5+ Lập dàn ý phân tích đánh giá bài thơ Chân quê (điểm cao)

Lập dàn ý phân tích đánh giá bài thơ Chân quê hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Lập dàn ý phân tích đánh giá bài thơ Chân quê - mẫu 1

1. Mở bài

Khái quát về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

2. Thân bài

- Tâm trạng mong đợi, bồn chồn nhớ người yêu của chàng trai trong khung cảnh làng quê.

- Hình ảnh chàng trai đứng trước bi kịch, muốn níu giữ vẻ đẹp chân quê ở người yêu đi tỉnh về bị ảnh hưởng của lối sống phương tây xa lạ.

- Thái độ và cách cư xử của chàng trai khi người yêu thay đổi.

- Lời nhắc nhở khuyên nhủ người yêu hãy giữ lấy những truyền thống tốt đẹp.

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

- Cảm nhận của em và bài học rút ra qua tác phẩm.

5+ Lập dàn ý phân tích đánh giá bài thơ Chân quê (điểm cao)

Lập dàn ý phân tích đánh giá bài thơ Chân quê - mẫu 2

1. Mở bài

- Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Thơ ông là sự hài hòa giữa nét hiện đại và nét truyền thống.

- "Chân quê" là một trong những sáng tác tiêu biểu cho hồn quê của Nguyễn Bính

2. Thân bài

a. Lý giải về nhan đề "Chân quê"

“Chân quê” chính là vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của vùng thôn quê, của những người con quê. Đó là sự chân thật trong lối sống bình dị, giản đơn của người dân quê. Đó là sự chân chất, thật thà, thẳng thắn, trong sáng. Là vẻ đẹp yên bình của cuộc sống làng quê.

b. Hình ảnh em đi tỉnh về

- Tâm trạng sốt sắng, đứng ngồi không yên của chàng trai khi đợi cô gái đi tỉnh về

- Sự thay đổi của cô gái trong cách ăn mặc và cả tâm hồn, tất cả những trang phục truyền thống của quê hương đã biến mất.

- Chàng trai đau đớn xót xa về tình yêu cũng như xót xa bởi các giá trị quê đã bị mai một

c. Ước nguyện giữ lấy chân quê

- Chàng trai mong cô gái suy nghĩ lại, hãy giữ lại những giá trị văn hóa lâu đời

- Để lý lẽ của mình thêm thuyết phục cô gái, chàng trai tiếp tục đưa ra những dẫn chứng chính xác giúp cô gái nhận ra điều mình đang làm là sai "Hoa chanh nở giữa vườn chanh"

3. Kết bài

- Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết của Nguyễn Bính

- Thông điệp mà nhà thơ muốn nhắn nhủ: gìn giữ bản sắc truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước.

Lập dàn ý phân tích đánh giá bài thơ Chân quê - mẫu 3

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Bính và tác phẩm “Chân Quê.”

- Trình bày hoàn cảnh và bối cảnh sáng tác của bài thơ.

2. Thân bài

- Tâm trạng mong đợi và bồn chồn của chàng trai:

+ Miêu tả khung cảnh làng quê và tâm trạng mong đợi của chàng trai khi người yêu đi tỉnh về.

+ Sự kỳ vọng và sự hào hứng của chàng trai trong việc đón người yêu về quê hương.

- Hình ảnh chàng trai trước bi kịch và tình yêu với quê hương:

+ Mô tả tâm trạng của chàng trai khi thấy người yêu thay đổi về cách ăn mặc và lối sống phương Tây.

+ Sự ám ảnh và bất lực của chàng trai trước sự thay đổi của người yêu.

+ Sự tự hào và tình yêu của chàng trai đối với quê hương và truyền thống làng quê.

- Thái độ và cách cư xử của chàng trai:

+ Phản ứng ban đầu của chàng trai khi thấy người yêu thay đổi.

+ Sự thấu hiểu và lời nhắc nhở của chàng trai đối với người yêu.

– Lời nhắc nhở và khuyên nhủ về việc giữ gìn truyền thống:

+ Những cung bậc tình cảm của chàng trai từ trách móc đến van xin.

+ Ý nghĩa của việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương.

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

- Trình bày cảm nhận cá nhân về bài thơ và bài học rút ra từ tác phẩm.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học