5+ Lập dàn ý nghị luận về lòng vị tha (điểm cao)

Lập dàn ý nghị luận về lòng vị tha hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Lập dàn ý nghị luận về lòng vị tha - mẫu 1

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng vị tha, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của vị tha trong cuộc sống

2. Thân bài

* Giải thích: Vị tha là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân.

- Học giả Lâm Ngữ Đường trong cuốn "Tinh hoa xử thế" lại viết: "Vị có nghĩa là vì; tha có nghĩa là sự thông cảm, tha thứ. Vị tha có nghĩa là vì người mà tha thứ".

- Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng.

- Lòng vị tha là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người, không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.

*Bàn luận

a. Biểu hiện của lòng vị tha

* Trong công việc

- Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người.

- Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùn đẩy công việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách.

- Khi gặp thất bại không đổ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng. (Dựa vào biểu hiện đề nêu ví dụ, hoặc có thể nêu biểu hiện)

* Trong quan hệ với mọi người

- Người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác.

- Luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).

- Người có lòng vị tha dễ thông cảm tha thứ lỗi lầm của người khác. Họ ít khi bắt bẻ hay gây khó dễ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm.

- Người có lòng vị tha luôn trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói, không bao giờ họ làm phương hại đến người khác.

b. Vai trò, ý nghĩa của lòng vị tha

* Đối với bản thân

- Có lòng vị tha mới có được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng được lòng vị kỉ, chủ nghĩa cá nhân. Đó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách. Cuộc sống luôn có những xung đột xảy ra. Hãy tha thứ cho những người đã làm bạn tổn thương. Vì đó là cách tốt nhất để kết nối tình cảm và tìm thấy sự yên bình cho tâm hồn.

- Lòng vị tha giúp ta sống bình an và thanh thản tâm hồn. Sống bằng lòng vị tha giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn.

- Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống.

* Đối với xã hội

- Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn.

- Lòng vị tha là động lực xây nên những giá trị khoa học và nghệ thuật đóng góp cho con người. Nhà thơ Đỗ Phủ khi xưa ước mơ về ngôi nhà chung che bão tố khắp văn sĩ trên đời, Nam Cao coi tình thương đồng loại là nguyên tắc sống, là lẽ sống của con người. Trong khi tổ chức đời sống chưa hợp lý, chưa bình đẳng giữa con người thì tình yêu thương vị tha là phương cách duy nhất hữu ích để cân bằng. Yêu thương sẽ dành cho người thiệt thòi một cơ hội được học tập, vươn lên và bình đẳng nhau trong những giá trị chung tốt lành của xã hội.

- Lối sống vị tha phù hợp với xu thế của thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa, trên cơ sở hợp tác và chia sẻ.

* Ví dụ dẫn chứng về lòng vị tha trong cuộc sống

- Một lái xe bị kết án 3 năm tù sau khi vô tình gây ra tai nạn. Nạn nhân là một cụ già 70 tuổi đã xin tòa tha, vì "anh ta còn 3 đứa con nhỏ và người vợ ốm đau...".

- Trong lớp có học sinh học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà lại gần sẻ chia, giúp đỡ bạn ấy học tốt.

- Thanh niên tình nguyện hàng năm không quản ngại gian khó đi về với vùng cao, vùng gặp khó khăn,… để hoà mình với đồng bào, cùng đồng cam cộng khổ giúp đỡ họ vươn lên.

- ...

- Một số danh ngôn hay về lòng vị tha:

+ "Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn." (Albert Schweitzer)

+ Xung đột là cơn bệnh trầm trọng của nhân loại; và lòng vị tha là liều thuốc duy nhất. (Voltaire)

+ Ai cũng phải quyết định mình sẽ bước dưới ánh sáng của lòng vị tha sáng tạo, hay trong bóng tối của tính ích kỷ hủy diệt. (Martin Luther King Jr)

c. Bàn luận mở rộng

- Trái ngược với lòng vị tha:

+ Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình, dửng dưng, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.

+ Phê phán việc làm từ thiện nhưng không phải xuất phát từ tấm lòng mà là để nổi tiếng.

- Sống vị tha không có nghĩa là nuông chiều những thói hư tật xấu, bao biện dung túng những khuyết điểm.

- Sống vị tha phải có bản lĩnh cá nhân, luôn có chủ kiến cá nhân, không lệ thuộc vào người khác.

d. Bài học nhận thức và hành động

- Rèn luyện đức tính vị tha bằng cách luôn tự hỏi bản thân đã làm gì cho người khác trước khi cho bản thân mình.

- Biết tha thứ cho người khác và cũng tha thứ cho bản thân mình.

- Biết lắng nghe cũng như biết chia sẻ với người khác những điều không vừa ý.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề: Sống có lòng vị tha là phải biết đấu tranh chống lại cái xấu, kẻ xấu, bảo vệ công lí. Lòng vị tha chính là viên ngọc quý không ngừng tỏa sáng trong tâm hồn của con người, rất cần phải gìn giữ cẩn thận.

5+ Lập dàn ý nghị luận về lòng vị tha (điểm cao)

Lập dàn ý nghị luận về lòng vị tha - mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức tính vị tha. (Lưu ý: học sinh tự chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài văn của mình).

2. Thân bài

*Giải thích thế nào là vị tha

- Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.

*Phân tích lòng vị tha

- Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.

- Vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.

- Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.

*Bàn luận về lòng vị tha

- Người có lòng vị tha thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.

- Người có lòng vị tha là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.

*Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình. (Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật được nhiều người biết đến).

*Phản biện người không có lòng vị tha

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (lòng vị tha) và rút ra bài học cho bản thân.

Lập dàn ý nghị luận về lòng vị tha - mẫu 3

1. Mở bài

- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: quan niệm về lòng vị tha.

- Nêu sự cần thiết, tầm quan trọng khi bàn luận về vấn đề.

2. Thân bài

* Luận điểm 1: Giải thích lòng vị tha là gì ?

- Vị tha có nghĩa là biết quan tâm, chia sẻ tới người khác, không ích kỷ, chỉ nghĩ về bản thân.

- Lòng vị tha là đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện để bồi dưỡng tấm lòng nhân hậu của bản thân.

* Luận điểm 2: Những biểu hiện của lòng vị tha.

- Trong cuộc sống và công việc hàng ngày:

+ Người có lòng vị tha sẽ luôn đặt mục tiêu chung của tập thể lên trước lợi ích bản thân và cố gắng thực hiện công việc vì tất cả mọi người.

+ Họ chủ động hỏi thăm tình hình và sẵn sàng đưa tay giúp đỡ những người cần giúp đỡ.

- Trong mối quan hệ với mọi người:

+ Luôn sống hòa nhã, thân thiện và vui vẻ.

+ Họ biết suy xét và cảm thông, dễ dàng tha thứ những lỗi lầm mà không bắt bẻ hay gây khó dễ với mọi người.

* Luận điểm 3: Ý nghĩa của lòng vị tha

- Đối với bản thân mỗi người:

+ Chúng ta biết sống thương yêu, quan tâm và san sẻ, biết cho đi nhiều hơn.

+ Bản thân mỗi chúng ta trở nên hoàn thiện hơn về nhân cách.

- Đối với những người xung quanh (xã hội):

+ Lòng vị tha còn có thể cảm hóa những người quanh ta, giúp họ tìm được niềm tin vào bản thân và cuộc sống.

+ Xã hội, cộng đồng được bồi đắp, xây dựng bởi lòng vị tha sẽ trở nên văn minh và bình đẳng hơn.

* Luận điểm 4: Phản đề

- Nhiều người chỉ biết sống ích kỷ mà lạnh lùng, dửng dưng trước nỗi đau của người khác.

- Họ sống ích kỉ vì mưu cầu lợi ích của cá nhân, vô cảm trước đau khổ của đồng loại.

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

- Liên hệ bản thân.

Lập dàn ý nghị luận về lòng vị tha - mẫu 4

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận lòng vị tha.

- Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người.

- Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.

Thân bài

Giải thích khái niệm lòng vị tha

- Lòng vị tha là một đức tính biểu qua việc luôn quan tâm đến lợi ích của người khác.

- Một người vị tha không đặt cái tôi hay lợi ích riêng của bản thân lên lợi ích, quyền lợi của người khác.

- Họ luôn đồng cảm, cảm thông với sự khó khăn, hoạn nạn của người khác.

- Những người có lòng vị tha thể hiện sự bao dung, rộng lượng, sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm, sai trái của người khác khi họ biết sửa sai

Biểu hiện của lòng vị tha

Trong công việc

- Người luôn đặt mục đích mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội.

- Luôn vì lợi ích chung của mọi người. Đặt lợi ích của mọi người lên trên lợi ích cá nhân

- Trong công việc tự giác, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, nhận phần khó khăn về mình, không lười biếng, lười nhác.

- Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách không sợ thiệt hơn.

- Chúng ta phải tự giác, nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân.

- Khi thành công không khoe khoang, tỏ vẻ ta đây, tự đắc, kể công lao, đề cao cái tôi quá mức, phải từ tốn, khiêm nhường

Trong quan hệ với mọi người

- Người có lòng vị tha sống vui vẻ, thân thiện với mọi người, biết sẻ chia, đồng cảm, có lòng vị tha, độ lượng, bao dung.

- Biết làm hài lòng người khác, kiềm chế cảm xúc riêng, cái tôi của bản thân

- Người có lòng vị tha dễ cảm thông, tha thứ cho lỗi lầm, sai trái của người khác khi họ biết ăn năn, sửa lỗi.

- Người có lòng vị tha luôn trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói.

- Không bao giờ họ làm phương hại đến người khác.

Ý nghĩa của lòng vị tha trong cuộc sống

Đối với bản thân

- Có được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng được lòng vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân.

- Lòng vị tha giúp ta sống bình an và thanh thản tâm hồn.

- Sống bằng lòng vị tha giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn

- Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng.

- Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống.

Đối với xã hội

- Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện.

- Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn

- Lối sống vị tha phù hợp với xu thế của thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa, trên cơ sở hợp tác và chia sẻ.

- Phê phán những lối sống ích kỷ, chỉ biết lợi ích cho bản thân, phê phán lối sống thực dụng, sợ bị thiệt thòi.

→ Rút ra bài học nhận thức cho bản thân

Kết bài

- Tóm lại, lòng vị tha là một phẩm chất, đạo đức cao quý, truyền thống quý báu của dân tộc ta.

- Lòng vị tha là sự chấp nhận những lỗi lầm mà người khác đã gây ra cho mình, khi đó chúng ta biết tha thứ cho người khác

- Chính vì vậy, để cuộc sống tươi đẹp và giàu tình người hơn.

- Mỗi chúng ta hãy sống một cách chân thành, luôn bao dung và độ lượng, giàu lòng vị tha với những người xung quanh

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học