5+ Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai (điểm cao)
Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai (mẫu 1)
- Dàn ý Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
- Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai (mẫu 2)
- Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai (mẫu 3)
- Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai (mẫu 4)
- Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai (mẫu 5)
Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 1
Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca. Góp nhặt vào đề tài đó Đỗ Trung Lai thể hiện thành công nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực. Hình ảnh đó được thể hiện rõ nét qua những câu thơ:
“Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ”.
Cau khô là miếng cau chuyển từ màu xanh sang màu nâu và không thể ăn được nữa, không còn độ ngon nữa. Tác giả mượn hình ảnh cau khô để so sánh với mẹ. Nhìn miếng cau khô tác giả liên tưởng đến người mẹ già luống tuổi hanh hao mà lòng rưng rưng “không cầm được lệ”. Và hình ảnh so sánh độc đáo đó chứa sức gợi lớn trong lòng em, từ hình ảnh người mẹ của tác giả em lại nghĩ về người mẹ thân yêu của mình cũng ngày một già đi, vì thế mà em càng trân trọng mẹ và trân trọng tứ thơ này. Đoạn thơ ngắn gọn với biện pháp so sánh độc đáo đã thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động và tình thương mẹ sâu sắc của nhà thơ.
Dàn ý Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai
1. Mở đoạn
- Giới thiệu chung về một trong ba bài thơ "Mẹ" (Đỗ Trung Lai), "Ông đồ" (Vũ Đình Liên), "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh) đã học
2. Thân đoạn
- Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc đã xác định ở mở đoạn.
+ Em thích nhất câu, khổ thơ, đoạn thơ nào hay cả bài thơ?
+ Em thích chi tiết nội dung hay nghệ thuật đặc sắc nào trong bài thơ? Vì sao?
+ Câu, khổ, đoạn thơ hay chi tiết nội dung hay yếu tố nghệ thuật đó đã mang lại cho em cảm xúc gì?
3. Kết đoạn
-Khái quát lại suy nghĩ của bản than về yếu tố mang lại cảm xúc ấy.
Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 2
Đọc bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai, em thấy rung động sâu sắc về tình cảm của người con dành cho người mẹ kính yêu. Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp hình ảnh người mẹ với tấm lưng gầy "Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng". Hai hình ảnh thơ trái ngược đã nhấn mạnh tâm trạng thảng thốt và nỗi đau thầm lặng trong lòng người con khi nhận ra mẹ đã già. Quy luật khắc nghiệt của thời gian một đi không trở lại làm lòng con càng thêm quặn thắt "Cau gần với trời/ Mẹ thì gần đất". Hình ảnh "cau bổ tám" càng ngày càng nhỏ gợi nên tuổi già móm mém của mẹ. Khi con dần trưởng thành cũng là lúc mẹ trở nên gầy yếu theo năm tháng: "Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ". Và con càng thêm kính trọng nâng niu tình mẹ "con nâng trên tay" nhưng lại không cầm được những giọt nước mắt yêu thương xót xa. Câu hỏi ở cuối bài thơ "Sao mẹ ta già?" như là lời tự vấn chính mình, đồng thời cũng gợi nỗi cô đơn trống trải trong lòng người con. Bằng hình ảnh thơ đối lập, ngôn ngữ mộc mạc và thể thơ 4 chữ ngắn gọn đã khắc họa cho chúng ta hình ảnh người mẹ già luôn tần tảo, đảm đang. Bài thơ như lời nhắc nhở mỗi người hãy biết yêu thương, quan tâm tới mẹ cùng những người thân trong gia đình.
Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 3
Một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ phải kể đến “Mẹ” của Đỗ Trung Lai. Khi đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được đây là lời của người con đang bày tỏ cảm xúc về người mẹ của mình. Tác giả đã sử dụng hình ảnh cây cau vốn gần gũi và quen thuộc, để bộc lộ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già đi. Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng” đã gợi ra sự liên tưởng về tuổi già của mẹ. Cùng với đó, nhà thơ còn sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ” cho thấy sự già nua héo hắt của người mẹ. Trước hiện thực khắc nghiệt đó, người con đã bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp: “Con nâng trên tay/Không cầm được lệ” - đó là nỗi đau đớn, xót xa. Tất cả được dồn nén để rồi người con tự hỏi chính mình: “Ngẩng đầu hỏi giờ/Sao mẹ ta già?”. Câu hỏi không nhận được lời đáp. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Qua bài thơ, người đọc cũng hiểu được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đó là hãy trân trọng những giây phút được ở bên cạnh người mẹ, biết yêu thương và trân trọng người mẹ của mình.
Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 4
“Mẹ” của Đỗ Trung Lai là một tác phẩm đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc. Bài thơ là lời của người con bộc lộ nỗi xót xa, thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi. Cuộc đời của mẹ từng trải qua biết bao nỗi vất vả, nhọc nhằn. Tác giả đã mượn hình ảnh cây cau để nói về mẹ. Sự đối lập giữa mẹ và cau: “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng” và “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng”, “Cau gần với giời - Mẹ thì gần đất” đã tạo ra một ám ảnh cho tiếng thơ tiếng lòng quặn bao nỗi thắt. Đặc biệt, hình ảnh “Một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ” càng làm nổi bật sự giàu nua, héo hon của người mẹ. Điều đó khiến cho “Con nâng trên tay - Không cầm được lệ”. Hai chữ “nâng” và “cầm” đều chỉ động thái của tình cảm. Nếu “nâng” trang trọng kính trọng biết bao thì “cầm” lại nén bao đắng cay bấy nhiêu. Từng cặp biểu cảm được song hành tạo ra bao chất chứa, lời ít mà vọng xa. Chính đây cũng là sự vận động cảm xúc để cuối bài nhân vật trữ tình đã tự hỏi: “Ngẩng hỏi giời vậy - Sao mẹ ta già?”. Câu hỏi tu từ không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn, trống vắng. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Bài thơ thật cảm động, bộc lộ nỗi xót xa thưởng cảm của người con trước hình ảnh già nua của mẹ theo năm tháng.
Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai - mẫu 5
Bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai là một bài thơ viết về người mẹ với những hình ảnh đối lập giàu sức biểu cảm. Ở khổ thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để chỉ ra sự đối lập giữa hình ảnh "mẹ" và "cau": "Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng", "Cau - ngọn xanh rờn/ Mẹ - đầu bạc trắng". Hai hình ảnh, hai màu sắc trái ngược đã nhấn mạnh và làm nổi bật tâm trạng thảng thốt cũng như nỗi đau thầm lặng, quặn thắt trong lòng tác giả khi nhận ra mẹ đã già. Các khổ thơ cứ nối tiếp nhau với hai hình ảnh song song là mẹ và cau ấy. Để rồi tiếp theo đó, tác giả miêu tả mẹ gián tiếp bằng cách so sánh: "Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ". Cách miêu tả này không những gây xúc động mà còn tinh tế và có thể coi là một cách để chủ thể trữ tình lảng tránh khỏi nỗi buồn của chính mình trước hình ảnh mẹ đã già. Cả bài thơ với hai hình ảnh đối sánh là "mẹ" và "cau" đã làm nổi bật hình ảnh người mẹ và tình thương mẹ sâu sắc của nhà thơ.
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều