5+ Cảm nghĩ của em về người lính thông qua hai tác phẩm Đồng giao mùa xuân và tác phẩm Gặp lá cơm nếp (điểm cao)
Cảm nghĩ của em về người lính thông qua hai tác phẩm Đồng giao mùa xuân và tác phẩm Gặp lá cơm nếp hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Cảm nghĩ của em về người lính thông qua hai tác phẩm Đồng giao mùa xuân và tác phẩm Gặp lá cơm nếp (mẫu 1)
- Dàn ý Cảm nghĩ của em về người lính thông qua hai tác phẩm Đồng giao mùa xuân và tác phẩm Gặp lá cơm nếp
- Cảm nghĩ của em về người lính thông qua hai tác phẩm Đồng giao mùa xuân và tác phẩm Gặp lá cơm nếp (mẫu 2)
- Cảm nghĩ của em về người lính thông qua hai tác phẩm Đồng giao mùa xuân và tác phẩm Gặp lá cơm nếp (mẫu 3)
Cảm nghĩ của em về người lính thông qua hai tác phẩm Đồng giao mùa xuân và tác phẩm Gặp lá cơm nếp - mẫu 1
“Có một thời như thế chẳng hề quên
Là người lính – người quân nhân cách mạng
Dẫu chiến tranh nhưng tâm hồn lãng mạn
Dấu tâm tình trong đáy cóc ba lô”.
Những câu thơ tuyệt đẹp kia đang ngợi ca hình ảnh những người lính – những con người mang trong mình những phẩm chất vô cùng quý báu, đã được các nhà văn, nhà thơ cách mạng hết lời ca ngợi. Họ là biểu tượng cho vẻ đẹp của sự dũng cảm, tinh thần lạc quan, ý chí bất khuất kiên cường và trên tất cả đó là lòng yêu nước nồng nàn. Tất cả những vẻ đẹp đó đều đáng ngợi ca trân trọng, là những tấm gương để thế hệ trẻ ngày nay học tập và noi theo. Bài thơ Đồng dao mùa xuân và gặp Gặp lá cơm nếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về những vẻ đẹp của người lính.
Người lính ở đây là một lực lượng vô cùng quan trọng trong lực lượng vũ trang quốc gia hay trong hàng ngũ quân đội. Trong thời chiến, họ là những con người có xuất thân khác nhau. Họ có thể là học sinh, sinh viên, tầng lớp trí thức hoặc cũng có thể xuất thân từ nông dân, đến từ những vùng “nước mặn đồng chua” hay “đất cày lên sỏi đá”. Dù trong thời chiến hay thời bình, họ có cùng chung mục đích, nhiệm vụ là đấu tranh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc bằng nhiều cách khác nhau. Họ mang trong mình vẻ đẹp về thể lực cũng như về tinh thần. Hình ảnh của người lính luôn được nhắc tới với những từ ngữ đẹp nhất, sáng ngời những phẩm chất đáng quý.
Trước tiên phải kể đến ở những người lính là vẻ đẹp về lí tưởng cao đẹp. Họ là những con người có xuất thân khác nhau nhưng đều hướng tới một lí tưởng chung là hết lòng hi sinh vì nền hoà bình của dân tộc Việt Nam. Nơi họ sáng ngời vẻ đẹp của lòng yêu nước, ý chí quyết tâm ra đi bỏ lại sau lưng tất cả như Chính Hữu đã từng viết trong bài thơ “Đồng chí”:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.
Có lúc, họ đánh đổi tình cảm nhớ thương mẹ, nhớ thương nguồn cội để chiến đấu vì đất nước (Gặp lá cơm nếp), đánh đổi tuổi xuân xanh, đánh đổi cả tính mạng để “mùa xuân nhân gian” thêm rực rỡ (Đồng dao mùa xuân)
Vượt lên trên tất thảy những nỗi niềm riêng, họ luôn một lòng hướng về Tổ quốc, hướng về nhiệm vụ kháng chiến chung của dân tộc. Đôi lúc họ sẽ thấy nhớ nhung một quê hương, một dáng hình như người lính trong “Tây tiến”: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Nhưng đó cũng chỉ là những suy nghĩ thoáng qua, họ chỉ dám “mơ” giữa cái hiện thực vô cùng khốc liệt, đòi hòi một tinh thân vững chắc, một ý chí quả cảm để có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Còn trong thời bình, người lính cũng một lòng phục vụ Tổ quốc, giữ vững nền độc lập dân tộc bằng cách luôn luôn trau dồi bản thân, phát huy được những truyền thống quý báu của các thế hệ cha anh.
Hơn thế nữa, dù hoàn cảnh chiến tranh có khó khăn và thiếu thốn đến đâu nơi các anh vẫn sáng lên vẻ đẹp của lòng lạc quan, sự dũng cảm và lòng yêu nước sâu sắc. Lịch sử đã in dấu và nêu bật những thử thách, khó khăn mà người lính đã phải trải qua. Đó có thể là điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt, các anh thường phải hành quân trong rừng, các anh đi khi trời tờ mờ sáng và trở về khi trời đã tối trong những điều kiện thời tiết thay đổi khác nhau.
Các anh còn phải đối mặt với những cơn sốt rét rừng, những cơn đau ốm và với hiểm nguy của “những lần bom nổ – Khói đen rừng chiều” (Đồng dao mùa xuân). Thế nhưng đối lập với những khó khăn ấy, các anh luôn giữ một tinh thần lạc quan cách mạng, không sợ khó khăn hiểm nguy “miệng cười buốt giá” dù “chân không giày”. Và để làm được tất cả những điều ấy, họ không thể thiếu lòng yêu nước, lòng căm thù giặc với một thái độ quyết tâm đánh bại kẻ thù.
Trong lịch sử có rất nhiều tấm gương người lính kiên cường, bất khuất đáng để ta nể phục và ngợi ca. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, khi những trận bão lửa liên tục trút xuống, bộ đội ta thương vong khá nhiều và nơi đó sáng lên hình ảnh của một người anh hùng, một chiến sĩ Phan Đình Giót đã lấy thân mình để lấp lỗ châu mai, giúp cho đồng đội dễ dàng xông lên để tiêu diệt địch. Vẻ đẹp về sự hi sinh của anh thật đáng khâm phục và ngợi ca. Trong thời bình, cũng có không ít những tấm gương người lính hi sinh mạng sống của mình để hoàn thành nhiệm vụ. Mồ hôi rơi trên thao trường, trong những buổi huấn luyện và cả những mất mát, hi sinh. Đó là sự ra đi quả cảm của 4 sĩ quan của Trung đoàn Không quân 917 trong buổi huấn luyện trực thăng tại Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Hay hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm canh gác, bám biển để giữ vững nền độc lập trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Hay như mới đây, ba chiến sĩ đã vừa mới hi sinh trong trận cứu hỏa tại Cầu giấy ngày 1/8/2022, có những người rất trẻ, vẫn đang độ “xuân xanh”,…những người vừa mới 19, 24 tươi đẹp nhất, để lại tuổi thanh xuân mà đổ máu trong thời bình, đáng ngợi ca và trân trọng biết bao nhiêu!
Qua đó, chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn về vẻ đẹp của người lính cả trong thời kì cách mạng và khi đất nước đã hoà bình. Ở thời đại nào cũng vậy, các anh luôn là những tấm gương sáng về vẻ đẹp tâm hồn vô cùng đáng quý, đáng trân trọng, hi sinh những mối bận tâm riêng để lo cho mục tiêu chung của cả dân tộc. Đó là một tinh thần lạc quan, một ý chí kiên cường và một lòng nồng nàn yêu nước. Tất cả đã khắc tạc lên bức tượng đài về người lính luôn đẹp đẽ trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc như thực hiện đầy đủ việc đi nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng ra đi khi tổ quốc cần.
Hình ảnh người lính là những tấm gương sáng để thế hệ sau này học tập và noi theo. Là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần ra sức học tập, rèn luyện và trau dồi cả trí lực và thể lực để đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu, luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu và đập tan những âm mưu của các thế lực ngoại bang.
Dàn ý Cảm nghĩ của em về người lính thông qua hai tác phẩm Đồng giao mùa xuân và tác phẩm Gặp lá cơm nếp
1. Mở bài
– Dùng những câu văn, câu thơ giới thiệu về hình ảnh người lính:
+ Những người lính mang trong mình nhiều vẻ đẹp đáng tự hào và ngợi ca.
+ Khẳng định đó là những vẻ đẹp đáng quý mà chúng ta cần trân trọng và noi theo
– Dẫn dắt vấn đề: Bài thơ Đồng dao mùa xuân và gặp Gặp lá cơm nếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về những vẻ đẹp của người lính.
2. Thân bài
a. Người lính là ai? Nhiệm vụ của họ là gì?
– Người lính: là lực lượng vô cùng quan trọng trong lực lượng vũ trang quốc gia hay trong hàng ngũ quân đội.
+ Trong thời chiến, họ là những con người có xuất thân khác nhau: học sinh, sinh viên; nông dân, đến từ những vùng “nước mặn đồng chua” hay “đất cày lên sỏi đá”.
– Nhiệm vụ người lính: đấu tranh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc bằng nhiều cách khác nhau
– Họ mang trong mình vẻ đẹp về thể lực cũng như về tinh thần.
b. Biểu hiện về vẻ đẹp người lính
– Người lính mang trong mình vẻ đẹp về lí tưởng cao đẹp:
+ Họ là những con người có xuất thân khác nhau nhưng đều hướng tới một lí tưởng chung là hết lòng hi sinh vì nền hoà bình của dân tộc Việt Nam.
+ Vẻ đẹp của lòng yêu nước, ý chí quyết tâm ra đi bỏ lại sau lưng tất cả. Trong tác
phẩm “Đồng chí”, Chính Hữu viết:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”.
+ Đánh đổi hạnh phúc cá nhân để hướng về một lòng tổ quốc (Gặp lá cơm nếp + Đồng dao mùa xuân): Là đánh đổi tình cảm nhớ thương mẹ, nhớ thương nguồn cội để chiến đấu vì đất nước (Gặp lá cơm nếp), là đánh đổi tuổi xuân xanh, đánh đổi cả tính mạng để “mùa xuân nhân gian” thêm rực rỡ (Đồng dao mùa xuân)
+ Vượt lên trên tất thảy những nỗi niềm riêng, họ luôn một lòng hướng về Tổ quốc, hướng về nhiệm vụ kháng chiến chung của dân tộc.
+ Trong thời bình, người lính cũng một lòng phục vụ tổ quốc, giữ vững nền độc lập dân tộc bằng cách luôn luôn trau dồi bản thân, phát huy được những truyền thống quý báu của các thế hệ cha anh.
- Dù hoàn cảnh chiến tranh có khó khăn và thiếu thốn, các anh vẫn sáng lên vẻ đẹp của lòng lạc quan, sự dũng cảm và lòng yêu nước sâu sắc:
+ Điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt, các anh thường phải hành quân trong rừng với hiểm nguy của “những lần bom nổ – Khói đen rừng chiều” (Đồng dao mùa xuân)
+ Cơn sốt rét rừng, những cơn đau ốm và cả những bom đạn có thể cướp đi mạng sống của các anh bất cứ lúc nào.
-> Các anh luôn giữ một tinh thần lạc quan cách mạng, không sợ khó khăn hiểm nguy “miệng cười buốt giá” dù “chân không giày”
-> Lòng yêu nước, lòng căm thù giặc với một thái độ quyết tâm đánh bại kẻ thù.
c. Dẫn chứng về vẻ đẹp của những người lính:
- Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai
- 4 chiến sĩ hi sinh trong buổi huấn luyện trực thăng ở Thành phố HCM
- Người chiến sĩ ngày đêm bám biển, canh gác vùng hải đảo của dân tộc
- Ba chiến sĩ đã vừa mới hi sinh trong trận cứu hỏa tại Cầu giấy ngày 1/8/2022, có những người rất trẻ, vẫn đang độ “xuân xanh”,…
d. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức đúng đắn về vẻ đẹp của người lính cả trong thời kì cách mạng và khi đất nước đã hoà bình
- Những tấm gương sáng về vẻ đẹp tâm hồn vô cùng đáng quý, đáng trân trọng
- Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc như thực hiện đầy đủ việc đi nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng ra đi khi tổ quốc cần.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề: Những người lính đều mang trong mình biết bao vẻ đẹp đáng trân trọng và ngợi ca.
- Là thế hệ tương lai đất nước học sinh chúng ta cần tích cực trau dồi trí lực và thể lực để có thể noi gương các anh, sẵn sàng xung phong khi Tổ quốc cần.
Cảm nghĩ của em về người lính thông qua hai tác phẩm Đồng giao mùa xuân và tác phẩm Gặp lá cơm nếp - mẫu 2
Có những tác phẩm, những bài thơ bài văn đọc xong , gấp sách lại là ta quên ngay cho đến khi mở lại mới biết là mình đọc rồi. Những cũng có những tác phẩm có những bài thơ văn những cuốn sách mà như dòng sông chảy qua trong tâm trí chúng ta và đển lại một ấn tượng đẹp. Em cũng vậy, bài thơ "Gặp lá cơm nếp"của Thanh Thảo và "Đồng dao màu xuân" của Nguyễn Khoa Điềm à một tác phẩm viết vè người lính mà em ấn tượng nhất. Bài thơ nói về những người lính hồn nhiên trong sáng đi đấu tranh để giành độc lập cho đất nước.
Ở bài thơ " Đồng Dao Mùa Xuân" tác giả đã dùng biện pháp tu từ để nói về người lính nlà ẩn dụ và nói giảm nói tránh. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã dùng biện pháp nói giảm nói tránh và điệp ngữ để nói về sự hy sinh của người lính.Câu "Anh không về nữa" từ "không về nữa" ý nói rằng người lính đã hy sinh trên chiến trường để dành lại độc lập tự do cho đất nước. Còn từ "bom nổ" "khói đen rừng chiều" nói đến khung cảnh chiến tranh khốc liệt. "Mười, hai mươi năm/Anh không về nữa"nghĩa là người lính đã ra đi mãi mãi. Cho thấy rằng người lính có một tâm hồn rất trong sáng đẹp đẽ và hồn nhieenqua đó còn thể hiện lòng dũng cảm kiên quyết đầy nhiệt huyết bất khất sẵn sàng hi sinh cả thanh xuân vè toor quốc. Cụm từ "Anh ngồi""Có một người lính"cả 2 cụm từ này đều được điệp lại 2 lần miêu tả và nhấn mạnh công lao to lớn của người lính
Ở bài thơ "Gặp lá cơm nếp" từ "gặp" ý nói là gặp bất ngờ bất chợt và là cảm nhận hương vị quen thuộc mã mình dac biết đến là mùi quê hương và mùi xôi của mẹ. Tác giả miêu tả hình ảnh của mẹ qua từ" nhặt, đun bếp và thổi cơm nếp". Qua đó tác giả miêu tả sự tảo tần lam lũ vất vả nhọc nhằn nhưng đầy tình yêu thương bao la vô bờ bến của mẹ dành cho con. Tình cảm mẹ dành cho con là tình cảm thiêng liệng cao đẹp.Cumk từ"thơm suốt đường con"là hình ảnh ẩn dụ. Đó là nooix nhớ và sự xót xa trước sự vất vả khổ cực của mẹ. cho thấy rằng tác giả rất yêu và quý trọng mẹ mình.Từ "Ôi" là từ ngữ cảm thán qua đấy bộc lộ cảm xúc nỗi nhớ thương da diết và niềm trân trọng mẹ và quê hương đất nước.Cho thấy rằng tác giả Thanh Thảo khoogn quên mẹ và đất nước. Đó là tính cảm gia đình, tình yêu thương quê hương đất nước tình mẫu tử thiêng liêng được liên kết với nhau và trường tồn bất diệt.
Thể hiện tình yêu quê hương đất nước rất tha thiết. Hình ảnh của quê hương và đất nước hiện nên gần gũi.
Cảm nghĩ của em về người lính thông qua hai tác phẩm Đồng giao mùa xuân và tác phẩm Gặp lá cơm nếp - mẫu 3
Sau khi đọc hai tác phẩm “ Gặp lá cơm nếp” và “ Đồng dao mùa xuân” đã gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về tình yêu người lính, tình yêu gia đình hòa quyện với tình yêu lớn đó là tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ hiện nay.
Trước hết, hình ảnh người lính trong “ Đồng dao mùa xuân” và “ Gặp lá cơm nếp” người đọc chúng ta sẽ gợi nên nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước. Thứ hai, tình yêu gia đình được thể hiện qua hai tác phẩm đó là tình cảm thiêng liêng, là cơ sở hình thành cho tình yêu quê hương đất nước. Tình yêu gia đình cùng tình yêu quê hương hòa trộn lại với nhau, tuy hai mà một. Bởi mẹ chính là quê hương của người lính, nơi có mẹ chính là nhà. Và đất nước cũng là nơi chứa đựng, nuôi dưỡng người lính và mẹ, cùng bao người đồng đội yêu dấu. Tất cả dung hòa với nhau, trở thành hai nửa trái tim máu thịt. Con người ấy vừa là con của mẹ, vừa là một người lính. Chính chúng tạo nên sức mạnh cho họ vững tay súng trên vai.
Qua hình ảnh người lính cùng với tình yêu gia đình song hành với tình yêu quê hương đất nước khiến chúng ta phải giác ngộ, rèn luyện ý thức và tư tưởng đúng đắn, kịp thời. Không ngừng học tập, trau dồi bản thân để ngày càng phát triển. Đồng thời phê bình, tố cáo các hành vi phản động, thiếu trách nhiệm với nền độc lập, hòa bình của đất nước.
Ngày nay yêu quê hương không phải cứ phải cầm súng đánh giặc nữa, mà yêu quê hương chính là góp phần dựng xây quê hương phát triển ngày càng giàu mạnh hơn. Chúng ta là những thế hệ trẻ hãy góp phần công sức của mình để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh hơn nữa.
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều