5+ Lập dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Tây tiến (điểm cao)
Lập dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Tây tiến hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Lập dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Tây tiến (mẫu 1)
- Dàn ý Lập dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Tây tiến
- Lập dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Tây tiến (mẫu 2)
- Lập dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Tây tiến (mẫu 3)
- Lập dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Tây tiến (mẫu 4)
- Lập dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Tây tiến (mẫu 5)
Lập dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Tây tiến - mẫu 1
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Quang Dũng
- Giới thiệu bài thơ Tây Tiến
II. Thân bài:
- Hai dòng thơ đầu: Nỗi nhớ bao trùm, mạch cảm hứng chủ đạo của bài thơ
- “Sông Mã”, “Tây Tiến” đều như trở thành những người thân thương ruột thịt mà Quang Dũng dành trọn tình cảm nhớ thương.
- “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ lạ lùng của những người lính từ phố thị.
=> Núi rừng Tây Bắc đã khắc vào tâm hồn của họ những kỷ niệm không bao giờ quên, đồng thời cũng là nỗi trống trải lạc lõng trong lòng tác giả.
- Hai câu thơ tiếp:
- “Sài Khao”, “Mường Lát” là những địa danh gợi nhắc về địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến, mở rộng sang các không gian khác trong bài thơ.
- Nỗi nhớ ở đây dường như dàn trải khắp vùng không gian rộng lớn, mỗi một nơi bước chân tác giả đi qua, ông đều dành những tình cảm yêu thương đặc biệt, trở thành kỷ niệm khắc sâu trong lòng.
- Những kỷ niệm nhỏ như sự “mỏi” sau chặng hành quân, ngọn đuốc hoa bập bùng trong đêm tối đều chứng minh nỗi nhớ lớn lao của tác giả.
- Bốn câu thơ tiếp “Dốc…xa khơi”:
- Gợi sự hiểm trở của núi rừng Tây Bắc, sự vất vả và những nỗ lực kiên cường của người lính chiến khi hành quân.
- “Súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa thú vị, thể hiện tâm hồn lãng mạn, hồn nhiên và hài hước của người lính chiến trong gian khổ.
- “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” là vẻ đẹp của sự sống, sự thi vị lãng mạn giữa núi rừng hoang vu, gợi sự bình yên, chốn dừng chân cho người lính.
- Hai câu thơ “Anh bạn…quên đời”:
- Sự hy sinh cao cả của người lính chiến, tư thế hiên ngang, oai hùng sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.
- Niềm xót xa cùng với sự cảm phục tinh thần hy sinh của Quang Dũng dành cho đồng đội.
- Bốn câu kết đoạn: “Chiều chiều…nếp xôi”
- Vẻ oai linh, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc với kết cấu thơ tân kỳ, dùng động từ mạnh, thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập nơi rừng thiêng nước độc của ác thú.
- Sự bừng tỉnh khỏi kỷ niệm của tác giả, quay về hiện thực với nỗi nhớ tha thiết, nồng nàn, nhớ tình quân dân ấm nồng với nắm xôi, hương lửa những ngày còn chiến đấu.
III. Kết bài:
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
Lập dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Tây tiến - mẫu 2
I. Mở bài:
Giới thiệu tác giả Quang Dũng
Giới thiệu bài thơ Tây Tiến
II. Thân bài
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
.....
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội.
*Đoạn mở đầu bằng những dòng thơ chan chưa nối nhớ, lời thơ như chợt thốt lên đầy nhớ nhung và tiếc nuối:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi”
- Từ láy “chơi vơi”, hiệp vần “ơi” mở ra một không gian vời vợi của nối nhớ đồng
thời diễn tả tinh tế một cảm xúc mơ hồ, khó định hình nhưng rất thực.
- Điệp từ “nhớ” tô đậm cảm xúc toàn bài, không phải ngẫu nhiên mà nhan đề ban đầu của bài thơ tác giả đặt là Nhớ Tây Tiến. Nỗi nhớ trở đi trở lại trong toàn bài thơ tạo nên giọng thơ hoài niệm sâu lắng, bồi hồi. Nỗi nhớ tha thiết, niềm thương da diết mà nhà thơ dành cho miền Tây, cho đồng đội cũ của mình khi xa cách chan chứa biết bao.
* Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng thật êm đềm thơ mộng.
- Nhớ những địa danh mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu những địa danh khi đi vào thơ Quang Dũng nó không còn mang màu sắc trung tính, vô hồn trên bản đồ nữa mà gợi lên không khí núi rừng xa xôi, lạ lẫm, hoang sơ và bí ẩn.
- Nhớ con đường hành quân gập ghềnh, hiểm trở, đầy sự hiểm nguy giữa một bên là núi cao với một bên là vực sâu thăm thẳm: Dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, Heo hút, sương lấp. Không gian được mở ra ở nhiều chiều: chiều cao đến chiều sâu hút của những dốc núi, chiều sâu của vực thẳm, bề rộng của những thung lũng trải ra sau màn sương. Các từ láy giàu sức tạo hình khiến người đọc hình dung những con đường quanh co, dốc rồi lại dốc, những đỉnh đèo hoang vắng khuất vào mây trời; Cách ngắt nhịp 4/3 của câu thơ thứ ba tạo thành một đường gấp khúc của dáng núi; ba dòng thơ liên tiếp sử dụng nhiều thanh trắc gợi sự vất vả nhọc nhằn.
- Nhớ những những ngôi nhà nơi xóm núi như cánh buồm thấp thoáng trên mặt biển trong không gian bình yên và êm ả của mưa giăng đầy biến thung lũng thành ‘xa khơi”.
- Nhớ âm thanh “gầm thét” của thác dữ, tiếng gầm gào của loài hổ dữ rình rập vồ người mỗi khi chiều đến, đêm về. Thời gian buổi chiều, về đêm lại càng nhấn mạnh thêm cảm giác hoang sơ của chốn “sơn lâm bóng cả cây già”. Những từ ngữ và hình ảnh nhân hóa được nhà thơ sử dụng để tô đậm ấn tượng về một vùng núi hoang vu dữ dội. Nơi đây thiên nhiên hoang dã đang ngự trị và chiếm vai trò chúa tể.
-> Bức tranh của núi rừng miền Tây giàu được vẽ bằng bút pháp vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa giàu chất họa lại giàu chất nhạc. Nét vẽ vừa gân guốc, mạnh mẽ, dữ dội nhưng lại cũng rất mềm mại tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho bức tranh thiên nhiên.
* Nỗi nhớ về đồng đội và những kỉ niệm trên đường hành quân:
- Nhớ cái tếu táo, lạc quan trong gian khổ với vẻ đẹp hồn nhiên qua cách nói hóm hỉnh “súng ngửi trời”. Nếu viết “súng chạm trời”, nhà thơ sẽ chỉ tả được độ cao của đỉnh dốc mà khi đứng trên đó, mũi súng của người lính Tây Tiến như chạm cả vào nền trời. Còn ở đây, Quang Dũng đã gợi được “chất lính” trẻ trung, vẻ tươi mới,
sức sống dạt dào trong tâm hồn của người lính Tây Tiến vốn xuất thân từ những thanh niên trí thức trẻ Hà Nội.
- Nhớ những người đồng đội đã ngã xuống nhưng không bi luỵ. Nỗi mất mát, niềm cảm thương được nói bằng giọng thơ ngang tàng, kiêu hãnh gục bên súng mũ bỏ quên đời”.
- Nhớ tình cảm quân dân giữa những người lính Tây Tiến và đồng bào Tây Bắc “Nhớ ôi… thơm nếp xôi”. Họ dừng chân nơi xóm núi sau chặng đường dài vất vả, họ quây quần trong niềm vui ấm áp, niềm hạnh phúc bên những nồi cơm còn thơm làn gạo mới. Nhớ ôi!- nỗi nhớ da diết, đằm thắm, sự gắn kết tình nghĩa thủy chung, giữa những con người miền Tây Bắc của tổ quốc với bộ đội kháng chiến.
Nhận xét: Đoạn thơ chỉ là khúc dạo đầu của một bản nhạc về nối nhớ, song cũng đã kịp ghi lại những vẻ đẹp rất riêng của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc trên nền của bức tranh thiên nhiên dữ dội ấy, những người lính Tây Tiến hiện lên thật đẹp. Sự gắn bó của nhà thơ với thiên nhiên và con người nơi ấy là biểu hiện của tấm lòng gắn bó với quê hương, đất nước. Đồng thời là tấm lòng trĩu nặng yêu thương với những người đồng đội, đồng chí của mình.
III. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.
Lập dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Tây tiến - mẫu 3
1. Mở bài
Tây Tiến được xem là đứa con đầu lòng tráng kiện và tài hoa của Quang Dũng và của cả nền thơ kháng chiến của văn học Việt Nam.
Với khổ thơ đầu là nỗi nhớ tha thiết miền đất Tây Bắc và vẻ đẹp vượt vượt lên khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến.
2. Thân bài
- Tác giả:
Quang Dũng quê ở Đan Phượng, Hà Tây (nay là Hà Nội), ông là một nghệ sĩ đa tài.
Phong cách thơ ông gói gọn trong mấy từ: Phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.
- Tác phẩm:
Tây Tiến sáng tác cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng hồi tưởng lại về những ngày tháng ở binh đoàn Tây Tiến.
Cảm hứng bao trùm bài thơ là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.
*Phân tích:
- Hai dòng thơ đầu: Nỗi nhớ bao trùm, mạch cảm hứng chủ đạo của bài thơ
“Sông Mã”, “Tây Tiến” đều như trở thành những người thân thương ruột thịt mà Quang Dũng dành trọn tình cảm nhớ thương.
“Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ lạ lùng của những người lính từ phố thị.
→ Núi rừng Tây Bắc đã khắc vào tâm hồn của họ những kỷ niệm không bao giờ quên, đồng thời cũng là nỗi trống trải lạc lõng trong lòng tác giả.
- Hai câu thơ tiếp:
“Sài Khao”, “Mường Lát” là những địa danh gợi nhắc về địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến, mở rộng sang các không gian khác trong bài thơ.
Nỗi nhớ ở đây dường như dàn trải khắp vùng không gian rộng lớn, mỗi một nơi bước chân tác giả đi qua, ông đều dành những tình cảm yêu thương đặc biệt, trở thành kỷ niệm khắc sâu trong lòng.
Những kỷ niệm nhỏ như sự “mỏi” sau chặng hành quân, ngọn đuốc hoa bập bùng trong đêm tối đều chứng minh nỗi nhớ lớn lao của tác giả.
- Bốn câu thơ tiếp “Dốc…xa khơi”:
Gợi sự hiểm trở của núi rừng Tây Bắc, sự vất vả và những nỗ lực kiên cường của người lính chiến khi hành quân.
“Súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa thú vị, thể hiện tâm hồn lãng mạn, hồn nhiên và hài hước của người lính chiến trong gian khổ.
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” là vẻ đẹp của sự sống, sự thi vị lãng mạn giữa núi rừng hoang vu, gợi sự bình yên, chốn dừng chân cho người lính.
- Hai câu thơ “Anh bạn…quên đời”:
Sự hy sinh cao cả của người lính chiến, tư thế hiên ngang, oai hùng sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.
Niềm xót xa cùng với sự cảm phục tinh thần hy sinh của Quang Dũng dành cho đồng đội.
- Bốn câu kết đoạn: “Chiều chiều…nếp xôi”
Vẻ oai linh, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc với kết cấu thơ tân kỳ, dùng động từ mạnh, thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập nơi rừng thiêng nước độc của ác thú.
Sự bừng tỉnh khỏi kỷ niệm của tác giả, quay về hiện thực với nỗi nhớ tha thiết, nồng nàn, nhớ tình quân dân ấm nồng với nắm xôi, hương lửa những ngày còn chiến đấu.
3. Kết bài
Suốt 14 dòng thơ đầu xoay xung quanh nỗi nhớ khôn nguôi về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, về vẻ đẹp vượt lên trên khó khăn gian khổ của người tính, sự hy sinh cao cả, nét lãng mạn trong tâm hồn người lính trẻ giữa những gian khổ chất chồng.
Bằng ngòi bút hào hoa và lãng mạn Quang Dũng đã diễn tả một cách chân thực nhất những nỗi nhớ khắc khoải trong tâm hồn của người lính chiến về một thời kháng chiến đã đi qua.
Lập dàn ý phân tích khổ 1 bài thơ Tây tiến - mẫu 4
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến
- Dẫn dắt vào đoạn 1 của bài thơ: Đoạn đầu của bài Tây Tiến thể hiện một thời kháng chiến gian khổ, hào hùng của đoàn quân.
2. Thân bài
2.1 Ký ức về núi rừng Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến
- “Sông Mã”, “Tây Tiến” đều như trở thành những người thân thương ruột thịt mà Quang Dũng dành trọn tình cảm nhớ thương.
- “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ lạ lùng của những người lính từ phố thị.
=> Núi rừng Tây Bắc đã khắc vào tâm hồn của họ những kỷ niệm không bao giờ quên, đồng thời cũng là nỗi trống trải, lạc lõng trong lòng tác giả.
2.2 Hình ảnh núi rừng Tây Bắc và con đường hành quân gian khổ của những người lính
- “Sài Khao”, “Mường Lát” là những địa danh gợi nhắc về địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến, mở rộng sang các không gian khác trong bài thơ.
- Nỗi nhớ ở đây dường như dàn trải khắp vùng không gian rộng lớn, mỗi một nơi bước chân tác giả đi qua, ông đều dành những tình cảm yêu thương đặc biệt, trở thành kỷ niệm khắc sâu trong lòng.
- Những kỷ niệm nhỏ như sự “mỏi” sau chặng hành quân, ngọn đuốc hoa bập bùng trong đêm tối đều chứng minh nỗi nhớ lớn lao của tác giả.
- Gợi sự hiểm trở của núi rừng Tây Bắc, sự vất vả và những nỗ lực kiên cường của người lính chiến khi hành quân.
- “Súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa thú vị, thể hiện tâm hồn lãng mạn, hồn nhiên và hài hước của người lính chiến trong gian khổ.
- “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” là vẻ đẹp của sự sống, sự thi vị lãng mạn giữa núi rừng hoang vu, gợi sự bình yên, chốn dừng chân cho người lính.
2.3 Hình ảnh người lính và kỷ niệm tình quân dân
- Hai câu thơ “Anh bạn… quên đời”:
Sự hy sinh cao cả của người lính chiến, tư thế hiên ngang, oai hùng sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.
Niềm xót xa cùng với sự cảm phục tinh thần hy sinh của Quang Dũng dành cho đồng đội.
- Bốn câu kết đoạn: “Chiều chiều… nếp xôi”
Vẻ oai linh, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc với kết cấu thơ tân kỳ, dùng động từ mạnh, thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập nơi rừng thiêng nước độc của ác thú.
Sự bừng tỉnh khỏi kỷ niệm của tác giả, quay về hiện thực với nỗi nhớ tha thiết, nồng nàn, nhớ tình quân dân ấm nồng với nắm xôi, hương lửa những ngày còn chiến đấu.
3. Kết bài
3.1 Giá trị nội dung
- Đoạn thơ 14 câu tái hiện rõ nét thiên nhiên và con người Tây Bắc, trên nền thiên nhiên những người lính Tây Tiến hiện lên thật oai hùng, bi tráng.
3.2 Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật tương phản và cường điệu, cách sử dụng từ láy gợi hình, gợi cảm để khắc họa một bức tranh giàu màu sắc, đường nét.
- Bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn; chất họa kết hợp với chất nhạc => dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc hiểm trở, khắc nghiệt, hùng vĩ và thơ mộng.
Nghệ thuật hài thanh: Tác giả sử dụng câu thơ nhiều thanh trắc tạo nên sự trắc trở.
Thơ mộng, trữ tình: với các từ ngữ độc đáo, ấn tượng: “hoa về” chứ không phải “hoa nở”; “đêm hơi” chứ không phải “đêm sương”.
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều