngắt làm đôi, vẽ ra hai chặng của con đường hành quân, diễn tả rất đạt sự chênh vênh, cheo leo của đèo và dốc giữa lưng chừng núi. Với câu thơ có nhịp điệu bẻ đôi đột ngột trong sự đối lập tương phản, người đọc có thể hình dung dốc lên cao rồi đổ xuống gần như thẳng đứng. Nhìn lên cao thì hun hút không cùng, nhìn xuống thì sâu thăm thẳm đến chóng mặt. Những hình ảnh thơ giàu chất nhạc, chất hoạ đã gợi tả một Tây Bắc hùng vĩ dữ dội hiểm trở để gợi nhớ một thời Tây Tiến đầy gian khổ, gian khổ đến nỗi:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!”.

Gian khổ tưởng như đã vượt lên trên giới hạn chịu đựng của con người. Những tên địa danh không gần gũi dân dã như thôn Đoài thôn Đông trong thơ Nguyễn Bính mà vô cùng xa lạ với người đọc nhưng chính những địa danh ấy đã liên tiếp vẽ lên con đường Tây Tiến một thời như khắc như tạc vào tâm trí người đọc núi non gập ghềnh hiểm trở miền Tây Bắc.

Miền Tây còn là nơi ngự trị của vẻ âm u, hoang dã, là nơi đầy những thử thách ghê gớm đặt ra cho con người. Nó không chỉ được mở ra theo chiều không gian với mà còn được khám phá ở chiều thời gian với những đe dọa khủng khiếp luôn luôn rình rập;

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

“Chiều chiều” và “đêm đêm” - những khoảng thời gian gợi nỗi buồn trong lòng người thì chỉ nghe thấy tiếng cọp trêu người và tiếng thác sông Mã gầm thét. Điều đó càng gợi sự hoang sơ âm u của núi rừng Tây Bắc. Nghệ thuật phối thanh trắc: “Mường Hịch - cọp trêu người” hai dấu nặng liền kề gợi cái nặng nề như bước chân thú dữ đang rình rập đe dọa con người. Rừng già miền Tây Bắc hoang sơ âm u bí ẩn luôn là thử thách với người chiến sĩ trên con đường hành quân.

Vượt qua vẻ hùng vĩ dữ dội, vượt lên trên sự hoang sơ khắc nghiệt của rừng núi Tây Bắc, người đại đội trưởng binh đoàn Tây Tiến khi xưa nhớ về chốn cũ còn ghi tạc trong mình về một miền Tây thơ mộng và lãng mạn:

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Hình ảnh nhân hoá “hoa về” gợi nhiều liên tưởng: có thể là hoa nở trong đêm sương, có thể “hoa” là ngọn đuốc trong đêm hành quân, cũng cỏ thê hiêu là bóng dáng người đẹp... “Đêm hơi” tái hiện không gian núi rừng huyền ảo thơ mộng trong màn sương mỏng manh bồng bềnh. Câu thơ phối nhiều thanh bằng gợi cảm giác như sương như hương, như hoa, như hôn người. Hình ảnh hoa về là hình ảnh đa nghĩa, là điểm sáng làm rõ vẻ đẹp tâm hồn người lính, xua đi những mệt mỏi trên con đường hành quân.

Giữa mạch thơ khắc hoạ tập trung cái dữ dội tột đỉnh của thiên nhiên miền Tây, Quang Dũng đã thả một câu thơ toàn thanh bằng với nhạc điệu lâng lâng, mênh mang thể hiện ánh mắt nhìn vô cùng bay bổng của người lính Tây Tiến:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

“Mưa xa khơi” là hình ảnh tả thực những cơn mưa xối xả nơi núi rừng Tây Bắc bằng cách lấy mưa biển tả mưa rừng. Câu thơ còn như tiếng thở phào nhẹ nhõm của người lính sau khi vượt qua bao đèo cao suối sâu, tạm dừng chân bên một dốc núi, phóng tầm mắt ra xa, qua một không gian mù mịt sương rừng mưa núi thấy thấp thoáng những ngôi nhà như những cánh buồm bồng bềnh trên biển khơi, trong một “đêm hơi” mơ hồ huyền ảo... gợi một niềm đầm ấm thân mật trong lòng người. Câu thơ như một gam màu lạnh giữa những gam màu nóng làm dịu lại cả đoạn thơ.

Những địa danh “Mường Lát”, “Pha Luông” đọc lên nghe êm dịu phù hợp với nét thơ mộng của cảnh không gian được mỏ rộng ra bát ngát vừa cao rộng vừa xa vừa mờ như một bức tranh thuỷ mặc. Thiên nhiên Tây Bắc là vậy, hùng vĩ hiểm trở nhưng cũng rất đỗi trữ tình lãng mạn, để lại dấu ấn khó phai trong ký ức người lính Tây Tiến.

Bốn câu sau của đoạn thơ thứ hai về bức tranh sông nước miền Tây là nét vẽ hoàn chỉnh về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Cảnh vật Tây Bắc trong bốn câu thơ này cũng vẫn được dệt nên bằng cảm xúc hồi tưởng, là sự tiếp nối của cái nỗi “nhớ chơi vơi" ở phần đầu bài thơ, là sự tiếp theo của nỗi nhớ “hội đuốc hoa” ở bốn câu trước, cảnh Tây Bắc ở đây là một buổi chiều Châu Mộc được giăng mắc bởi một màn sương mờ, có dòng sông đôi bờ lặng lẽ, hoang dã như đôi bờ tiền sử, như một miền cổ tích. Một lần nữa, hình ảnh sương khói lại xuất hiện trở thành không gian đặc trưng về Tây Tiến trong nỗi nhớ, trở thành thời gian của hoài niệm đẹp đẽ, mờ ảo của sương khói miền Tây Bắc. Cũng giống như Chế Lan Viên khi nhớ về Tây Bắc:

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương

Người và cảnh hòa quyện với nhau tạo nên một vẻ đẹp vừa có hồn vừa man mác, xa xăm. Bởi nhớ cảnh núi rừng miền Tây trong buổi chiều sương nhưng là nhớ tới hồn lau. Hình ảnh hồn lau đầy thơ mộng là một nét đẹp của chiều sương Châu Mộc. Mùa xuân hoa lau nở tím rừng, sang thu hoa lau nở trắng rừng. Hoa lau, cờ lau phất phơ, lá lau kêu xào xạc trong gió thu. Câu thơ “Cỏ thấy hồn lau nẻo bến bờ” đúng là câu thơ mang đậm chất tâm hồn thi nhân” (GS. Phan Cự Đệ). Rồi, trên cái nền của dòng sông đậm sắc màu cổ tích và huyền thoại ấy, nổi bật lên hình dáng thướt tha, uyển chuyển của cô gái vùng cao trên chiếc thuyền “độc mộc” cùng cái tình tứ “đong đưa” làm duyên của những bông hoa bên dòng nước lũ.

Những câu thơ chỉ gợi không tả cũng đủ sức vẽ lên một bức tranh Tây Tiến sống động huyền ảo. Cả núi rừng khi thì thấp thoáng trong màn sương lạnh, khi thì ẩn hiện trong cơn mưa xa khơi, lúc lại chìm trong màn sương như thực như mộng. Những nét chấm phá rất mảnh rất nhẹ nhưng sống động cho thấy vẻ đẹp tâm hồn tinh tế nhạy cảm của người lính bất chấp hiện thực khốc liệt của chiến tranh, người lính Tây Tiến vẫn mở lòng cảm nhận nâng niu những nét đẹp riêng của núi rừng. Đằng sau những câu thơ giàu chất nhạc, chất họa là tấm lòng Quang Dũng gắn bó yêu thương tha thiết với cuộc sống con người miền Tây.

Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn đầu bài thơ Tây Tiến - mẫu 4

Thơ Quang Dũng vừa có hơi hướng cổ điển vừa mới mẻ hiện đại. Ông có một hồn thơ tài hoa ,tinh tế đa cảm. “Tây tiến” là bài thơ đặc sắc của Quang Dũng. Bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương da diết cháy bỏng về đồng đội Tây Tiến hào hoa kiêu dũng chiến đấu giữa miền tây hùng vĩ lệ. Bài thơ thành công một phần là là nhờ cách xây dựng hình tượng núi rừng Tây bắc hùng vĩ diễm lệ.

Bài thơ được viết bằng 2 phong cách nghệ thuật chính đó là bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn ,nhờ vậy thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng được hiện lên một cách chân thực. Đồng thời qua thủ pháp cường điệu ,Quang Dũng đã tô đậm cái phi thường mới lạ dựng hình tượng nghệ thuật mĩ lệ.

Bai thơ được sáng tác trong cảm hứng nhớ một thời chiến đấu oanh liệt của đoàn quân Tây Tiến đầu thời kì chống pháp ở vùng biên giới Việt lào. Bài thơ dựng lên bức tranh núi rừng Tây bắc trong niềm hoài niệm thiết tha. Đó là bức tranh núi rừng hùng vĩ dữ dội.

Những địa danh xuất hiện từ đầu bài thơ đưa người đọc vào không gian Tây bắc “sông Mã ,sài Khao Mường Lát gợi không khí núi rừng xa xôi lạ lẫm.

Quang Dũng sử dụng một loạt hình ảnh dựng lên khung cảnh rừng núi dữ dội hùng vĩ:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Hình ảnh đèo dốc “khúc khuỷu “. “thăm thẳm” được hiện lên đầy hiểm trở gập ghềnh nhờ cách sử dụng từ láy tượng hình. Câu thơ “dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm ‘dày đặc thanh trắc càng nhấn mạnh sự hùng vĩ hiểm nguy của cảnh núi rừng. Hai chữ “dốc” mở hai nhịp thơ:

Dốc lên khúc khuỷu /dốc thăm thẳm đã đẩy con đường “khúc khuỷu” “thăm thẳm” lên đến tận cùng. Cảnh thơ vừa thực vừa khoa trương cường điệu.

Hình ảnh “cồn mây” cũng góp phần cực tả độ cao của đèo dốc ,tô đậm cái hùng vĩ của cảnh núi rừng, độ cao ấy được hình dung cụ thể hơn qua hình ảnh “súng ngửi trời”. Một độ cao chỉ thấy cái hiểm nguy nghẹt thở đe dọa cuộc sống con người nhưng lại được nhà thơ nói theo kiểu nhẹ tênh pha chút ngang tàng kiểu lính.

Câu thơ “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống “nhịp gấp khúc tả con đường hành quân khắc nghiệt ,dữ dội. Câu thơ như được bẻ gập đôi cực tả hai bên lên xuống của đèo dốc “khiến độc giả như đang được thể nghiệm một trò chơi bập bênh đến chóng mặt”(phan huy dũng)

Cảnh núi rừng miền tây không chỉ hùng vĩ ,dữ dội mà còn đầy bí hiểm.

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường hịch cọp trêu người

Thủ pháp cường điệu tô đậm vẻ đẹp hoang dại ,dữ dội bí hiểm :thác dữ gầm gào,hổ dữ rình rập đe dọa. Khung cảnh núi rừng miền tây hiện lên đầy vẻ oanh linh ,bí hiểm. Cả thiên nhiên miền Tây Bắc bóng chiều và đêm tối như đồng lõa với tác dữ và cọp dữ để uy hiếp con người

Thiên thiên miền tây trong thơ Quang Dũng ,trong Tây tiến không chỉ được vẽ bằng những nét khoẻ ,gân guốc và đi cùng với nó là những nét vẽ mềm mại nên thơ. bút pháp lãng mạn khắc hoạ cho người dọc một Tây bắc thơ mộng mĩ lệ.

Câu thơ: Nhà ai Pha luông mưa xa khơi trải dài chuỗi thanh bằng , âm điệu mượt mà ,phác họa không gian mưa rừng mênh mông biển nước. Tất cả những cảnh hùng vĩ dữ dội và nguy hiểm của một miền tây như biến mất nhường vào đó là khung cảnh nên thơ “mưa xa khơi”. MÀn mưa menh mang hiện lên thật khiến lòng người phải xao động. Cảnh núi rừng miền Tây thơ mộng nhuốm màu sương khói mờ ảo “sương lấp”,những bóng nhà thấp thoáng trong mưa ,khói cơm chiều lững lờ lưng núi.

Cảnh tây bắc mĩ lệ thơ mộng còn được hiện về trong khung cảnh sinh hoạt của con người với những nét vẽ tài hoa tinh tế. Quang dũng gợi ra cho người đọc Xứ sở miền tây tươi đẹp mĩ lệ hiện lên trong đoạn thơ

Người đi châu mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Cảnh tiễn biệt trong chiều sương hiện lên bằng bút pháp lãng mạn,những câu thơ rất nhiều thanh bằng làm âm điệu như chùng xuống. Khung cảnh miền tây trong lúc này được tác giả diễn tả bằng vẻ tươi đẹp hài hoà.

Ngòi bút tài hoa tô đậm linh hồn non nước ,bóng người thấp thoáng chiều sương hoa lau phất phơ hồn thiêng sông núi. Ngôn ngữ tạo hình phác họa dáng người ,dáng hoa,dáng thuyền lung linh huyền ảo. Ngôn ngữ tả dáng dấp sự vật để tả dáng dấp tâm hồn. Hồn thơ Quang Dũng nhạy cảm với vẻ đẹp mong manh huyền ảo mơ hồ. Bức tranh sông nước xứ lạ hoang sơ là dòng hoài niệm nhớ nhung ngọt ngào về một miền đất lạ nhưng vô cùng thương mến gắn bó. Miền đất ấy đã trở thành một nơi “hoa tâm hồn “trong lòng người thi sĩ.

Bài thơ tây tiến của nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa thành công một thiên nhiên miền tây hùng vĩ hiểm nguy nhưng không kém phần lãng mạn, mỹ lệ. Bài thơ dã tạc hình tượng thiên nhiên miền tây mãi mãi vào lòng độc giả trong tình cảm yêu mến gắn bó thiết tha.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học