5+ Dàn ý kể lại truyện cổ tích Cây khế (điểm cao)

Dàn ý kể lại truyện cổ tích Cây khế hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Dàn ý kể lại truyện cổ tích Cây khế - mẫu 1

1. Mở bài:

Giới thiệu câu chuyện Cây khế

2. Thân bài:

- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Có những nhân vật nào? Hoàn cảnh sống của các nhân vật như thế nào?

- Tính cách của nhân vật người anh ra sao? Nhân vật người em có tính tình như thế nào?

- Sau khi người cha mất, người anh đã đối xử với em trai ra sao? (người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế)

- Có chuyện gì đã xảy ra với cây khế của người em? (Có một con chim đến ăn khế và nó kêu ăn một quả trả cục vàng)

- Sau cùng người em nhận được những gì? (Cuộc sống thay đổi, đỡ vất vả, được sung sướng)

- Biết chuyện người anh đã hành động ra sao? (Người anh đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng)

- Kết cục của người anh như thế nào?

3. Kết bài

- Câu chuyện có ý nghĩa gì? Bài học em rút ra được

Dàn ý kể lại truyện cổ tích Cây khế - mẫu 2

1. Mở bài:

Ngày xưa, có hai anh cha mẹ mất sớm nên đã chia tài sản cho hai người con. Người anh tham lam lấy hết tài sản chỉ để cho người em một túp lều với cây khế của cha.

2. Thân bài:

- Hằng ngày, người em phải cày thêu, cuốc mướn nuôi thân

- Một hôm, có con chim Phượng Hoàng đến ăn khế lia lịa

- Người em thấy, bảo: “ Ta chỉ có mỗi cây khế này để dựa vào nuôi thân, ngươi ăn hết ta lấy gì mà sống “

- Phượng Hoàng nói: “ Ăn một quả khế, trả một cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng “

- Người em bảo vợ may túi ba gang

- Hôm sau, chim đến đưa người em ra một hòn đảo đầy vàng, bạc, châu báu

- Người em lấy đầu chiếc túi ba gang rồi leo lên lưng chim trở về nhà

- Từ đó, trở nên hạnh phúc

- Người anh hỏi thì em nói hết sự tình

- Người anh thấy nên nổi lòng tham

- Đổi hết ruộng vườn, nhà cửa để lấy cây khế của người em

- Hôm sau, chim Phường Hoàng lại đến ăn khế

- Người anh lại than và chim cũng nói “ Ăn một quả khế, trả một cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng “

- Người anh lại bảo vợ may chiếc túi 12 gang

- Hôm sau, chim đến đưa người anh đi

- Người anh nhét đầy chiếc túi 12 gang rồi còn nhét thêm vào những chỗ có thế nhét được rồi leo lên lưng chim trở về

- Bay qua đại dương gió lớn quá nên chim Phượng Hoàng bảo người anh bỏ bớt vàng xuống cho đỡ nặng nhưng người anh không nghe

- Chim tức giận nghiêng mình hất vằng người anh xuống đại dương

3. Kết bài:

- Thế là đã kết cuộc đời của một kẻ tham lam

- Qua câu chuyện, em thấy chúng ta không nên tham lam.

Dàn ý kể lại truyện cổ tích Cây khế - mẫu 3

1. Mở bài

- Giới thiệu về truyện cổ tích ăn khế trả vàng

2. Thân bài

- Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.

- Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.

- Chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.

- Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng.

- Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.

- Người anh bị rơi xuống biển và chết. 

3. Kết bài

Nêu khái quát về ý nghĩa câu chuyện Cây khế

Dàn ý kể lại truyện cổ tích Cây khế - mẫu 4

1. Mở bài

 - Giới thiệu câu chuyện (theo giọng điệu của người em)

2. Thân bài:

- Lấy hết nhà cửa, của cải chỉ chia cho tôi cây khế và góc vườn.

- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Có những ai? Hoàn cảnh sống của họ như thế nào?

- Tính cách của người anh ra sao? Người em tính tình như thế nào?

- Sau khi cha mất đi người anh đã đối xử với em mình ra sao? (Chia cho em cây khế ở góc vườn.)

- Chuyện gì đã xảy ra với cây khế của người em? (Chim Phượng Hoàng đến ăn khế – chở đi lấy vàng).

- Cuối cùng người em nhận được những gì? (Cuộc sống thay đổi, đỡ vất vả, được sung sướng)

- Biết chuyện người anh đã hành động ra sao? (đến gạ đổi cây khế với em. Chim Phượng Hoàng lại đến ăn khế, hắn đuổi chim đi. Chim hứa trả vàng, hắn tham lam mang túi mười hai gang đem đi đựng vàng).

- Kết cục của người anh như thế nào? (Vì quá tham lam, chim không chở nổi, hắn rơi xuống biển sâu mà chết).

3. Kết bài

Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?

Dàn ý kể lại truyện cổ tích Cây khế - mẫu 5

a) Mở bài:

- Trong thế giới của những câu chuyện cổ tích, có một câu chuyện mang đậm thông điệp về lòng nhân ái và hậu quả của tham vọng - đó là câu chuyện về "Cây khế".

b) Thân bài:

- Câu chuyện bắt đầu với một gia đình có hai người con trai, một tham lam và một chăm chỉ. Sau khi cha qua đời, người anh lấy hết tài sản của gia đình, chỉ để lại cho em trai một cây khế già và một túp lều. Người em trai không bỏ cuộc, mà tiếp tục chăm chỉ làm việc và chăm sóc cây khế.

- Một ngày nọ, cây khế của người em trai cho ra nhiều quả sai trái, thu hút một con chim thần đến ăn mỗi ngày. Thấy điều này, người em trai tỏ ra bức xúc và cầu xin chim thần đừng ăn quả nữa. Chim thần đáp lại bằng cách dẫn dắt người em trai đến đảo lấy vàng từ túi ba gang, trả công cho quả khế đã ăn.

- Khi người anh thấy người em trai giàu có hơn, anh ta tham lam muốn có được cây khế. Anh ta đổi cả gia tài lấy cây khế và cũng điều giống người em trai. Nhưng do sự tham lam, anh ta may túi 12 gang khi đi lấy vàng, khiến cho sức nặng không thể bay qua biển trong bão, và cuối cùng anh ta chìm sâu xuống đáy biển.

c) Kết bài:

- Câu chuyện "Cây khế" không chỉ là một câu chuyện giải trí, mà còn là một bài học sâu sắc về lòng nhân ái và hậu quả của tham vọng không kiềm chế. Nó nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của lòng biết ơn và sự khiêm tốn, cũng như cảnh báo về nguy hiểm của tham lam và ích kỷ. Câu chuyện này dạy cho chúng ta rằng chỉ có bằng lòng nhân ái và sẵn lòng chia sẻ, chúng ta mới có thể thắng được cuộc sống và tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học