5+ Lập dàn ý về câu nói: Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá (điểm cao)

Lập dàn ý về câu nói: Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Lập dàn ý về câu nói: Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá - mẫu 1

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Viết lên cát sẽ nhanh chóng bị sóng cuốn trôi và cát sẽ trở về trạng thái ban đầu.

- Viết lên đá không gì có thể xóa nhòa được và trường tồn với thời gian.

=> Câu nói khuyên nhủ con người hãy mau chóng quên đi hờn giận để cuộc sống tốt đẹp hơn và ghi nhớ những ân nghĩa người khác làm cho mình để vươn lên, sống tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

- Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.

- Đối với những ơn nghĩa của người khác làm cho mình, ta cần ghi nhớ, có hành động đền ơn đáp nghĩa để lan tỏa được những thông điệp tích cực ra cuộc đời.

- Người sẵn sàng tha thứ những hờn giận và khắc ghi những ơn nghĩa là những người có nhân cách cao đẹp đáng được tôn trọng, học tập và noi theo.

c. Chứng minh

- Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình. (Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật được nhiều người biết đến).

e. Phản biện

- Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác và không tha thứ cho những lỗi lần của người khác. Những người này sẽ luôn cảm thấy khó chịu và tự mình làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mình. Họ cần phải sửa đổi, sống bao dung hơn nếu muốn cuộc sống tốt đẹp hơn.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá và rút ra bài học cho bản thân.

Lập dàn ý về câu nói: Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá - mẫu 2

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá”.

2. Thân bài

-“Viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát”: Cách nói hình ảnh để chỉ thái độ khoan dung với những lỗi lầm, biết buông bỏ những điều buồn đau, thù hận.

- “Khắc ghi những ân nghĩa lên đá”: cách nói hình ảnh để chỉ thái độ sống biết ơn với những gì ta được trao tặng trong cuộc sống.

=> Câu nói đề nghị chúng ta hướng tới một thái độ sống, một lối sống tích cực: khoan dung và tri ân.

- Tại sao con người cần biết sống khoan dung (Viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát)?

+ Vì khoan dung đem lại niềm hạnh phúc, sự thanh thản, nhẹ nhõm cho tâm hồn chính chúng ta (VD: câu chuyện “Cậu bé và bao khoai”…)

+ “Nhân vô thập toàn” => Khoan dung đem lại cơ hội sửa chữa lỗi lầm cho người mắc lỗi, hướng họ tới những điều tốt đẹp. Nhiều người nhờ được khoan dung mà trở thành người có ích. “Sự khoan dung là vị thuốc duy nhất để chữa những lỗi lầm đang làm bại hoại con người khắp vũ trụ” (Vôn-te)

(Dẫn chứng: trong VH: “Lỗi lầm và sự biết ơn”, nhân vật Giăng Van-giăng; trong đời sống: những tù nhân được hoàn lương…)

- Tại sao con người cần biết sống tri ân (Khắc ghi những ân nghĩa lên đá)?

+ Vì “cây có cội, nước có nguồn”; mỗi con người được sinh ra, được khôn lớn trưởng thành đều do cha mẹ, gia đình, nhà trường, xã hội… nuôi dưỡng, dạy dỗ, vun trồng, tạo điều kiện để họ phát triển. Do đó, phải biết ơn những người, những gì mà cuộc đời đã ban tặng cho ta.

+ Biết “Khắc ghi những ân nghĩa lên đá” không chỉ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là một lối sống cần có, phải có ở mỗi người. Bởi nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ vô tâm, chỉ biết thụ hưởng thành quả mà không biết đến cội nguồn.

+ Biết tri ân, chúng ta không chỉ trân trọng hơn những giá trị đời sống mà còn có những hành động tích cực, làm đẹp hơn cho cuộc sống.

- Nêu các biểu hiện của lối sống khoan dung và tri ân, dẫn chứng trong VH, thực tế, từ bản thân trải nghiệm của mỗi người.

- Mở rộng vấn đề: Khoan dung cũng phải đúng lúc, đúng chỗ; tri ân không chỉ trong suy nghĩ mà phải qua hành động cụ thể…

- Liên hệ thực tế: Còn có những người sống ích kỉ, cố chấp, vô ơn, bội bạc…

3. Kết bài

- Khẳng định ý kiến đúng đắn.

- Rút ra bài học cho bản thân.

Lập dàn ý về câu nói: Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá - mẫu 3

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá”

2. Thân bài

a. Giải thích ý kiến trên

- Hận thù viết lên cát: Viết lên cát sẽ nhanh chóng bị sóng cuốn trôi và cát sẽ trở về trạng thái ban đầu.

- Ân nghĩa khắc lên đá: Viết lên đá không gì có thể xóa nhòa được và trường tồn với thời gian.

b. Phân tích

- Trong cuộc đời mỗi người chắc chắn ai cũng có lúc phải đứng trước những hận thù và đồng thời đôi lúc phải mang ân nghĩa.

+ Đối với những ơn nghĩa của người khác làm cho mình ta cần làm gì?

+ Người sẵn sàng tha thứ những hờn giận và khắc ghi những ơn nghĩa là người như thế nào?

3. Kết bài

- Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề cần nghị luận.

- Bài học cho bản thân.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học