5+ Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí (điểm cao)

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí - mẫu 1

Chính Hữu là nhà thơ cả cuộc đời sáng tác gắn bó với đề tài ngươì lính. Ông sáng tác không nhiều nhưng ngưòi đọc biết đến những thi phẩm của ông với những bài thơ cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ với hình ảnh hàm súc. Bài thơ Đồng chí được sáng tác những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đc coi là 1 trong những bài thơ hay nhất về cuộc kháng chiến chống Pháp.

"Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo."

Bài thơ khép lại với hình ảnh những người lính đứng giữa rừng hoang sương muối. Câu thơ tự do dài đã mở ra 1 không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu, vắng vẻ. Núi rừng Việt Bắc lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa. Khí hậu núi rừng khắc nghiệt, cái lạnh thấu da thấu thịt khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn, giá rét, thiếu quần áo, đói ăn... biết bao nhiêu thử thách. Nhưng chính những gian nan ấy càng khiến cho tình cảm của họ thêm gắn bó, khiến cho tình người, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn. Họ đứng bên nhau như truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội. Tình cảm ấy như xua bớt cái lạnh lẽo của sương muối.

"Đứng cạnh bên nhau chơ giặc tới"

Giờ phút trước trận chiến đấu, rất căng thẳng, họ sắp bước vào cuộc chiến đấu, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Những giây phút ấy có đồng đội ở bên cạnh quả thật là sự động viên, 1 nguồn tiếp sức, giúp họ vững tâm và bình thản hơn.

Người lính đứng gác nòng súng hướng lên trời cao, nhìn lên như trăng treo đầu súng. Một hình ảnh không thực trong đời sống nhưng rất thực trong cảm giác của con người. Ánh trăng như soi sáng cả khi rừng, đầu súng trăng treo. Ngươì lính trong những phút giây thanh thản hiếm hoi, họ bình thản ngắm vầng trăng cao. Chính sức mạnh của tình đồng đội đã đem lại sự bình yên trong tâm hồn. Họ ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trog hoàn cảnh áo rách quần áo. Sự hòa quyện giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ. Súng là biểu tượng cho chiến tranh, trăng là biểu tượng hòa bình. Cây súng ấy bảo vệ cho vầng trăng hòa bình. Cuộc chiến đấu của ngày hôm nay là để cho ánh trăng hòa bình ngày mai mãi tỏa sáng trên quê hương của những người lính. Súng còn là hiện thực, trăng là lãng mạn. Súng và trăng cũng là một cặp đồng chí. Cặp đồng chí này soi tỏ cho cặp đồng chí kia. Bài thơ khép lại trong hình ảnh giản dị mà vô cùng đẹp. Có lẽ bởi thế, câu thơ cuối cùng đã được chọn làm nhan đề cho cả tập thơ.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Giữa rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo, đầy bất trắc rình rập, họ vững tin đứng cạnh nhau, khoát súng trên vai, đầu súng hướng lên trời, tư thế hiên ngang "chờ giặc tới”.Aùnh trăng đêm, có lẽ là trăng cuối tháng, cứ chếch dần, chếch dần, cho tới khi chạm tới đầu mũi súng, đầu súng như vươn tận lên trời cao. Tác giả đã rất sáng tạo mới viết nên được hình ảnh vừa rất thực, vừa rất lãng mạn, gợi cảm này. Mặt trăng như được cụ thể hoá, trở thành một vật treo trên đầu súng. Biện pháp tương phản càng làm hình ảnh thơ thêm giàu ý nghĩa, Trăng trên trời cao, lơ lửng giữa màn đêm, súng ở dưới đất, đặt trên vai người chiến sĩ , vậy mà ở một góc nhìn đặc biệt, Chính Hữu đã "bắt” được hình ảnh vô cùng độc đáo ấy. Trăng từ muôn đời nay tượng trưng cho cái yên tĩnh, tĩnh lặng, cái thi vị, lãng mạn, còn súng là thứ vũ khí lạnh lùng, nguy hiểm, biểu tượng của chiến tranh,sự tàn phá dữ dội. Thế nhưng khi có bàn tay của Chính Hữu đặt hai hình ảnh ấy lại gần nhau thì chúng lại bổ sung cho nhau, tạo nên một ý nghĩa mới: Súng trong tay kẻ thù mới là vũ khí nguy hiểm, còn súng trong tay hai người đồng đội, người chiến sĩ kia, thì súng là vũ khí để họ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự bình yên, bảo vệ ánh trăng thanh bình.

Trăng trên trời cao soi sáng đôi bạn, như muốm làm bạn với hai người chiến sĩ, muốn ngợi ca, soi rõ tình đồng đội thiêng liêng, cao đẹp của hai người. Hình ảnh mặt trăng treo trên đầu mũi súng còn cho ta thấy được đời người lính chiến không phải lúc nào cũng chỉ là nguy hiểm, là đối mặt với đạn bom, là sự hy sinh, mà cuộc đời của họ còn bắt gặp được những hình ảnh vô cùng lãng mạn, đẹp đẽ, thi vị, ngay trong không gian và thời gian của chiến tranh. Hình ảnh trăng và súng được Chính Hữu chọn để kết thúc bài thơ, như để xoa dịu đi những khó khăn vất vả của người lính chiến, xoá bớt những gian khó hi sinh của họ và để làm sáng lên tình đồng chí cao đẹp của hai người chiến sĩ giữa rừng khuya.

Dàn ý Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Đồng chí và khổ thơ cuối cùng của bài

2. Thân bài

* Không gian chiến đấu khắc nghiệt, hiểm nguy:

"Rừng hoang": không gian rừng núi rộng lớn, hoang vu

"sương muối": điều kiện thời tiết khắc nghiệt mang theo cái lạnh cắt da cắt thịt.

=> Điều kiện chiến đấu gian khổ, khắc nghiệt, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy rình rập.

* Vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí:

"Đứng cạnh bên nhau": Những người lính kề vai sát cánh để làm nhiệm vụ: canh gác, bảo vệ tổ quốc.

"Chờ giặc tới": Tinh thần cảnh giác, luôn chủ động chờ giặc, sẵn sàng chiến đấu cao.

--> Tình đồng chí vẫn tỏa rạng ngay trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất

=> Những khó khăn, thách thức của hoàn cảnh không làm những người lính sờn lòng nản chí mà ngược lại, càng gian khổ thì họ càng quyết tâm, tình cảm đồng đội đồng chí cũng càng thêm gắn bó.

* Hình ảnh "Đầu súng trăng treo"

Hình ảnh thơ vô cùng lãng mạn, nó vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.

Nghĩa tả thực: Trời càng về khuya, mặt trăng như càng xuống thấp, nhìn từ xa vầng trăng ấy như treo trên mũi súng của những người lính.

Nghĩa biểu tượng:

Trăng là cái đẹp thuộc về tự nhiên, nó biểu tượng cho vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, cho hòa bình, tự do.

"súng" lại là phương tiện của chiến tranh, mang sức mạnh hủy diệt.

--> Vầng trăng cũng như người tri kỉ, người đồng hành trong cuộc kháng chiến gian khổ.

--> Hình ảnh "đầu súng trăng treo" còn thể hiện khát vọng, ước mơ về một tương lai hòa bình, tự do của những người lính.

3. Kết bài

Cảm nghĩ chung.

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí - mẫu 2

Là người lính thuộc trung đoàn thủ đô rồi trở thành nhà thơ quân đội, Chính Hữu chủ yếu viết về người lính và hai cuộc kháng chiến. Đồng chí được sáng tác năm 1948, là bài thơ thành công nhất của ông. Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những chiến sĩ quân đội nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ mộc mạc, giản dị, chân chất khi tác giả giới thiệu về quê hương của các anh bộ đội. Các anh mỗi người một quê - những vùng quê nghèo khó - song đã về đây để cùng tham gia kháng chiến, cùng chịu đựng gian khổ, chung lưng đấu cật bên nhau.

Cuộc sống người lính vất vả biết bao nhiêu. Nào : Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá... Lại nữa, những đêm trời rét chỉ có một mảnh chăn mỏng hay những cơn sốt rét rừng hành hạ... Vượt lên trên tất cả những khó khăn đó để "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Chính đôi tay nắm chặt ấy đã nói lên ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng đội, của ý chí quyết tâm đánh giặc.

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đặc sắc:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Ba câu thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong bức tranh trên, nổi bật là ba hình ảnh gắn kết với nhau : Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng hoang sương muối phục kích giặc. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ. Hình ảnh Đầu súng trăng treo là hình ảnh đẹp nhất vì nó vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh tượng trưng.

Tác giả Chính Hữu đã từng nói : "Đầu súng trăng treo, ngoài hình ảnh, bốn chữ này còn có nhịp điệu như lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở rất xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng như một người bạn" Đó là hình ảnh thực của cuộc kháng chiến, của những người lính khi chờ giặc tới.

Ngoài tả thực, hình ảnh "Đầu súng trăng treo" còn mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu, vừa mang tính trữ tình. Vừa chiến sĩ vừa thi sĩ. Đây là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí đang nảy nở, vươn cao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu. Hình ảnh thơ thật độc đáo, gây xúc động bất ngờ, thú vị cho người đọc. Nó nói lên đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của mục đích lí tưởng chiến đấu và tình nghĩa thiêng liêng của anh bộ đội Cụ Hồ.

Với nhịp chậm, giọng thơ hơi cao, ba câu thơ cuối của bài một lần nữa khắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Tình cảm đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của những người lính. Đó là sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, mọi thiếu thốn để chiến thắng kẻ thù. Bài thơ Đồng chí đặc biệt là ba câu kết như một lời nhắn nhủ với mọi người: Hãy biết nâng niu và gìn giữ những tình cảm đẹp trong cuộc sống, phải biết kính trọng những người lính.

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí - mẫu 3

Trong vô số những bài thơ, tác phẩm viết về hình ảnh và cuộc sống của những người lính cách mạng thì bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu được xem là một trong những áng thơ tiêu biểu nhất viết về người nông dân mặc áo lính, cầm súng chiến đấu chống lại thực dân Pháp xâm lược. Trải qua biết bao năm tháng, thế hệ, thế nhưng bài thơ trên vẫn luôn được độc giả dành một tình cảm lớn lao, trân trọng.

Bài thơ được tác giả sáng tác nhằm ca ngợi tình đồng đội luôn sát cánh bên nhau trong những giờ khắc vào sinh ra tử. Tuy cuộc sống có muôn vàn khó khăn, bên tai ngày đêm là tiếng đạn bom nhưng cũng chẳng thể nào làm lu mờ đi chất thơ trong mỗi người lính cùng với những thứ tình cảm hết mực thiêng liêng và cao quý.

Với hai mươi dòng thơ và được khép lại bởi ba câu thơ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Đã khắc họa nên phần nào cuộc sống khắc nghiệt của người lính, thế nhưng, ở giữa những người lính vẫn luôn tồn tại những tình cảm, tình thân gắn bó, ấm áp. Trong những màn đêm lạnh giá, tay cầm súng sẵn sàng chiến đấu, họ đứng cạnh nhau để tiếp thêm sức mạnh cho anh em đồng đội.

Mỗi chặng đường hành quân là tràn ngập những gian lao, vất vả, những người lính phải sống trong cảnh “rừng hoang sương muối”, lạnh đến thấu da cắt thịt trong những đêm đông giá lạnh. Trong khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt ấy, họ vẫn phải luôn giữ vững tinh thần, tỉnh táo “chờ giặc tới”. Chỉ ba từ ấy của Chính Hữu đã càng làm tôn thêm phong thái oai hùng của những người lính. Họ chẳng hề tỏ vẻ sợ sệt, yếu đuối trước giặc pháp hùng mạnh. Từ “chờ” thể hiện sự chủ động, mạnh mẽ của những anh lính cụ Hồ, một tinh thần bất diệt, không quản ngại khó khăn gian khổ luôn được các anh thể hiện dù trong bất cứ một khoảng không gian và hòa cảnh nào.

Những người chiến sỹ ấy luôn đồng hành cùng nhau, nhưng tuyệt thay, họ còn luôn có ánh trăng làm bạn. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” làm khung cảnh trở nên có chút mộng mơ, thực ảo. Ngọn súng hướng về phía quân thù, ánh trăng lại như muốn hòa cùng không khí nơi đây. Trăng luôn lặng lẽ, yên tĩnh để ủng hộ các anh. Ánh trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh bình, khi màn đêm yên tĩnh, không có khói lửa đạn bom, không có hình ảnh của những người lính phải ngã xuống hi sinh vì đất nước, ánh trăng càng trở nên êm đềm xiết bao. Tương phản với trăng, là ngọn súng, là cuộc sống chiến đấu gian khổ. Qủa thực, “đầu súng trăng treo” là hình ảnh, chi tiết đắt giá nhất trong toàn bộ bài thơ của nhà thơ Chính Hữu. Đối với người lính, tuy khó khăn gian khổ là vậy nhưng tâm hồn của các anh vẫn rất lạc quan, yêu đời. Họ san sẻ hơi ấm, niềm tin về một tương lai đất nước được thống nhất, hòa bình. Họ quên đi những nỗi sợ về bệnh tật, cái chết, trong màn đêm nơi đây, cùng với ánh trăng soi tỏ lòng người lính về những ước muốn đẹp tươi.

Một lời kết nhẹ nhàng, đẹp đẽ chẳng lời nào có thể miêu tả hết được giá trị của những vầng thơ ấy. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đã làm sống lại tinh thần của những người lính cụ Hồ, không chỉ thế, những thế hệ trẻ ngày hôm nay còn được hiểu hơn về những hi sinh cao cả của thế hệ đi trước, cùng với tình cảm đồng chí, tương thân tương ái của cả dân tộc Việt.

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí - mẫu 4

Trong vô số những bài thơ, tác phẩm viết về hình ảnh và cuộc sống của những người lính cách mạng thì bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu được xem là một trong những áng thơ tiêu biểu nhất viết về người nông dân mặc áo lính, cầm súng chiến đấu chống lại thực dân Pháp xâm lược. Trải qua biết bao năm tháng, thế hệ, thế nhưng bài thơ trên vẫn luôn được độc giả dành một tình cảm lớn lao, trân trọng.

Bài thơ được tác giả sáng tác nhằm ca ngợi tình đồng đội luôn sát cánh bên nhau trong những giờ khắc vào sinh ra tử. Tuy cuộc sống có muôn vàn khó khăn, bên tai ngày đêm là tiếng đạn bom nhưng cũng chẳng thể nào làm lu mờ đi chất thơ trong mỗi người lính cùng với những thứ tình cảm hết mực thiêng liêng và cao quý.

Với hai mươi dòng thơ và được khép lại bởi ba câu thơ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Đã khắc họa nên phần nào cuộc sống khắc nghiệt của người lính, thế nhưng, ở giữa những người lính vẫn luôn tồn tại những tình cảm, tình thân gắn bó, ấm áp. Trong những màn đêm lạnh giá, tay cầm súng sẵn sàng chiến đấu, họ đứng cạnh nhau để tiếp thêm sức mạnh cho anh em đồng đội.

Mỗi chặng đường hành quân là tràn ngập những gian lao, vất vả, những người lính phải sống trong cảnh “rừng hoang sương muối”, lạnh đến thấu da cắt thịt trong những đêm đông giá lạnh. Trong khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt ấy, họ vẫn phải luôn giữ vững tinh thần, tỉnh táo “chờ giặc tới”. Chỉ ba từ ấy của Chính Hữu đã càng làm tôn thêm phong thái oai hùng của những người lính. Họ chẳng hề tỏ vẻ sợ sệt, yếu đuối trước giặc pháp hùng mạnh. Từ “chờ” thể hiện sự chủ động, mạnh mẽ của những anh lính cụ Hồ, một tinh thần bất diệt, không quản ngại khó khăn gian khổ luôn được các anh thể hiện dù trong bất cứ một khoảng không gian và hòa cảnh nào.

Những người chiến sỹ ấy luôn đồng hành cùng nhau, nhưng tuyệt thay, họ còn luôn có ánh trăng làm bạn. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” làm khung cảnh trở nên có chút mộng mơ, thực ảo. Ngọn súng hướng về phía quân thù, ánh trăng lại như muốn hòa cùng không khí nơi đây. Trăng luôn lặng lẽ, yên tĩnh để ủng hộ các anh. Ánh trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh bình, khi màn đêm yên tĩnh, không có khói lửa đạn bom, không có hình ảnh của những người lính phải ngã xuống hi sinh vì đất nước, ánh trăng càng trở nên êm đềm xiết bao. Tương phản với trăng, là ngọn súng, là cuộc sống chiến đấu gian khổ. Qủa thực, “đầu súng trăng treo” là hình ảnh, chi tiết đắt giá nhất trong toàn bộ bài thơ của nhà thơ Chính Hữu. Đối với người lính, tuy khó khăn gian khổ là vậy nhưng tâm hồn của các anh vẫn rất lạc quan, yêu đời. Họ san sẻ hơi ấm, niềm tin về một tương lai đất nước được thống nhất, hòa bình. Họ quên đi những nỗi sợ về bệnh tật, cái chết, trong màn đêm nơi đây, cùng với ánh trăng soi tỏ lòng người lính về những ước muốn đẹp tươi.

Một lời kết nhẹ nhàng, đẹp đẽ chẳng lời nào có thể miêu tả hết được giá trị của những vầng thơ ấy. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu đã làm sống lại tinh thần của những người lính cụ Hồ, không chỉ thế, những thế hệ trẻ ngày hôm nay còn được hiểu hơn về những hi sinh cao cả của thế hệ đi trước, cùng với tình cảm đồng chí, tương thân tương ái của cả dân tộc Việt.

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí - mẫu 5

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ dường như là một nguồn cảm hứng bất tận để các nhà thơ, nhà văn viết lên những tác phẩm của mình. Thế nhưng khi viết về đề tài này, áng thơ tiêu biểu nhất về những người nông dân mặc áo lính, chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc phải kể tới bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu.

Bài thơ chỉ với hai mươi dòng thơ ngắn ngủi thế nhưng nhà thơ Chính Hữu lại vẽ lên được một bức tranh đầy sinh động về tình đồng chí, đồng đội - những người luôn sát cánh bên nhau, vào sinh ra tử cùng nhau. Cho dù cuộc đời người lính đầy những gian lao, khó khăn mà họ phải vượt qua, bao hiểm nguy trong mưa bom bão đạn thế nhưng chẳng thể nào làm lu mờ đi thứ tình cảm thiêng liêng ấy. Bài thơ được nhà thơ khép lại với những câu thơ rất giàu hình ảnh:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Chỉ với ba câu thơ ngắn thế nhưng người đọc dường như cảm nhận được một cách rất chân thực, sâu sắc những tình cảm ở những người lính - một thứ tình cảm thật gắn bó, ấm áp và chân thành. Trên con đường hành quân của mình, họ luôn phải ở trong những cánh rừng hoang vu, với những đêm sương muối lạnh đến cắt da cắt thịt. Vậy mà trong cái hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy, họ vẫn luôn phải tỉnh táo, luôn trong tư thế sẵn sàng chờ giặc tới. Những người lính ấy chẳng hề tỏ vẻ sợ sệt hay yếu đuối mà họ cho thấy một phong thái vô cùng chủ động qua từ "chờ" - họ luôn sẵn sàng chiến đấu trong mọi không gian, hoàn cảnh, cùng chung một mục tiêu giành lại nền độc lập tự do của Tổ quốc.

Trong cánh rừng đêm ấy, không chỉ có những người chiến sĩ luôn đồng hành cùng nhau mà họ còn có thêm một người bạn rất thân thuộc - đó chính là ánh trăng sáng trên bầu trời. Hình ảnh đầu súng trăng treo ở cuối bài thơ đã khiến khung cảnh nơi đây vừa có thực, vừa có ảo. Cây súng luôn hướng lên trên, và ánh trăng như sà xuống để treo lên đầu cây súng, như muốn tiếp thêm sức mạnh cho những người lính. Những cây súng luôn là hình ảnh biểu tượng cho chiến tranh, cho mất mát đau thương. Ngược lại với nó, hình ảnh ánh trăng lại là biểu tượng của thanh bình, biểu tượng của một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc. Thế nhưng nhà thơ Chính Hữu đã đặt hai hình ảnh đối lập này cạnh nhau mà chẳng hề mâu thuẫn. Ngược lại, chúng lại càng bổ sung thêm ý nghĩa cho nhau: cây súng mà những người chiến sĩ đang cầm ở đây là những cây súng của chính nghĩa, là thứ vũ khí để bảo vệ cho nền độc lập của dân tộc, là công cụ để giúp nhân dân được sống một cuộc sống ấm no, hòa bình.

Hình ảnh đầu súng trăng treo đặt ở cuối bài thơ là một lời kết nhẹ nhàng, đẹp đẽ nhưng lại ẩn chứa thật nhiều giá trị trong đó. Hình ảnh ấy cho thấy rằng trong gian khổ, hiểm nguy của thời chiến nhưng cuộc sống của những anh bộ đội cụ Hồ vẫn có chút gì đó lãng mạn, đầy thi vị. Bài thơ "Đồng chí" cùng với hình ảnh này đã làm sinh động tinh thần của những người lính cũng như giúp người đọc cảm nhận và hiểu thêm về những hi sinh, mất mát của cha ông ta trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí - mẫu 6

Nhắc đến những tác phẩm thơ ca lấy hình ảnh người lính làm đề tài, thật thiếu sót khi không nhắc tới những tác phẩm của nhà thơ Chính Hữu. Mặc dù ông không sáng tác nhiều thế nhưng những thi phẩm của ông đều chất chứa rất nhiều cảm xúc, được thể hiện thông qua những ngôn ngữ và hình ảnh đầy mộc mạc, hàm súc. Đồng chí là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông cũng như là một bài thơ hay nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. 

Bài thơ được mở đầu bằng cách giới thiệu về những anh bộ đội cụ Hồ, mỗi người đến từ một miền quê khác nhau nhưng cùng nhau tụ về một chỗ để cùng tham gia chiến đấu giành lại nền độc lập, tự do của đất nước. Họ cùng nhau trải qua biết bao những khó khăn, vất vả thế nhưng vượt khỏi những khó khăn ấy chính là một tình cảm đồng chí, đồng đội, một ý chí quyết tâm của những con người ấy. Để rồi đến cuối bài thơ, tác giả đã sử dụng một hình ảnh thơ thật đẹp, thật đặc biệt để khép lại:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Ba câu thơ kết ấy đã vẽ lên một bức tranh với hình ảnh trung tâm là những người lính đang đứng giữa nơi núi rừng hoang vu, lạnh lẽo. Những câu thơ ngắn gọn thế nhưng lại mở ra một không gian rộng lớn nơi núi rừng Việt Bắc, với cái lạnh thấu xương cùng màn sương trắng xoá, dày đặc bao phủ lấy những người lính cụ Hồ. Trong cái khí hậu khắc nghiệt ấy, họ đã phải trải qua biết bao nhiêu thử thách, khó khăn, thiếu thốn... Thế nhưng có lẽ trong hoàn cảnh như vậy, trải qua những thử thách, gian nan mới khiến cho tình cảm của họ ngày càng trở nên gắn bó bền chặt, khiến cho tình cảm đồng chí của họ càng thêm khăng khít hơn. Chính những tình cảm ấy là thứ vũ khí mạnh mẽ nhất để xua đi cái lạnh giá nơi núi rừng.

Giữa nơi núi rừng ấy, họ đang đứng trong một tâm thế đầy căng thẳng, luôn sẵn sàng bước vào chiến đấu vì Tổ quốc: 

"Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới"

Trong thời khắc ấy, giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết thế nhưng những người lính vẫn đứng bên nhau - đó là một sự động viên, là một nguồn sức mạnh to lớn để giúp cho họ vững tâm chiến đấu hơn rất nhiều. Những người lính ấy khi đứng gác nòng súng luôn hướng lên bầu trời cao, và mặt trăng trên bầu trời ấy như thể đang được treo lên đầu súng. Dù chỉ là một hình ảnh tưởng tượng thế nhưng nó rất thực trong cảm nhận của con người. Trong những giây phút yên bình hiếm hoi ấy, những người lính vẫn thả hồn mình vào vầng trăng trên cao kia, để ngắm nhìn và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên. Có lẽ chính tình đồng chí, đồng đội đã tiếp cho họ thêm sức mạnh, thêm niềm tin để có thể bình thản giữa một hoàn cảnh căng thẳng như vậy. Súng và trăng còn là hai hình ảnh đối lập khi súng đại diện cho chiến tranh còn trăng là biểu tượng của hoà bình. Thế nhưng có lẽ cây súng ở đây không phải là hiện diện của chiến tranh phi nghĩa mà là thứ vũ khí để bảo vệ cho vầng trăng hoà bình. Dưới cái nhìn của nhà thơ Chính Hữu, hai hình ảnh súng và trăng đã trở thành một đôi bạn: súng trong tay những người đồng đội, người chiến sĩ là để bảo vệ sự bình yên, bảo vệ cho ánh trăng luôn được yên bình. Đó cũng là thông điệp mà tác giả khéo léo lồng vào trong thi phẩm của mình, cuộc chiến đấu này là để bảo vệ cho Tổ quốc, để đất nước và nhân dân luôn được sống trong hoà bình, trong ấm no và hạnh phúc.

Hình ảnh "đầu súng trăng treo" ấy còn cho thấy một góc đầy lãng mạn và thi vị trong cuộc đời của những người lính. Bên cạnh những sự hiểm nguy luôn rình rập, cuộc sống của họ vẫn luôn có những khoảng lặng đầy thi vị, đẹp đẽ ngay khi đang trong không gian chiến tranh nguy hiểm. Hình ảnh của súng và trăng được nhà thơ lựa chọn một cách đầy tinh tế, khéo léo đã làm dịu đi một phần nào đó những khó khăn, vất vả của người lính, đồng thời làm tôn lên vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội.

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí - mẫu 7

Đề tài người lính và chiến tranh luôn là một đề tài thu hút rất nhiều cây bút. Có rất nhiều tác giả viết hay viết cảm xúc về nó. Thế nhưng Chính Hữu với một cái nhìn mới, một cách khai thác mới đã mang đến cho người đọc nhiều tình cảm sâu sắc. Đó có thể là những dư âm còn lắng đọng mãi trong những câu cuối bài thơ “Đồng chí” như một khúc ngân giữa bản nhạc trầm lắng hào hùng về tình đồng đội ấy:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”

Cả bài thơ của mình Chính Hữu đã mang độc giả đến với một bản nhạc trữ tình sâu lắng về tình người, tình đồng đội trong chiến tranh. Đó như là những lời tâm tình thủ thỉ tha thiết nhất của những người lính trong đêm trăng chờ phục kích. Tình cảm ấy đã được bồi đắp từ những thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống đời thường đến những thử thách cam go ngoài mặt trận. Và rồi nó đã trở thành thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý đó là tình đồng chí. Hai người lính với hai xuất phát điểm khác nhau, hai miền đất khác nhau nhưng lại có nhiều nét tương đồng, tưởng lạ mà quen tưởng riêng mà hóa lại chung. Đó chính là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu mảnh đất chữ S mãnh liệt này. Và nó đã đâm chồi nở rộ trong đêm trăng chờ giặc này:

“Đêm nay rừng hoang sương muối”

Phải có ai đã từng sống trong rừng sống trong những năm tháng khói lửa chiến tranh thiếu thốn mới hiểu được những vất vả mà các anh đã phải trải qua. Cái lạnh của rừng cắt da cắt thịt trong khi áo thì rách vai, chân thì không giày…. Thế nhưng vượt lên hoàn cảnh thiếu thốn có một thứ tình cảm vẫn tỏa sáng mạnh mẽ và trở nên kì vĩ lạ thường:

“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

Đến đây ta dường như không còn cảm nhận được cái rét lạnh buốt của rừng già, cái u tối của không gian nữa mà thay vào đó là hình ảnh vô cùng đẹp và oai hùng. Hai anh chiến sĩ dựa nhau chờ giặc tới. Các anh tuy hai mà một đã làm bừng sáng cả bài thơ. Đến những giờ phút mong manh ranh giới sinh và tử, thiên đường và địa ngục, độc lập và xiềng xích các anh vẫn sát cánh bên nhau và trao cho nhau những thứ tình người ấm áp.

Thơ của Chính Hữu như thấy hơi ấm lan tỏa đến từng mạch máu cơ thể. Nó bắt nguồn từ những thứ cảm xúc chân thành và mộc mạc. Hình ảnh cuối cùng có thể coi là đắt nhất và đẹp nhất trong tâm hồn độc giả:

“Đầu súng trăng treo”

Đọc đến đây ta bỗng liên tưởng đến câu thơ của Quang Dũng trong “Tây Tiến”:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

Câu thơ của Chính Hữu vừa mang nét mờ ảo lại mang nét tả thực, có thể nói nó chính là cái táo bạo mới mẻ và nhà thơ khám phá. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất chưa bao giờ lại gần đến thế nó chỉ cách nhau một chữ “treo” mà thôi. Phải chăng ngoài ý nghĩa lãng mạn nhà thơ còn muốn thể hiện một ý nghĩa sâu xa khác? Đó chính là mong muốn khát vọng về một ngày mai hòa bình và hạnh phúc? Sau đêm nay ngày mai bình minh sẽ ló dạng xua tan đi những cái buốt giá của thời gian và không gian?

Có thể nói ba câu thơ cuối cùng của bài thơ như một lời kết nhẹ nhàng và lắng đọng trong tâm trí của người chiến sĩ cũng như độc giả. Nó đã gợi cho người đọc biết bao nhiêu ấn tượng bao nhiêu suy nghĩ đặc sắc. Đó là ánh sáng của tự do, của độc lập mà chúng ta hướng tới trong một tương lai không xa.

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí - mẫu 8

Chính Hữu là nhà thơ - chiến sĩ tiêu biểu trong phong trào thơ ca kháng chiến giai đoạn chống thực dân Pháp. Ông viết không nhiều nhưng các tác phẩm của ông đều rất đặc sắc khi tái hiện sống động không gian chiến trường và "chất lính" đậm nét của những người chiến sĩ. Xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Chính Hữu có thể kể đến bài thơ Đồng chí. Đồng chí được coi là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp khi xây dựng thành công vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí. Vẻ đẹp ấy được thể hiện xuyên suốt bài thơ, đặc biệt trong những khổ thơ cuối nó được khái quát để trở thành biểu tượng đẹp đẽ của tình đồng chí qua một hình ảnh thơ đặc sắc.

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

Khổ thơ cuối đã mở ra trước mắt người đọc không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu "rừng hoang". Không gian ấy không chỉ vắng lặng, tiềm ẩn những nguy hiểm rình rập mà còn vô cùng khắc nghiệt khi có sương muối lạnh buốt da buốt thịt. Những người chiến sĩ làm nhiệm vụ trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, họ không chỉ phải đương đầu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt bằng những chiếc áo "rách vai", với "quần có vài mảnh vá", "chân không giày" mà còn luôn trong trạng thái cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao với kẻ thù. Khó khăn là vậy, hiểm nguy là vậy thế nhưng tình đồng chí vẫn tỏa rạng ngay trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất:

"Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới"

Những khó khăn, thách thức của hoàn cảnh không làm những người lính sờn lòng nản chí mà ngược lại, càng gian khổ thì họ càng quyết tâm, tình cảm đồng đội đồng chí cũng càng thêm gắn bó. Trong bất kì hoàn cảnh nào họ cũng kề vai sát cánh bên nhau để chiến đấu, cũng là để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, xua đi cái lại giá của thời tiết. "Chờ giặc tới" đã thể hiện tinh thần chủ động đợi giặc, sẵn sàng chiến đấu của những anh bộ đội cụ Hồ.

"Đầu súng trăng treo"

Câu thơ cuối ngắn gọn mà giàu giá trị biểu đạt, đây cũng được coi là câu thơ kết tinh cho giá trị của cả bài thơ, là biểu tượng đẹp đẽ nhất của tình đồng chí. Đầu súng trăng treo là một hình ảnh thơ vô cùng lãng mạn, nó vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Trời càng về khuya, mặt trăng như càng xuống thấp, nhìn từ xa vầng trăng ấy như treo trên mũi súng của những người lính. Trăng là cái đẹp thuộc về tự nhiên, nó biểu tượng cho vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, cho hòa bình, tự do. Trong khi đó "súng" lại là phương tiện của chiến tranh, mang sức mạnh hủy diệt. Sự kết nối kì diệu giữa hai vật trăng-súng tưởng chừng không hề liên quan đến nhau lại mang ý nghĩa biểu đạt vô cùng sâu sắc. Trong cảm nhận của những người chiến sĩ, vầng trăng cũng như người tri kỉ, người đồng hành trong cuộc kháng chiến gian khổ. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" còn thể hiện khát vọng, ước mơ về một tương lai hòa bình, tự do của những người lính. Sự xuất hiện của cặp hình tượng vầng trăng-khẩu súng đã xua đi cái dữ dội, khắc nghiệt của chiến tranh, mang đến cho người đọc những cảm nhận đầy lãng mạn, thơ mộng. Câu thơ cũng gợi ra tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm tin mạnh mẽ vào tương lai tươi sáng của những người lính.

Như vậy, trong khổ thơ cuối cùng nhà thơ Chính Hữu đã mở ra không gian chiến đấu đầy khắc nghiệt, hiểm nguy nơi rừng thiêng nước độc, đồng thời cũng khép lại bức tranh về tình đồng chí bằng những hình ảnh thật đẹp, thật lãng mạn. Cái gian khó, hiểm nguy của cuộc chiến đấu không làm chùn bước những người lính mà ngược lại nó như một phép thử để làm sâu sắc hơn quyết tâm chiến đấu và tình cảm yêu thương, gắn kết giữa họ.

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí - mẫu 9

Không biết tự bao giờ ánh trăng đã đi vào văn học như một huyền thoại đẹp. ở truyền thuyết "Chú cuội cung trăng" hay Hằng Nga trộm thuốc trường sinh là những mảng đời sống tinh thần bình dị đậm đà màu sắc dân tộc của nhân dân ta. Hơn thế nữa, trăng đã đi vào cuộc chiến đấu, trăng bảo vệ xóm làng, trăng được Chính Hun kết tinh thành hình ảnh "đầu súng trăng treo" rất đẹp trong bài thơ Đồng chí của mình.

Sau hơn mười năm làm thơ, Chính Hữu cho ra mắt tập "Đầu súng trăng treo". Thế mới biết tác giả đắc ý như thế nào về hình ảnh thật đẹp, thơ mộng, rất thực nhưng không thiếu nét lãng mạn đó.

Đầu súng trăng treo- đó là một hình ảnh tả thực một bức tranh tả thực và sinh động. Giữa núi rừng heo hút "rừng hoang sương muối" giữa đêm thanh vắng tĩnh mịch bỗng xuất hiện một ánh trăng treo lơ lửng giữa bầu trời. Và hình ảnh này cũng thật lạ làm sao, súng và trăng vốn tương phản với nhau, xa cách nhau vời vợi bỗng hòa quyện vào nhau thành một hình tượng gắn liền. Nhà thơ không phải tả mà chỉ gợi, chỉ đưa hình ảnh nhưng ta liên tưởng nhiều điều. Đêm thanh vắng người lính bên nhau chờ giặc tới, trăng chếch bóng soi sáng rừng hoang bao la rộng lớn, soi sáng tình cảm họ, soi sáng tâm hồn họ... Giờ đây, người chiến sĩ như không còn vướng bận về cảnh chiến đấu sắp diễn ra, anh thả hồn theo trăng, anh say sưa ngắm ánh trăng toả ngời trên đỉnh núi, tâm hồn người nông dân "nước mặn đồng chua" hay "đất cày trên sỏi đá" cằn cỗi ngày nào bỗng chốc trở thành người nghệ sĩ đang ngắm nhìn vẻ đẹp ánh trăng vốn có tự ngàn đời. Phải là một người có tâm hồn giàu lãng mạn và một phong thái ung dung bình tĩnh lạc quan thì anh mới có thể nhìn một hình ảnh nên thơ như thế. Chút nữa đây không biết ai sống chết, chút nữa đây cũng có thể là giây phút cuối cùng ta còn ở trên đời này nhưng ta vẫn "mặc kệ", vẫn say sưa với ánh trăng. Ánh trăng như xua tan cái lạnh giá của đêm sương muối, trăng tỏa sáng làm ngời ngời lòng người, trăng như cùng tham gia, cùng chứng kiến cho tình đồng chí đồng đội thiêng liêng của những người lính. Trăng truyền thêm sức mạnh cho họ, tắm gội tâm hồn họ thanh cao hơn, trong sạch hơn, trăng cũng là bạn, là đồng chí của anh bộ đội Cụ Hồ.

Đầu súng trăng treo - hình ảnh thật đẹp và giàu sức khái quát. Súng và trăng kết hợp với nhau: súng tượng trưng cho chiến đấu - trăng là hình ảnh của thanh bình hạnh phúc. Súng là con người, trăng là đất nước quê hương của bốn nghìn năm văn hiến. Súng là hình ảnh người chiến sĩ gan dạ kiên cường - Trăng là hình ảnh người thi sĩ. Sự kết hợp hài hoà tạo nên nét lãng mạn bay bổng vừa gợi tả cụ thể đã nói lên lý tưởng, mục đích chiến đấu mà người lính ấy đang tham gia. Họ chiến đấu cho sự thanh bình, chiến đấu cho ánh trăng mãi nghiêng cười trên đỉnh núi. Ta hãy tưởng tượng xem: giữa đêm khuya rừng núi trập trùng bỗng hiện lên hình ảnh người lính đứng đó với súng khoác trên vai, nòng súng chếch lên trời và ánh trăng lơ lửng ngay nòng ngọn súng. Đó là biểu tượng Khát Vọng Hoà Bình, nó tượng trưng cho tư thế lạ quan bình tĩnh, lãng mạn của người bảo vệ Tổ quốc.

Cái thân của câu thơ "Đầu súng trăng treo" nằm ở từ "treo", ta thử thay bằng từ mọc thì thật thà quá, làm sao còn nét lãng mạn? Và hãy thay một lần nữa bằng từ "lên" cũng không phù hợp, vì nó là hiện tượng tự nhiên: trăng tròn rồi khuyết, trăng lên trăng lặn sẽ không còn cái bất ngờ màu nhiệm nữa. Chỉ có trăng "treo". Phải, chỉ có "Đầu súng trăng treo" mới diễn tả hết được cái hay, cái bồng bềnh thơ mộng của một đêm trăng "đứng chờ giặc tới", chẳng thơ mộng chút nào. Ta nên hiểu bài thơ dường như được sáng tác ở thời điểm hiện tại "đêm nay" trong một không gian mà mặt đất là "rừng hoang sương muối" lạnh lẽo và lòng đầy phấp phỏng giặc sẽ tới có nghĩa là cái chết có thể đến từng giây từng phút. Thế nhưng người lính ấy vẫn đứng cạnh nhau để tâm hồn họ vút lên nở thành vầng trăng. Nếu miêu tả hiện thực thì vầng trăng ấy sẽ có hình khối của không gian ba chiều. ở đây, từ điểm nhìn xa, cả vầng trăng và súng đều tồn tại trên một mặt phẳng và trong hội hoạ nó mang tính biểu tượng cao. Tố Hữu cũng có một câu thơ kiểu này: "ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan" và Phạm Tiến Duật thì "Và vầng trăng vượt lên trên quầng lửa" hay Hoàng Hữu "Chỉ một nửa vầng trăng thôi một nửa. Ai bỏ quên ở phía chân trời...". Nhưng có lẽ hay nhất vẫn là "Đầu súng trăng treo".

Như đã nói ở trên, không phải ngẫu nhiên mà Chính Hữu lấy hình ảnh "Đầu súng trăng treo" làm tựa đề cho tập thơ của mình. Nó là biểu tượng, là khát vọng và cũng là biểu hiện tuyệt vời chất lãng mạn trong bài thơ cách mạng. Lãng mạn nhưng không thoát ly, không quên được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Lãng mạn vì con người cần có những phút sống cho riêng mình. Trước cái đẹp mà con người trở nên thờ ơ lãnh đạm thì cuộc sống vô cùng tẻ nhạt. Âm hưởng của câu thơ đã đi đúng với xu thế lịch sử của dân tộc. Hình ảnh trăng và súng đã có nhiều trong thơ Việt Nam nhưng chưa có sự kết hợp kỳ diệu nào bằng hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu.

Nếu như Elsa Triolet - nữ văn sĩ Pháp có nói "Nhà văn là người cho máu" thì tôi hãnh diện nói với văn sỹ rằng: Chính Hữu đã cho máu để tạo nên câu thơ tuyệt vời để cống hiến cho cuộc kháng chiến của chúng ta. Và bạn ơi! Bạn hãy thả cùng tôi những chú chim trắng trên bầu trời, hãy hát vang lên ca khúc hoà Bình vì hình ảnh đầu súng trăng treo mà nhà thơ đã gửi vào đó bao nhiêu khát vọng nay đã thành hiện thực.

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí - mẫu 10

Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, ông tham gia quân đội năm 1947 và bắt đầu làm thơ, Chính Hữu viết không nhiều nhưng có vị trí rất xứng đáng trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Đề tài thành công của ông là đề tài về người lính và tiêu biểu là bài thơ Đồng chí. Bài thơ ra đời năm 1948 sau khi Chính Hữu cùng đồng đội vừa trải qua chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947. Bài thơ đã đề cập tới một thứ tình cảm mới mẻ và thiêng liêng của những người lính, anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đó là tình đồng chí.

Bài thơ gồm hai mươi dòng thơ với ngôn ngữ bình dị giọng điệu thủ thỉ tâm tình cảm xúc dồn nén, Đồng chí ca ngợi tình đồng chí gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của người lính anh bộ đội cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi đánh giặc trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí, đồng đội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong mạch cảm xúc của bài thơ Đồng chí và tạo nên những nốt ngân tuyệt vời ở ba câu thơ cuối:

"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."

Giữa rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo, đầy bất trắc rình rập, họ vững tin đứng cạnh nhau, khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời, tư thế hiên ngang "chờ giặc tới". Ánh trăng đêm, có lẽ là trăng cuối tháng, cứ chết dần, chết dần, cho tới khi chạm tới đầu mũi súng, đầu súng như vươn tận lên trời cao.

Bước vào cuộc chiến tranh, những người lính phải trải qua bao khó khăn, gian khổ với thực tại khốc liệt nghiệt ngã. Những người lính quên sao được những đêm đông giá rét phải đối mặt với sự giá lạnh đến tê người của "rừng hoang sương muối" nhưng chính ở cái nơi mà sự sống và cái chết chỉ còn là gang tấc, họ vẫn: "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", họ vẫn luôn kề vai sát cánh bên nhau, vẫn chủ động đón nhận thử thách, thậm chí cả sự hi sinh. Trong cái lạnh của rừng đêm còn có cái ấm áp, nồng hậu của tình đồng chí, cái trong trẻo của lí tưởng cách mạng. Tác giả Chính Hữu bất ngờ khép lại bài thơ của mình bằng hình ảnh: "Đầu súng trăng treo". Hai hình ảnh tưởng chừng như trái ngược nhau nhưng không, đó là sự kết hợp hài hòa giữa cảm hứng hiện thực và lãng mạn thể hiện cái tài của nhà thơ. Đọc câu thơ, ta như cảm nhận được sự đối lập giữa "súng" "trăng". Đằng sau khẩu súng trường ấy người ta thấy được cái khốc liệt nghiệt ngã của chiến tranh, vẫn câu thơ ấy ta cũng đồng thời thấy được cái vẻ đẹp êm ái, dịu hiền của "trăng" hòa bình. "Súng" và "trăng" đi liền kề với nhau trong câu thơ gợi lên trong lòng người đọc biết bao liên tưởng thú vị về sự hòa quyện giữa cứng rắn và dịu hiền, giữa chiến sĩ và thi sĩ. Đó như một biểu tượng đẹp đẽ trong tâm hồn của con người Việt Nam, vừa can trường, quả cảm, rắn rỏi nhưng cũng rất đỗi hào hoa, lãng mạn và đầy thơ mộng, mộng mơ. Những người lính cầm súng chiến đấu cho vầng trăng hòa bình, hơn ai hết họ hiểu rằng bảo vệ quê hương đất nước cũng chính là bảo vệ gia đình, người thân yêu. Phải chăng vì thế mà người lính sẵn sàng chấp nhận, đối mặt với khó khăn thử thách để giành lại cuộc sống ấm no hạnh phúc?

Bài thơ hình thành khái niệm lại kết thúc bằng một hình ảnh giàu chất thơ đưa tình đồng chí từ tình người vào với tình thiên nhiên tươi đẹp. HÌnh ảnh đồng chí gian nan, cực khổ, chịu đựng trong chiến đấu bỗng sáng lên trong ánh trăng, trở nên lạc quan và đầy mơ mộng. Chúng ta thấy trong cái gian khổ, khó khăn của chiến trường vẫn có một sức mạnh chung: chờ giặc tới để cái đầu súng sẵn sàng chĩa vào quân thù. Cái đầu súng nóng lên khi nổ đạn nhưng sẽ mát dịu nhờ ánh trăng, ánh trăng treo, ánh trăng chẳng bao giờ tắt như sự tin tưởng về một ngày chiến thắng trong tương lai, đồng chí sẽ trở về sống trong hòa bình.

Trang thơ của Chính Hữu đã khép lại từ rất lâu rồi nhưng người đọc vẫn cảm thấy đâu đây cái dư vị ngân nga về bức tranh và nhất là biểu tượng của tình đồng chí đồng đội thiêng liêng cao cả.

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí - mẫu 11

Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ đầy gian khổ, đau thương nhưng không kém phần hào hùng. Và một câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao một đất nước nhỏ bé, lạc hậu như Việt Nam lại có thể đương đầu và giành chiến thắng vẻ vang trước hai cường quốc sừng sỏ, hùng mạnh như Pháp và Mĩ. Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng tinh thần kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam thì chẳng thể nói hết được bằng lời. Đặc biệt, để tạo được sức mạnh lớn như vậy trong chiến đấu là vì con người Việt Nam biết đoàn kết, biết hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong chiến tranh. Bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu đã thể hiện được tương quan đoàn kết đầy đặc biệt giữa những người lính - cơ sở sức mạnh của kháng chiến.

Bài thơ Đồng chí được sáng tác năm 1948 - đây là thời điểm mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta bước vào giai đoạn khốc liệt, căng thẳng. Những người lính đã trải qua những ngày tháng chiến đấu vô cùng gian khổ, nhưng cũng chính trong hoàn cảnh này, tình đồng chí, đồng đội đã xua đi được cái khốc liệt của khói lửa của chiến tranh,làm sáng lên tình người giữa con người với con người.

Những người lính đến từ khắp nơi của đất nước, họ là những con người xa lạ, không hề có sự quen biết từ trước nhưng giữa họ có những đặc điểm chung. Trước hết, họ là những người con nghèo sinh ra từ những vùng quê nghèo khó, những người nông dân lam lũ ấy bị ngọn lửa của chiến tranh, ngọn lửa của lòng căm thù đốt lên lí tưởng mãnh liệt, đó chính là giành lại độc lập, bảo vệ cuộc sống của những người mà họ thương yêu. Từ đó mà họ trở thành những người lính, những người đồng đội:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Những người lính ra trận mang theo những khát vọng đẹp, đó là mang hòa bình về cho đất nước, mang tự do về cho dân tộc, họ ra đi và nguyện dâng hiến hết mình cho đất nước.Trong những ngày tháng chiến đấu, bên cạnh sự hiểm nguy luôn rình rập thì họ còn trải qua cuộc sống sinh hoạt vô cùng khắc liệt nhưng họ đều cùng nhau đương đầu và vượt qua tất cả.

Không chỉ là những người có tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, có tinh thần đoàn kết, yêu thương đáng ngưỡng mộ mà những người lính còn là những người luôn lạc quan và hi vọng về một ngày mai tươi sáng.Khổ thơ cuối được coi là những câu thơ hay nhất của bài thơ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”

Câu thơ vừa gợi ra được cái khắc liệt của hoàn cảnh sống, hoàn cảnh chiến đấu mà còn sáng lên tinh thần lạc quan, niềm hi vọng mãnh liệt vào một tương lai tươi sáng. “đêm nay rừng hoang sương muối” gợi ra khoảnh khắc đêm khuya khi những làn sương bao phủ lên núi rừng. Sương muối trong rừng không chỉ lạnh cắt da cắt thịt mà nó còn bao phủ tầm nhìn của những người lính. Trong hoàn cảnh chiến đấu ấy nếu không có sự kiên cường, quyết tâm thì khó có thể vượt qua.

Trong không gian đầy đặc biệt ấy, những người lính vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình, đứng canh gác và chờ giặc tới. Có thể thấy những người lính trong kháng chiến không có một phút nào lơ là, mất cảnh giác mà luôn trong tư thế chiến đấu với tinh thần quyết tâm cao độ. Họ đã bên nhau cùng chờ giặc tới, trong cái lạnh giá của sương muối, trong sự hiểm nguy rình rập vẫn sáng lên hơi ấm của tình người, đó là tình đồng đội, tình đồng chí.

Câu thơ cuối được đánh giá là hàm súc nhất và mang nhiều ý nghĩa “Đầu súng trăng treo”, về ý nghĩa tả thực, nó gợi ra hình ảnh những mũi sung của người lính luôn trong tư thế chiến đấu, không gian đêm khuya xuất hiện ánh trăng tròn, do đó nhìn từ xa ta có thể thấy được ánh trăng đang treo ở trên đầu súng. Về ý nghĩa biểu tượng nó tượng trưng cho khát vọng hòa bình của những người lính.

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí - mẫu 12

Đồng chí! Ôi tiếng gọi nghe sao mà thân thiết nghĩa tình đến vậy! Là một nhà thơ - chiến sĩ, với ngòi bút vừa hiện thực vừa lãng mạn, Chính Hữu đã viết bài thơ Đồng chí với tất cả cảm xúc chân thành nhất của mình. Bài thơ hay khép lại bằng những hình ảnh thật đẹp và đầy ấn tượng:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Cả bài thơ thể hiện tình đồng chí keo sơn gắn bó của những người chiến sĩ trong những tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến trường kỳ. Nhạc điệu bài thơ trầm lắng như lời tâm tình của hai người lính trong đêm trăng chờ phục kích công đồn. Tình cảm ấy đã được hình thành từ những thiếu thốn vật chất đến những thử thách ngoài chiến trường. Để rồi từ đó trở thành tình cảm thiêng liêng - tình đồng chí. Hai người lính đến với nhau từ hai phương trời xa lạ nhưng lại có nhiều nét tương đồng, những nét tưởng lạ mà quen. Đó là tình yêu quê hương, xứ sở. Và bây giờ sự gắn bó vẫn đang nảy nở và thắm thiết hơn trong đêm chờ giặc tới!

Đêm nay rừng hoang sương muối

Khung cảnh thiên nhiên thật khắc nghiệt: rừng hoang sương muối. Chỉ có ai đã từng sống trong khói lửa chiến tranh, thiếu thốn như các anh với áo rách vai, chân không giày mới có thể hiểu được cái rét buốt lạnh cắt da thịt của đêm sương muối ở rừng. Trong cảnh rừng hoang vắng rậm rạp và lạnh lẽo ấy hiện lên hình tượng một con người kỳ vĩ đẹp lạ thường:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Câu thơ xua tan đi màn sương mờ ảo, sưởi ấm cả cánh rừng hoang vu. Dưới ánh trăng, người chiến sĩ thật đẹp, thật trong sáng. Từ đứng cạnh bên nhau đã tạo nên bức chân dung hoàn chỉnh về tư thế của các anh. Các anh tuy hai mà một, tuy ít mà nhiều. Các anh đã cùng chia sẻ bao khó khăn, vất vả cùng với những cảm xúc của một người lính trẻ để đi lúc này trong giây phút căng thẳng hồi hộp chờ giặc tới, các anh vẫn luôn ở bên nhau. Đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, giữa hòa bình độc lập và nô lệ, giữa thiên đường và địa ngục, các anh vẫn nhớ đến đồng đội trao cho nhau hơi ấm của tình người, tình đồng chí.

Đọc thơ Chính Hữu ta như cảm thấy hơi ấm đang tỏa ra khắp cơ thể, khắp không gian. Hơi ấm ấy phải chăng được bắt nguồn từ cảm xúc chân thành, mộc mạc, giản dị trong lời thơ Chính Hữu. Câu thơ cuối tuy đã khép lại tác phẩm nhưng với em nó mãi là dư âm không bao giờ cạn:

Đầu súng trăng treo

Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ treo. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần. Phải chăng câu thơ là ước muốn, là hy vọng của Chính Hữu - người lính Cụ Hồ về một cuộc sống hoà bình, tươi đẹp? Sau đêm nay, sau giờ phút căng thẳng, lạnh buốt này sẽ là một sớm mai ấm áp với ánh bình minh sáng ngời Người chiến sĩ, với nhiệm vụ đã thành người thi sĩ với bao cảm hứng dạt dào. Hình ảnh cây súng trong bài thơ Đồng chí khiến ta chợt nhớ đến sông Mã, Tây Tiến trong câu thơ của Quang Dũng:

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Đáng trọng và đáng quý làm sao khi trong thời máu lửa oai hùng đó vẫn có những vần thơ thật hay, thật đẹp và thú vị đến thế!

Như lời kết nhẹ nhàng của bản nhạc du dương, Đồng chí của Chính Hữu đã cho thế hệ trẻ hôm nay phần nào hiểu được giá trị thiêng liêng, cao cả của tình đồng chí, đồng đội thời chiến. Những lời thơ trong Đồng chí đã gieo vào lòng bạn đọc bao cảm xúc và ấn tượng mới mẻ khép lại trang thơ mà hình ảnh Đầu súng trăng treo vẫn hiện ra trong ý nghĩ người đọc như một thứ hào quang soi rọi về một thời quá khứ oai hùng, hướng chúng ta đến những gì tốt đẹp ở tương lai.

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí - mẫu 13

Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc. Quê ông ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Chính hữu thường được gọi là nhà thơ của người lính. Ông là nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam. Chính Hữu cũng là nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Bản thân là một người lính, dâng hiến hết mình vì đất nước. Ông hiểu hết những gian khổ, hi sinh của người chiến sĩ, chính vì vậy những bài thơ về người lính của ông rất gần gũi, thân thuộc, chân thật và cũng không kém phần lãng mạn.

Bài thơ “Đồng chí” được Chính Hữu viết năm 1948, là một áng thơ về tình đội, đồng chí gắn bó keo sơn của các chiến sĩ quân đội nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy, thể hiện đầy chất lãng mạn ở khổ thơ cuối:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”

Ở những lời mở đầu bài thơ, Chính Hữu đã miêu tả cuộc sống vất vả, gian khổ của người lính bằng những từ ngữ mộc mạc, chân thực: “Áo anh rách vai/Quần tôi có vài mảnh vá/Miệng cười buốt giá, chân không giày”. Rồi những đêm trời rét, những người lính chỉ có mảnh chăn mỏng, lại trải qua những cơn sốt rét nơi rừng sâu hành hạ. Nhưng tình đồng đội, đồng chí gắn bó đã cho họ sức mạnh, vượt lên tất cả và “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Những bàn tay sưởi ấm cho nhau, truyền động lực cho nhau chính là biểu hiện của tình đồng đội thiêng liêng, cao đẹp, cùng một mục tiêu, lý tưởng là chiến thắng giặc thù, giành lại đất nước.

Trước khi đi vào phân tích khổ cuối bài đồng chí ta thấy trong khổ đầu bài thơ, Chính Hữu như lý giải về sự gắn bó keo sơn của những người lính luôn tự nhiên dễ dàng, bởi họ cùng chung hoàn cảnh xuất thân, nhưng hơn cả là gặp nhau vì yêu nước, vì mục tiêu chiến thắng giặc thù:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

Phân tích khổ cuối bài đồng chí ta thấy, hình ảnh những người lính đứng giữa rừng hoang sương muối, gợi lên mờ ảo, cô đơn.

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

Không gian được ra qua câu thơ trên là cảnh rừng núi rộng lớn, hoang vu. Nơi núi rừng Việt Bắc, vào mùa đông không chỉ lạnh giá mà sương muối còn dày đặc, trắng xóa không gian. Thời tiết khắc nghiệt là vậy, giữa cái lạnh thấu da thấu thịt nhưng những người chiến sĩ chỉ có áo rách vai, quần vá, chân không có giày, rồi khó khăn, thiếu thốn đủ điều. Thế nhưng, trước tình cảnh khốn khổ ấy, tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn hơn bao giờ hết. Những người lính xem nhau như người thân, cùng đối mặt và vượt qua bao thử khách. Bên cạnh đó, phân tích khổ cuối bài đồng chí ta hiểu rằng, chính những gian nan, hiểm nguy trở thành động lực, chất gắn kết tình cảm của những người chiến sĩ, khiến cho tình động đội thêm ấm ấp, đáng trân trọng hơn.

Chính tình cảm thiêng liêng ấy, đã giúp người lính đứng vững bên nhau giữa không gian âm u, cái lạnh khắc nghiệt của núi rừng. Các anh đứng bên nhau, truyền cho nhau hơi ấm và cả nghị lực, sự động viên, lòng tin tưởng về tương lai chiến thắng giặc thù.

Hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau” tĩnh mà lại động ấy đã xua bớt đi cái lạnh lẽo của sương muối, sự âm u hoang vu của núi rừng. Phân tích khổ cuối bài đồng chí ta thấy, giờ phút căng thẳng trước khi bước vào cuộc chiến ác liệt, nguy hiểm với kẻ thù, những người lính đứng giữa lằn ranh mỏng manh của sự sống và cái chết, nhưng vì luôn có đồng đội sát cánh mà tinh thần rất nhẹ nhàng, bình thản. Tình đồng đội, đồng chí lúc này là nguồn động viên, tiếp thêm nghị lực và sức mạnh giúp họ vững tâm và một lòng quyết tâm tiến vào trận đánh.

Bài thơ kết thúc bằng câu “Đầu súng trăng treo”. Đây là hình ảnh liên tưởng, không có thực trong đời sống, nhưng lại rất chân thực trong cảm nhận và tạo nên vẻ đẹp rất riêng và lãng mạn của người lính. Mặc dù không gian rộng lớn, đêm tối giá lạnh âm u, nhưng vẫn có ánh trăng soi sáng. Trăng là hình ảnh lãng mạn đã đi nhiều vào thơ ca, và ở bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, trăng như người bạn soi sáng lại luôn hiện diện bên cạnh người lính. Những người chiến sĩ của ta đứng cạnh nhau chờ giặc tới, bình thản chiêm ngưỡng ánh sáng, vẻ đẹp lãng mạn của ánh trăng dù áo rách, quần vá, chân không có giày.

Phân tích khổ cuối bài đồng chí chúng ta thấy Chính Hữu đã họa nên hình ảnh vừa đậm chất chiến sĩ và cũng lãng mạn đầy nghệ sĩ, cả hai hòa quyện cùng nhau. Cây súng là biểu tượng của chiến tranh, còn trăng là biểu tượng cho sự bình yên, cho cái đẹp, cho hòa bình. Đầu súng của người lính treo trăng hay còn có ý nghĩa rằng, cây súng luôn sẵn sàng bảo vệ cho vầng trăng hòa bình đẹp đẽ. Ở đây ta thấy sự kết hợp tinh tế của bút pháp hiện thực và lãng mạn, như thực như mơ, vừa xa vừa gần, mang tính chiến đấu, cũng lại mang vẻ đẹp trữ tình.

Cuộc chiến đấu này của những người lính là vì ánh trăng hòa bình, để ánh trăng tỏa sáng bình yên trên quê hương người chiến sĩ. Súng là hiện thực, trăng là cái đẹp, sự lãng mạn. Trăng treo đầu súng là một quan sát tinh tế của nhà thơ, nó cũng cho thấy bên cạnh những hiểm nguy, mưa bom bão đạn, những người lính còn gặp được những hình ảnh lãng mạn, thi vị, trong sáng đẹp đẽ giữa không gian và thời gian của cuộc chiến tranh khốc liệt.

Chính Hữu thật tinh tế khi đặt hai hình ảnh là súng và ánh trăng gần nhau, chúng bổ sung cho nhau và tạo nên một ý nghĩa mới mẻ. Đó là súng trong tay của giặc thù là vũ khí nguy hiểm, nhưng súng trong tay người lính là vũ khí bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ sự bình yên, bảo vệ ánh trăng thanh bình đẹp đẽ. Ánh trăng là bạn của người lính, cũng là ánh sáng soi rõ, chứng kiến tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng của người chiến sĩ cách mạng. Phân tích khổ cuối bài đồng chí ta có thể đúc kết, ba hình ảnh là người lính, khẩu súng và vầng trăng luôn gắn kết với nhau, đồng hành cùng nhau sẵn sàng chiến đấu với giặc.

Khổ thơ cuối với nhịp chậm, giọng cao đã khắc họa sâu sắc hình ảnh người lính quân đội nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt, nổi trên nền không gian hoang vắng, khắc nghiệt nhưng không kém phần lãng mạn là tình cảm đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao đẹp. Tình cảm ấy là sức mạnh để họ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn để hướng đến mục tiêu chiến đấu cao đẹp bảo vệ quê hương, đất nước.

Toàn bài thơ “Đồng chí” nói chung và khổ thơ cuối nói riêng, Chính Hữu dùng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị để vẽ nên bức tranh đẹp, lãng mạn về tình đồng đội, đồng chí của người lính. Phân tích khổ cuối bài đồng chí ta thấy tác giả như muốn nhắn nhủ rằng, mỗi người hãy luôn gìn giữ và trân trọng tình cảm đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, bài thơ cũng như lời nhắc chúng ta phải luôn biết ơn những người lính đã chịu bao gian lao, đã hi sinh vì dân tộc, đất nước.

Qua bài thơ “Đồng chí” ta lại càng thêm yêu mến hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam cũng như tác phẩm thơ trữ tình chân thực và lãng mạn mà nhà thơ Chính Hữu để lại.

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí - mẫu 14

Chính Hữu là nhà thơ cả cuộc đời sáng tác gắn bó với đề tài người lính. Ông sáng tác không nhiều nhưng người đọc biết đến những thi phẩm của ông với những bài thơ cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ với hình ảnh hàm súc. Bài thơ Đồng chí được sáng tác những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được coi là một trong những bài thơ hay nhất về cuộc kháng chiên chống Pháp.

"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."

Bài thơ khép lại với hình ảnh những ng lính đứng giữa rừng hoang sương muối. Câu thơ tự do dài đã mở ra 1 không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu, vắng vẻ. Núi rừng Việt Bắc lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa. Khí hậu núi rừng khắc nghiệt, cái lạnh thấu da thấu thịt khi các anh chỉ có quần vá, chân không giày, khó khăn, thiếu thốn, giá rét, thiếu quần áo, đói ăn,,, biết bao nhiêu thử thách. Nhưng chính những gian nan ấy càng khiến cho tình cảm của họ thêm gắn bó, khiến cho tình người, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn. Họ đứng bên nhau như truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội. Tình cảm ấy như xua bớt cái lạnh lẽo của sương muối.

"Đứng cạnh bên nhau chơ giặc tới"

Giờ phút trước trận chiến đấu, rất căng thẳng, họ sắp bước vào cuộc chiến đấu, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Những giây phút ấy có đồng đội ở bên cạnh quả thật là sự động viên, một nguồn tiếp sức, giúp họ vững tâm và bình thản hơn.

Người lính đứng gác nòng súng hướng lên trời cao, nhìn lên như trăng treo đầu súng. Một hình ảnh không thực trong đời sống nhưng rất thực trong cảm giác của con ng. Ánh trăng như soi sáng cả khi rừng, đầu súng trăng treo. Người lính trong những phút giây thanh thản hiếm hoi, họ bình thản ngắm vầng trăng cao. Chính sức mạnh của tình đồng đội đã đem lại sự bình yên trong tâm hồn. Họ ngắm trăng, cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong hoàn cảnh áo rách quần áo. Sự hòa quyện giữa chất chiến sĩ và nghệ sĩ. Súng là biểu tượng cho chiến tranh, trăng là biểu tượng hòa bình. Cây súng ấy bảo vệ cho vầng trăng hòa bình. Cuộc chiến đấu của ngày hôm nay là để cho ánh trăng hòa bình ngày mai mãi tỏa sáng trên quê hương của người lính. Súng còn là hiện thực, trăng là lãng mạn. Súng và trăng cũng là một cặp đồng chí. Cặp đồng chí này soi tỏ cho cặp đồng chí kia.

Bài thơ khép lại trong hình ảnh giản dị mà vô cùng đẹp. Có lẽ bởi thế, câu thơ cuối cùng đã được chọn làm nhan đề cho cả tập thơ.

Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí - mẫu 15

Trong tiểu thuyết "Nỗi buồn chiến tranh" Bảo Ninh từng viết: "Chân trời chết chóc mở ra mênh mông, vô tận, những nấm mồ bộ đội mọc lên nhấp nhô tựa sóng cồn". Chiến tranh đi qua để lại biết bao đau thương, biết bao người đã ngã xuống vì bình yên của Tổ quốc. Những năm tháng khổ đau và mất mát kiệt cùng ấy ánh lên trong ký ức mỗi người qua những vần thơ. Lòng ta chợt lắng lại trước hình ảnh người lính "Áo vải chân không đi lùng giặc đánh" trong "Nhớ" của Hồng Nguyên, bồi hồi trước hình ảnh những chiến sĩ Tây Tiến hào hùng, hào hoa trong "Tây Tiến" của Quang Dũng, say mê "Lên Tây Bắc" của Tố Hữu. Cho đến khi đọc "Đồng Chí" của chính Hữu, hình ảnh người lính cách mạng thời kì chống Pháp với tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn đã thật sự sống dậy trong tâm trí ta. Và cái đọng lại nhiều dư vị nhất chính là bức tranh giàu chất thơ về người lính bộ đội cụ Hồ:

"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"

Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông làm thơ không nhiều, hầu như chỉ viết về đề tài người lính và chiến tranh. Thơ ông đặc sắc giàu hình ảnh, cảm xúc dồn nén đã để lại dấu ấn khó quên trong lòng bạn đọc. Tố Hữu từng nói: "Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy", chính vì những xúc cảm chân thực trong tâm hồn đã tạo ra những rung động mạnh mẽ, mãnh liệt để những vần thơ nở hoa trên trang giấy. "Đồng chí" là kết tinh của những dòng cảm xúc đó. Bài thơ được viết năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến vô cùng khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, Chính Hữu bị ốm phải nằm điều trị, đơn vị đã cử một người ở lại để chăm sóc. Bài thơ chính là món quà mà nhà thơ của chúng ta gửi tặng đồng đội - người bạn nông dân mặc áo lính. Sau khi nêu lên những cơ sở của tình đồng chí, biểu hiện cao đẹp của tình cảm ấy. Nhà thơ đã khái quát lên một bức tranh tuyệt đẹp về người lính cách mạng Việt Nam ở ba dòng thơ cuối:

"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"

Ba câu thơ đã khắc họa bức tranh tuyệt đẹp về người lính giữa đại ngàn. "Đêm nay" là một trong rất nhiều đêm hai người lính đi gác chung cùng nhau, trong một hoàn cảnh chiến đấu vô cùng khắc nghiệt. Cụm từ "rừng hoang sương muối" gợi cảnh tượng âm u, vắng vẻ, lạnh lẽo, càng về khuya sương muối lạnh cắt da thịt xuống càng nhiều. Không chỉ cái giá, cái rét cứ theo đuổi mà trong bóng tối bao nguy hiểm đang rình rập người chiến sĩ. Gian khổ là thế, nhưng những người lính vẫn luôn kề vai sát cánh bên nhau trong tư thế phục kích chờ giặc. Từ "chờ" đã nói rõ cái tư thế, tinh thần chủ động tìm giặc mà đánh của người lính. Như vậy, sức mạnh của tình đồng chí đã sửa ấm các anh giữa cảnh rừng hoang sương sa giá rét, đã tiếp thêm sức mạnh để các anh vượt qua khó khăn, nguy hiểm.

Người lính trong cảnh phục kích chờ giặc còn có thêm một người bạn nữa - vầng trăng: "Đầu súng trăng treo". Câu thơ là một phát hiện mới lạ độc đáo của Chính Hữu vừa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Người lính đứng gác trong tư thế bầu súng lên vai, trời đã về khuya, ánh trăng chênh chếch cảm tưởng như đang treo đầu ngọn súng. Giữa hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, hiểm nguy vậy mà người lính vẫn nhận ra vẻ đẹp thơ mộng của vầng trăng. Điều này chứng tỏ tâm hồn người lính đang thăng hoa, bay bổng. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, thực tại và mộng mơ, chất chiến đấu và trữ tình đã hài hoà với nhau trong cuộc đời người lính. Hình ảnh "đầu súng trăng treo" còn là biểu tượng cho lí tưởng chiến đấu cao đẹp cho cuộc sống hoàn bình mà các anh ngày đêm giữ gìn. Xa hơn có thể xem đó là biểu tượng của thơ ca kháng chiến - nền thơ kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn. Người lính cầm súng đứng ở hiện thực gian khổ để bảo vệ vầng trăng, bảo vệ cuộc sống hoà bình, tâm hồn họ cùng hướng tới một ngày mai tươi đẹp. Súng và trăng là "một cặp đồng chí" tô đậm vẻ đẹp của cặp đồng chí đang đứng cạnh bên nhau. Chính tình đồng chí đã làm cho người chiến sĩ cảm thấy cuộc đời vẫn đẹp, vẫn thơ mộng, tạo cho họ sức mạnh tinh thần, động lực, niềm tin chiến đấu để làm nên một Điện Biên Phủ "Lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu"

Có thể nói, hiếm thấy một hình tượng thơ nào vừa hấp dẫn vừa giàu ý nghĩa như "Đầu súng trăng treo". Đây là một sáng tạo thi ca mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến đã khái quát được vẻ đẹp muôn thuở của người lính Việt Nam: vừa dũng cảm, kiên cường, vừa hào hoa lãng mạn. Vẻ đẹp đó đã gợi cho ta liên tưởng đến những người lính Tây Tiến trong bài thơ "Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng:

"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

Hay những anh bộ đội cụ Hồ trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi:

"Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu"

Khó khăn, gian khổ không thể làm mờ đi vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của những người lính Việt Nam. Điều đó đã tạo nên vẻ đẹp nhân văn, nhân bản cho hình tượng người chiến sĩ. Để thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp của người lính cách mạng phải kể đến tài năng của nhà thơ Chính Hữu trong việc sử dụng những hình ảnh thơ chọn lọc vừa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng kết hợp với bút pháp tả thực, cảm xúc dồn nén. Với những đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật khổ thơ đã góp phần không nhỏ đến thành công của bài thơ.

Đúng như Léonard De Vinci từng khẳng định: "Thơ là một bức hoạ để cảm nhận thay vì để ngắm". Khổ cuối của bài thơ "Đồng chí" đã khắc hoạ thành công bức tranh đầy chất thơ về hình tượng người lính Việt Nam. Thông qua bức tranh đó chúng ta càng thêm tự hào về thế hệ cha anh, nhắc nhở chúng ta sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ đi trước.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học