5+ Cảm nhận về nhân vật Trương Sinh (điểm cao)
Cảm nhận về nhân vật Trương Sinh hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Cảm nhận về nhân vật Trương Sinh - mẫu 1
Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện thành công của tác giả Nguyễn Dữ. Câu chuyện không chỉ giúp ta hiểu thêm về nhân vật chính Vũ Nương mà qua câu chuyện, chúng ta còn hiểu thêm về Trương Sinh - chồng của Vũ Nương.
Trương Sinh là con trai duy nhất trong một gia đình hào phú, giàu có khắp một vùng nhưng lại không có học. Thêm vào đó anh ta lại có tính đa nghi, ngay cả đối với vợ mình cũng đề phòng quá sức dù có một người vợ xinh đẹp, nết na, công dung ngôn hạnh đầy đủ. Tuy nhiên, anh ta lại là một người con hiếu thảo: khi đi tòng quân, vâng lời cha mẹ dặn dò. Khi chiến thắng trở về, nghe tin mẹ mình đã mất thì vô cùng đau xót, lập tức ra thăm mộ mẹ. Những tưởng anh ta sẽ có một cuộc sống đầm ấm, đề huề nhưng chính tay anh ta đã hủy hoại cuộc sống tốt đẹp đó của mình.
Vì là người có tính ghen tuông, lại thêm đau lòng khi nghe tin mẹ mình mất, anh ta đâm ra mù quáng, không phân biệt được phải trái, đúng sai. Khi ở mộ mẹ, nghe con nói có người cha hay đến thăm nó, anh ta liền nghi cho vợ mình thất tiết không chung thủy bèn về nhà mắng nhiếc, chửi mắng vợ mình mặc cho vợ giải thích, dù nàng có nói gì đi nữa anh ta cũng không tin và chỉ coi lí lẽ của mình mới là đúng. Dù hàng xóm bất bình trước sự vô lí của mình và bênh vực sự chung thủy, hiếu nghĩa của vợ mình cũng không có tác dụng gì với anh ta. Anh ta đã thẳng tay đuổi vợ mình đi mà không hề nể chút ân tình. Hành động này minh chứng cho việc anh ta là một người cố chấp, bảo thủ, sẵn sàng phụ bạc tình nghĩa vì những lí lẽ vô căn cứ của mình mà không cho người khác cơ hội giải thích.
Nhưng anh ta cũng nhận về được kết quả bẽ bàng từ tính cố chấp của mình. Vào một đêm khi đang nói chuyện, chơi đùa cùng con trai, bất chợt, đứa bé chỉ tay lên chiếc bóng của anh ta ở trên tường và nhận đó là cha mình. Hóa ra, để bù đắp cho những thiếu thốn tình phụ tử, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha bé để con trai mình đỡ tủi. Đến đây, anh ta vỡ lẽ ra mọi chuyện, biết rằng mình đã nghi oan cho vợ nên có chút buồn phiền tuy nhiên chúng ta vẫn không thấy được sự hối lỗi của Trương Sinh.
Vào một đêm, Phan Lang đến nhà đưa cho chiếc trâm và kể lại câu chuyện đã gặp vợ anh ta, anh ta mới tin lời và nghe theo những lời dặn dò của Phan Lang. Anh ta lập đàn giữa sông để mong được đón vợ trở về nhưng điều đó là không thể. Câu chuyện đã bị anh ta đẩy đi quá xa và cũng chính anh ta tự tay phá nát gia đình mình.
Câu chuyện để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm thông qua nhân vật Trương Sinh. Nhiều năm tháng qua đi nhưng câu chuyện vẫn giữ nguyên vẹn giá trị ban đầu của nó và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Dàn ý Cảm nhận về nhân vật Trương Sinh
1. Mở bài
Giới thiệu nhân vật Trương Sinh: Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện thành công của tác giả Nguyễn Dữ. Câu chuyện không chỉ giúp ta hiểu thêm về nhân vật chính Vũ Nương mà qua câu chuyện, chúng ta còn hiểu thêm về Trương Sinh - chồng của Vũ Nương.
2. Thân bài
a. Tính cách, con người Trương Sinh
Là con trai duy nhất trong một gia đình hào phú nhưng lại không có học.
Có tính đa nghi, ngay cả đối với vợ mình cũng đề phòng quá sức.
Là một người con hiếu thảo: khi đi tòng quân, vâng lời cha mẹ dặn dò. Khi về liền ra mộ thăm mẹ vô cùng đau khổ.
b. Khi đi tòng quân trở về
Khi nghe con nói có người cha hay đến thăm nó: liền nghi cho vợ mình thất tiết không chung thủy, mối nghi ngờ ngày càng sâu.
Về đến nhà bèn làm um lên, chửi mắng vợ mình, không cho nàng cơ hội giải thích, không nghe vào lời nàng nói mà một mực khăng khăng mình đúng. Bóng gió mắng nhiếc nàng và đuổi nàng đi mặc cho hàng xóm khuyên ngăn. → con người cố chấp, bảo thủ.
c. Khi nhận ra mọi chuyện
Khi con trai trỏ bóng mình trên tường và nhận đó là cha thì vỡ lẽ ra mọi chuyện, biết mình đã nghi oan cho vợ nhưng không làm gì khác được → vẫn không có ý hối lỗi.
Khi Phan Lang đưa kỉ vật của vợ cho mình: nhớ lại chuyện cũ và lỗi lầm năm xưa, nghe theo lời dặn của Phan Lang, lập đàn ở bến Hoàng Giang để đón vợ trở về nhưng mọi chuyện đã muộn màng.
3. Kết bài
Khái quát lại nhân vật (vì tính cách đa nghi của mình mà tự tay đánh mất hạnh phúc, đẩy người khác vào con đường đau khổ, bất hạnh) đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
Cảm nhận về nhân vật Trương Sinh - mẫu 2
Chuyện người con gái Nam Xương trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất trong giai đoạn văn học thế kỉ XVI – XVII, được xem là “thiên cổ kì văn” xưa nay hiếm có. Nhân vật Trương Sinh tuy không được tác giả kỳ công trau chuốt nhưng chỉ bằng vài nét phác thảo đơn giản nhưng nó đủ gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Trong chuyện, nhân vật Trương Sinh hiện lên với thói gia trưởng, có vẻ rất độc đoán, đa nghi và cả ghen tuông. Có lẽ việc vợ chồng mới cưới hòa thuận chính vì nhờ Vũ Nương “giữ gìn khuôn phép” nên “chưa từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” bao giờ.
Khi mà chiến tranh xảy đến, Trương Sinh vì ít học nên phải đi tòng quân, và có lẽ chính bởi khoảng 2 năm xa cách gia đình, xa cách vợ con. Khoảng thời gian đó cũng đủ dài để nhấn chìm anh trong nỗi nhớ thương quê nhà. Nó cũng như đã đủ để nuôi lớn niềm nghi ngại của anh về lòng thủy chung của vợ. Vừa trở về thì hay tin mẹ mất, người mẹ một thân một mình nuôi nấng, chở che từ khi còn bé ra. Lúc này đây thì Trương Sinh chỉ còn lại vợ và đứa con thơ. Vậy mà, dường như ông trời trêu ngươi, nhất là lúc khi đến thăm mộ mẹ, đứa trẻ ngây thơ hỏi rằng: “Ô hay! Thế ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín im thin thít.” Có thể thấy được việc này đã làm cho Trương Sinh điếng người, vội vàng gạn hỏi, và cũng như để rồi phải tiếp tục hứng chịu một đòn đánh tinh thần: “Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Nếu Trương Sinh là người có học, biết dò tìm, xem xét nông sâu sự việc như thế nào, và có thể hiểu được tư duy trẻ con và tỉnh táo thì đã nhận ra ngay đó là cái bóng. Nhưng thế mới lên cơ sự sau này, Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng ít học, và có lẽ là chính cái bản chất cả tin, hồ đồ và hay ghen khiến chàng lập tức bị quật ngã bởi lời con trẻ. Chính vì chàng tin đứa trẻ không nói dối, vậy là “Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận”. Không nghe lời Vũ Nương minh oan, họ hàng làng xóm hết lời bênh vực. Hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ, không chịu phân tích sự việc một cách cẩn thận để rồi dẫn tới việc Vũ Nương vì muốn bảo toàn đức hạnh cũng như danh tiết của mình mà gieo mình xuống sông. Cơ sự đã vậy, mà Trương Sinh chỉ động lòng thương, tìm vớt thi thể của vợ nhưng chẳng thấy nên ngương. Vào một tối bé Đản ngây thơ chỉ vào cái bóng và nói “cha Đản lại đến”, lúc này đây Trương Sinh mới hiểu ra cơ sự thì đã quá muộn. Khi gặp được Phan Lang, nghe tường tận lời vợ nói, anh cũng đã van xin cho gặp lại Vũ Nương. Và Trương Sinh cũng đã lập đền giải oan cho vợ mình.
Qua câu chuyện, dù nhân vật Trương Sinh không được tác giả chú trọng xây dựng nhưng lại là yếu tố quan trọng để tăng sức biểu đạt và diễn biến của truyện. Qua đó, người đọc càng thấy rõ cái xã hội phong kiến mục ruỗng cùng với những quy định khắt khe của nó ấy dù không nổi bậc nhưng lại có sức ảnh hưởng âm thầm ghê gớm ra sao..
Cảm nhận về nhân vật Trương Sinh - mẫu 3
“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong tập truyện Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện có nguồn gốc từ các truyện cổ tích Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”. So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, tác phẩm này phức tạp hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn.
Nhân vật Trương Sinh được nhắc đến trong truyện như một nhân vật phụ, có vai trò làm nổi bậc các tình huống truyện xảy ra, càng khắc sâu hơn tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương. Mở đầu câu chuyện, Trương Sinh được giới thiệu là con nhà khá giả (hào phú) nhưng thất học, lại có tính hay đa nghi. Trương Sinh chỉ còn có mẹ già. Điều kiện vốn sung túc nhưng Trương lại là người lười biếng học tập, không có khát vọng công danh.
Vì yêu mến dung hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ đem trăm lượng vàng cưới nàng về làm vợ. Nhưng đối với vợ, Trương Sinh lại hay phòng ngừa quá mức. Dù Vũ Nương đã hết sức giữ gìn khuôn phép, vợ chồng chưa bao giờ thất hòa nhưng chàng ta vẫn luôn đa nghi, thiếu lòng tin tưởng. Có ngờ đâu, chính sự đã nghi này của Trương Sinh đã gây ra mối tai họa lớn.
Cuộc sum gia đình mới cưới chẳng được bao lâu, triều định bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng không có học nên phải đầu quân ra trận. Tuy lúc này Vũ Nương đã có thay, và có thể thay mình chăm sóc mẹ nhưng do bản tính của mình mà chàng ta vẫn canh cánh trong lòng một nỗi hoài nghi lớn
Chính vì thiếu lòng tin tưởng vợ cho nên khi giặc giữ bị phá, chàng trở về, nghe câu nói ngây thơ của con trẻ, lòng ghen tuông của chàng trỗi dậy lấn át cả tình thương khiến chàng hành động mù quáng. Trương Sinh đã đem lời mắng nhiếc, đánh đập Vũ Nương thậm tệ khiến nàng vô cùng đau đớn. Những lời thô bỉ, tệ hại trên đời chàng đều trút lên đầu vợ cho thỏa nỗi hoài nghi và cơn giận dữ bấy lâu, không cần quan tâm đến lời giãi bày, biện minh của vợ.
Trương Sinh còn là một con người hết sức cố chấp, bảo thủ. Nếu đã tin tưởng điều gì thì chàng ta khó lòng mà thay đổi. Khi Vũ Nương van nài muốn hiểu rõ nguồn cơn sự việc, chàng đã không nói. Bởi Trương Sinh tin tưởng rằng trẻ con thì không biết nói rồi, và mình đã biết được sự thật và Vũ Nương chỉ đang cố gắng tìm lời mà thoái thác, phủ lấp sự việc. Chính hành động ích kỉ ấy của chàng đã đẩy Vũ Nương đến sự tuyệt vọng, khiến nàng phải lấy cái chết để chấm dứt nỗi ô nhục và dày vò ghê gớm này.
Trương Sinh còn là một người vô tình bạc nghĩa. Khi Vũ Nương chết, Trương Sinh tuy giận cũng động lòng thương, tìm vớt thây nàng nhưng không thấy. Sau đó cũng không cất công tìm thêm nữa mặc thân xác nàng liệu có trôi nổi ở phương trời nào. Dẫu Vũ Nương có bội tình thì đó cũng là vợ chàng, người có công phụng dưỡng mẹ già lúc chàng đi lính. Thế nhưng, Trương Sinh đã không mảy may tưởng đến. Chàng ân đoạn nghĩa tuyệt với nàng, xem nàng là một nỗi ô nhục lớn, một thất bại trong cuộc đời mình.
Cho đến một hôm khi ôm con trong nỗi cô đơn quạnh quẽ, cũng từ câu nói ngây thơ của con trẻ, Trương Sinh mới hiểu ra mối oan tình của vợ, nhưng việc đã rồi, Trương Sinh cũng lẳng lặng quên đi. Tuy có chút lòng cảm thương, ân hận nhưng sĩ diện quá lớn khiến chàng mặc nhiên để sự việc đó đi qua. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm điều đó, bắt vợ phải theo ý nghĩ của mình. Chàng cho mình có quyền sỉ nhục, lăng mạ hay định đoạt sinh mệnh của người khác. Kể cả khi chàng lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang, Vũ Nương hiện về nhưng nàng không trở lại với trần thế nữa bởi vì Trương Sinh nào có thể bỏ được tính hồ nghi, lòng hẹp hòi, ích kỉ.
Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Trương Sinh. Chỉ bằng vài dòng khắc học ngắn gọn nhưng nhân vật đã trở nên nổi bậc, làm nền tảng vững chắc để xây dựng cuộc đời và số phận Vũ Nương. Bản chất của Trương Sinh hay cũng chính là bản chất bất công thối nát của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người. Tính cách cố chấp, bảo thủ của Trương Sinh phản ánh chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ đã gây nên biết bao tấn bi kịch thương tâm trong lịch sử phong kiến nước ta.
Cảm nhận về nhân vật Trương Sinh - mẫu 4
Nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương là một người đàn ông hồ đồ, gia trưởng, độc đoán, là nguyên nhân chính gây ra mọi đau khổ, bất hạnh cho Vũ Nương.
Trương Sinh vốn con nhà hào phú, thấy mến Vũ Nương vì dung hạnh nên đem trăm lạng vàng cưới về. Vũ Nương biết Trương Sinh có tính hay ghen nên luôn cố gắng giữ gìn khuôn phép, chưa từng để vợ chồng phải xảy đến thất hòa. Khi chiến tranh nổ ra, Trương Sinh phải đi lính, điều này chính là yếu tố về khoảng cách để tính ghen tuông hồ đồ của Trương Sinh có sự thử thách.
Mãn hạn lính, Trương Sinh trở về. Nhưng đứa con nhất quyết không chịu nhận cha. Trương Sinh cũng hay tin mẹ mất. Điều đó khiến Trương Sinh rất buồn lòng. Trương Sinh gặng hỏi thì mới hay là do khi Trương Sinh đi lính thì hằng đêm luôn có một người đàn ông đến và bế bé Đản. Mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng không bao giờ bế Đản cả. Chính điều đó đã khiến máu ghen tuông của Trương Sinh nổi lên.
Trương Sinh còn hồ đồ độc đoán, ghen tuông mù quáng hơn khi Vũ Nương gặng hỏi để cứu vãn cuộc hôn nhân, phân trần giải thích nhưng không được. Hàng xóm đều làm chứng cho tấm lòng thủy chung của nàng nhưng Trương Sinh vẫn không nghe. Vũ Nương chỉ còn biết cách chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch.
Trương Sinh bế con, đau buồn phát hiện ra người đàn ông vẫn đến hàng đêm là cái bóng. Sự ân hận muộn màng khiến Trương Sinh đi tìm vớt xác nàng, lập đàn giải oan cho nàng. Nhưng tất cả đều quá muộn. Trương Sinh không thể khiến người vợ thảo hiền là Vũ Nương sống lại.
Như thế, nhân vật Trương Sinh trong tác phẩm là người chồng hồ đồ, gia trưởng, độc đoán, ghen tuông thái quá. Trương Sinh là đại diện cho bộ máy chính quyền phong kiến đầy cứng nhắc, cổ hủ; là đại diện cho những ràng buộc, khuôn phép hà khắc của chế độ phong kiến. Chính vì những người như Trương Sinh mà đã gây ra bao đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ.
Cảm nhận về nhân vật Trương Sinh - mẫu 5
Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, nhân vật Trương Sinh là người đàn ông gia trưởng, vốn tính đa nghi và hoàn toàn có cái thế của người chồng trong xã hội phong kiến. Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương là cuộc hôn nhân không có tình yêu, Trương Sinh "mến vì dung hạnh" nên đem trăm lạng vàng cưới về. Và khi Trương Sinh đi lính về, tâm trạng lại nặng nề vì tin mẹ mất. Sự nặng nề đó, kết hợp với thói đa nghi và lời nói của đứa con nhỏ đã kích động thói ghen tuông của Trương. Anh ta đinh ninh là vợ hư: "mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được". Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần của nàng. Đó là thái độ độc đoán, vũ phu, hồ đồ, đẩy người vợ đến cái chết.
Cảm nhận về nhân vật Trương Sinh - mẫu 6
Qua truyện ngắn Người con gái Nam Xương, chân dung tính cách Trương Sinh hiện lên với thói gia trưởng, độc đoán, đa nghi và hay ghen tuông vô cớ. Trong thiên truyện, Trương Sinh đóng vai trò là người tạo dựng nên thảm kịch đối với người vợ Vũ Nương. Từ lời nói hồn nhiên của con trai, Trương Sinh đã thiếu suy nghĩ nên tự mình hình dung Vũ Nương đã không giữ gìn khí tiết, gian díu với người ngoài trong thời gian anh đi lính. Anh ta đinh ninh là vợ hư: "mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được". Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần của nàng. Chính sự ích kỉ, tàn nhẫn, mù quáng của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến chỗ nàng phải tự vẫn để chứng tỏ tấm lòng trong sạch của mình. Sự vô lí, mê muội của Trương Sinh phản ánh bộ mặt xã hội phong kiến nam giới chuyên quyền, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ hoàn toàn không có tiếng nói trong gia đình. Trong câu chuyện, dù nhân vật Trương Sinh không được tác giả chú trọng xây dựng nhưng lại có sức biểu đạt sâu sắc. Đó cũng là dụng ý của ông, nhằm muốn nói xã hội phong kiến mục ruỗng cùng với những quy định khắc khe của nó ấy dù không nổi bật nhưng lại có sức ảnh hưởng âm thầm ghê gớm. Nó giống như một sợi dây vô hình siết chặt và quyết định vận mệnh con người.
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều