5+ Viết bài văn kể về câu chuyện Bó đũa lớp 4 (điểm cao)
Viết bài văn kể về câu chuyện Bó đũa lớp 4 hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Viết bài văn kể về câu chuyện Bó đũa lớp 4 - mẫu 1
Ngày xưa, ở một gia đình nọ, cha mẹ sinh được hai người con trai. Lúc nhỏ, hai anh em luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nha. Thế nhưng, lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tình cảm anh em không còn như xưa nữa. Tuy ở cùng một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con là anh em lại chẳng yêu thương nhau. Người cha rất buồn lòng. Một hôm, cha gọi cả bốn người con, con trai, con gái, con dâu, con rể lại phòng. Ông đặt trên bàn một bó đũa và một túi tiền rồi nói với các con rằng:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Nghe lời cha, bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Thế nhưng cho dù họ có cố gắng thế nào cũng không sao bẻ gãy được cả bỏ đũa.
Đến lúc này, người cha mới cởi bó đũa ra. Ông thong thả bẻ gãy từng chiếc đũa một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha bèn nói:
- Đúng vậy! Chia lẻ ra thì yếu, hợp lại mới mạnh. Cha hy vọng anh em con cũng như vậy. Các con là anh em cùng một nhà thì cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
Dàn ý Viết bài văn kể về câu chuyện Bó đũa lớp 4
1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện bó đũa.
2. Thân bài: Kể lại sự việc trong câu chuyện bó đũa.
3. Kết bài:
- Tình cảm, cảm xúc của em dành cho câu chuyện vừa kể.
- Bài học ý nghĩa mà em rút ra từ câu chuyện.
Viết bài văn kể về câu chuyện Bó đũa lớp 4 - mẫu 2
Ngày xưa ở một làng nọ có một người rất giàu có. Ông ta sinh được 5 người con. Vì quá giàu có nên những người con của ông ta có một đời sống sung sướng thừa thãi về vật chất. Dù rất sung sướng nhưng các con của ông vẫn sinh thói tham lam, ích kỉ, tranh giành lẫn nhau. Đến khi 5 người đều trưởng thành nhờ vào tiền của cha mẹ nên rất giàu có, mỗi người có một cơ ngơi riêng nhưng vẫn còn giữ thói ganh ghét, tị nạnh, cãi cọ nhau về những của cải mà họ có.
Là cha nên nhìn cảnh các con không hòa thuận với nhau ông buồn lắm. Ông ra sức cố gắng khuyên bảo các con nhưng dù ông có nói thế nào thì 5 người còn của ông vẫn không bỏ được thói đố kị đó, nó như đã ăn sâu vào máu thịt. Vì quá đau buồn nên ông đã ngã bệnh. Sau một thời gian chống chọi thì ông biết rằng mình không còn sống được bao nhiêu ngày nữa.
Ông gọi các con đến bên giường, rồi ông bảo gia nhân đưa cho 5 người con mỗi người một chiếc đũa rồi bảo từng người một bẻ chiếc đũa cho ông xem. Ông vừa dứt lời thì 5 người con đã bẻ gãy chiếc đũa trên tay một cách dễ dàng. Nhìn những chiếc đũa bị bẻ gãy ông trầm ngâm và im lặng hồi lâu.
Sau đó ông đưa nguyên một bó đũa cho người con cả và bảo rằng nếu đã dễ dàng bẻ gãy một chiếc đũa thì hay thử bẻ nguyên cả một bó đũa cho ông xem. Lần lượt từng người một bẻ, người con cả đã vận dụng hết sức mạnh để bẻ đến nỗi mặt mũi đỏ hết lên nhưng vẫn không thể bẻ được, sau đó anh cũng đành chịu thua.
Đến người con thứ hai cũng như anh mình và chịu thua, cứ lần lượt vậy đến người con thứ năm cũng chịu thua. Ông mới ôn tồn bảo các con rằng các con của ông đang tị nạnh nhau, chia rẽ nhau thì lẻ loi không khác gì chiếc đũa dễ bị bẻ gãy kia. Nếu biết đoàn kết lại với nhau như một bó đũa thì sẽ không có sức mạnh nào bẻ gãy được các con của ông. Sau khi nói xong người cha qua đời. Cả năm anh em đã được cha dạy cho bài học quý giá nên đã thay đổi đoàn kết và thương mến lẫn nhau.
Viết bài văn kể về câu chuyện Bó đũa lớp 4 - mẫu 3
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo :
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vây, bốn người con cùng nói :
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì !
Người cha liền bảo :
- Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều