5+ Viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện Nữ Thần Lúa (điểm cao)

Viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện Nữ Thần Lúa hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện Nữ Thần Lúa - mẫu 1

Thần thoại Việt Nam là một thể loại cũng mang phong cách huyền huyễn tương tự truyền thuyết, tuy nhiên nó lý giải những điều bình thường và thực tế hơn. Cũng chính vì vậy, những truyện này gần gũi đối với người dân lao động. Hình ảnh cây lúa nước trong những truyện thần thoại Việt Nam rất đa dạng, được sáng tạo nên từ nhiều bàn tay nghệ nhân xây dựng. Đặc biệt, truyện nữ thần Lúa là một truyện thần thoại vô gần gũi với những dân tộc ít người tại Việt Nam.

Trong truyện, nữ thần Lúa được xây dựng là con gái của Ngọc Hoàng, người đứng đầu tam giới. Sau khi con người sinh sôi nảy nở dưới mặt đất, nữ thần Lúa là người ban phép cho nhân gian, tạo ra hạt nảy mầm, kết bông mẩy hạt nuôi sống loài người. Tuy nhiên, do con người thiếu hiểu biết và không tôn trọng thần, người bắt con người phải lao động để kiếm được hạt cơm.

Trong đoạn đầu, nữ thần Lúa được thần tượng hóa, trở thành một vị thần có đầy sức mạnh. Người cũng vô cùng yêu thương con người, tạo ra miếng cơm và còn để cho “lúa chín tự về nhà mà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả”. Cuộc sống ấy chính là cuộc sống mà con người hiện nay mơ ước, không cần đối phó thiên tai mà vẫn có được những hạt lúa mẩy. Và “Cần ăn, cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm.”

Tuy nhiên, cuộc sống như vậy không kéo dài được lâu. Và thứ hủy hoại đi sự tốt đẹp này lại là do con người. Người phụ nữ trong truyện làm trái với tục lệ, không dọn dẹp và còn tỏ ra cáu giận với những bông lúa đang về nhà. Điều đó làm vị thần tức giận, “nhất định không cho lúa bò về nữa.” Từ đây, con người phải đi cắt lúa, phơi phóng rồi xay giã mới có thể tạo ra được hạt gạo để thổi cơm.

Hình ảnh người phụ nữ ẩn dụ ở đây ám chỉ phái nữ mà người thời đó quan niệm, những người dễ cáu giận và hay tính toán chi li, dễ làm hỏng việc. Tuy rằng nghĩa này khiến rất nhiều người tỏ ra bất bình, nhưng đây cũng là một trí tưởng tượng của người xưa trong việc bông lúa không tự về nữa.

Sau câu chuyện, ta còn thấy chi tiết “Trời sai một thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật.” Đó chính là cỏ. Tuy nó cũng có một phần giúp ích cho cuộc sống của người và vật, nhưng cũng giải thích được việc khi có cỏ thì lúa chậm phát triển. “Do đó mà ở trên mặt đất cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất.”

Cũng như hiện thực, trong quá trình vun vén, con người hiện nay phải chăm bón và bỏ ra rất nhiều công sức. Sau đó, quá trình để “đưa” hạt lúa về cũng không hề dễ dàng nữa. Quá trình cắt lúa, phơi lúa, xay xát đều mất nhiều thời gian và sức người. Cũng do lỗi lầm trong quá khứ đó, cuộc sống cần nhiều sức lao động hơn.

Tuy nhiên, nếu để ý bạn sẽ thấy ngữ điệu kể chuyện không có sự khó chịu hay tức giận. Họ chấp nhận việc này và cũng chấp nhận phải lao động. Thần thoại Nữ thần Lúa sử dụng nhiều hình ảnh gợi hình, những chi tiết huyền ảo vô cùng hấp dẫn. Nhân vật trong truyện khi xây dựng đều có sự thần thánh hóa, trở thành những vị thần có sức mạnh đúng theo mô típ trong truyện thần thoại.

Nữ thần Lúa là một câu chuyện thần thoại vô cùng đặc sắc với nhiều giá trị nghệ thuật. Câu chuyện giải thích về quá trình thu về hạt lúa - hạt ngọc của trời. Qua đây, ta cũng có thể thấy được những người nông dân ngày xưa, tuy quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng trí tưởng tượng của họ lại vô cùng phong phú.

Dàn ý Viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện Nữ Thần Lúa

1. Thân bài

 - Giới thiệu câu chuyện về nữ thần lúa.

- Đánh giá xuất sắc về nội dung và tính nghệ thuật của tác phẩm.

2. Thân bài

 - Phân tích chủ đề, chủ đề của tác phẩm. 

- Phân tích nhân vật và cốt truyện. 

- Đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

3. Kết bài 

 - Khẳng định giá trị lịch sử.

- Liên hệ, phát triển. 

5+ Viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện Nữ Thần Lúa (điểm cao)

Viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện Nữ Thần Lúa - mẫu 2

Vũ Ngọc Khánh trong công trình nghiên cứu Kho tàng thần thoại Việt Nam đã đưa ra nhận định: "Thần thoại là hình thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lí giải vũ trụ và chinh phục vũ trụ của con người." Với khát vọng khám phá và lí giải của người xưa, nguồn gốc thế giới tự nhiên, nguồn gốc loài người.. hiện lên đầy màu sắc hoang đường trong thần thoại. Truyện Nữ thần Lúa là một trong những truyện thần thoại cổ xưa nhất lí giải nguồn gốc của cây lúa, nghề trồng lúa trong đời sống văn hóa người Việt.

Cốt truyện Nữ thần Lúa đớn giản mà hấp dẫn. Nhân vật chính là nữ thần Lúa, con Ngọc Hoàng, được Ngọc Hoàng sai xuống trần gian giúp đỡ loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cà. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Một hôm, có cô gái kia mải chơi không dọn sân ngõ, nên khi nữ thần Lúa dắt các bông lúa về sân, cô gái cuống quýt mắng và lấy chổi đập vào đầu bông lúa. Nữ thần Lúa giận từ đó không cho lúa tự bò về nữa, con người cũng từ ãy phải tự ra đồng gặt lúa, phơi phóng, xay giã.. mới có cơm ăn. Truyện còn lí giải tục cúng cớm mới trong văn hóa người Việt mỗi khi thu gặt xong.

Truyện Nữ thần Lúa được sáng tạo nhằm giải thích nguồn gốc của cây lúa. Trong thực tế, cây lúa vốn là lương thực được ưu tiên lựa chọn của loài người trong quá trình thu hái tự nhiên. Nhưng người xưa đã không bằng lòng với sự thật hiển nhiên đó, với trí tưởng tượng phong phú, nhân dân đã kể về nguồn gốc của cây lúa qua hàng loạt các chi tiết tưởng tượng hoang đường. Lúa không phải tự nhiên mà có. Lúa do nữ thần con Ngọc Hoàng mang xuống trần gian. Cây lúa vì thế có nguồn gốc cao quý, chứ không còn là giống cây bình thường nữa. Phải chăng đây là một cách để nhân dân ta tôn vinh giá trị của cây lúa cũng như khẳng định tầm quan trọng của cây lúa trong đời sống con người?

Với tình yêu dành cho con người, nữ thần Lúa không chỉ mang lúa đễn trần gian mà còn dành ưu ái cho loài người bằng cách cho lúa tự bò về nhà, tự biến thành cơm khi được bỏ vào nồi. Nhưng điều gì dễ dàng có được thường khiến con người sinh tâm lí coi thường, không coi trọng, nên có cô gái nhà kia đã cẩu thả trong việc đón nhận món quà mà thần mang đến. Sự thiếu tôn trọng của loài người đã khiến nữ thần giận dỗi, buộc loài người phải tự ra đồng cẫy gặt, mang về xay giã nhiều công đoạn mới có cớm ăn. Chi tiết kể về sự giận dỗi của thần là một chi tiết đặc sắc, mang đến sự thú vị cho câu chuyện. Nó không chỉ cho thẫy thần Lúa, dù là thần nhưng cũng biết hờn dỗi như con người (rất giống với chi tiết kể về các vị thần khác như thần Sét, thần Gió.. trong các câu chuyện cùng tên. Các vị thần không phải đều hoàn hảo, mà cũng có lúc đãng trí, nóng nảy, hờn giận).

Kể về sự trừng phạt của thần Lúa còn là cách để người xưa lí giải về những khó khăn, nhọc nhằn của nghề trồng lúa. Ca dao xưa có câu: "Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như' mưa ruộng cày - Ai ơi bưng bát cơm đầy - Déo thơm một hạt đắng cay muôn phần"; thơ hiện đại ngày nay cũng viết: "Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng" (Nguyễn Khoa Điềm). Như vậy, trồng lúa dĩ nhiên nhọc nhẳn, muôn đời đã thế, bây giờ dù có sự trợ giúp của máy móc nhưng cũng không hề nhàn tản. Người xưa đã lí giải những nhọc nhằn ẫy một cách thú vị: Do sự giận dỗi của nữ thần Lúa gây ra. Nhưng vì sao nữ thần giận dổi? Chẳng phải do con người không biết quý trọng công lao, sự ưu ái của thần sao? Cách lí giải mang màu sắc hoang đường nhưng bài học rút ra thì mang ý nghĩa muôn đời: Chỉ qua lao động vất vả, con người mới biết trân quý nhứng gì mà mình làm ra. Nhứng thứ dễ dàng có được thường chẳng lâu bền.. Câu chuyện có thể dừng ở việc loài người được nữ thần ban cho lúa gạo, nhưng việc kể thêm chi tiết này đã khiến câu chuyện mang hàm ý sâu sắc hơn rất nhiều. Qua chi tiết đó, chúng ta biết trân trọng hạt gạo người nông dân vất vả làm ra, biết trân trọng sức lao động của con người.

Điều ta thấy thú vị khi đọc truyện Nữ thần Lúa cũng như các truyện cổ khác chính là sự tham gia của các yếu tố kì ảo. Yếu tố kì ảo vừa tham gia vào quá trình phát triển của cốt truyện, vừa tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện. Những chi tiết kì ảo ẫy dù thể hiện niềm tin ngây thớ của người xưa vào nguồn gốc của thế giới tự nhiên và thế giới loài người nhưng lại nói cho chúng ta biết sự tuyệt vời của trí tưởng tượng dân gian. Làm sao mà cây lúa bình thường lại đánh thức ở người xưa cách nghĩ về nguồn gốc thần tiên của nó? Làm sao mà quá trình trồng cấy vất vả của con người lại khiến người xưa nghĩ đến sự trừng phạt của một vị thần? Người xưa đã không chấp nhận sự vật như nó vốn có, không chấp nhận sự việc như nó vốn dĩ xảy ra. Họ luôn tìm cách lí giải, và đã lí giải một cách thật kì diệu. Trí tưởng tượng của con người quả thật không có giới hạn.

Viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện Nữ Thần Lúa - mẫu 3

Trong truyện thần thoại xưa, truyện "Nữ Thần Lúa" là một trong những câu chuyện ra đời ngay đầu và nó đã lí giải về tục cúng Lúa cũng như giải thích hiện tượng những hạt lúa lép. Câu chuyện đã sử dụng chủ đề cùng với những nét đặc sắc về nghệ thuật đã giúp tác phẩm được trường tồn và lưu truyền với thời gian.

Truyện "Nữ Thần Lúa" thuộc truyện thần thoại, nó lấy chủ đề là những nhân vật không có thật ngoài đời và được nhân dân xây dựng bằng trí tưởng tượng và óc sáng tạo, giúp nhân dân lí giải về những hiện tượng tự nhiên cũng như giải đáp những thắc mắc dường như không thể giải thích được. Về nghệ thuật, truyện "Nữ Thần Lúa" sử dụng nhiều yếu tố kì ảo nhưng xây dựng lên hình tượng Nữ Thần Lúa giúp nhân dân sinh sống và chuyện người phụ nữ lấy chổi đánh vào đầu hạt lúa khiến Nữ Thần Lúa dỗi. Đó đều nhờ sự sáng tạo của nhân dân để góp phần lí giải về quá trình vì sao con người phải tự đi gặt lúa và nguồn gốc của những hạt lúa lép. Ngữ điệu kể chuyện của tác giả cũng không có sự khó chịu hay tức giận. Con người chấp nhận việc mình phải tự đi gặt lúa và cũng chấp nhận phải lao động thì mới có đồ ăn để sinh sống. Thần thoại "Nữ thần Lúa" sử dụng nhiều hình ảnh gợi hình, những chi tiết huyền ảo vô cùng hấp dẫn. Nhân vật trong truyện khi xây dựng đều có sự thần thánh hóa, trở thành những vị thần có sức mạnh đúng theo mô típ trong truyện thần thoại. Như vậy, "Nữ thần Lúa" là một câu chuyện thần thoại vô cùng đặc sắc với nhiều giá trị nghệ thuật. Câu chuyện đã giải thích về quá trình thu về hạt lúa - hạt ngọc của trời. Qua đây, người đọc cũng có thể thấy được những người nông dân ngày xưa, tuy quanh năm làm nụng vất vả ngày đêm nhưng trí tưởng tượng của họ lại vô cùng phong phú, đa dạng và muốn khám phá, lí giải những điều mình chưa biết.

Qua truyện "Nữ thần Lúa", nhân dân xưa đã lí giải cho người đọc về quá trình tạo ra hạt lúa với giải thích những hạt lúa lép cùng chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật, tác phẩm một lần nữa khẳng định tài năng và vị trí của câu truyện trong nền truyện thần thoại Việt Nam

Viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện Nữ Thần Lúa - mẫu 4

Thần thoại Việt Nam tập hợp những truyện kể dân gian phản ánh quan niệm của con người thời cổ về nguồn gốc của muôn loài. Nguồn gốc cây lúa nước cũng được xây dựng qua truyện "Nữ Thần Lúa" vốn rất gần gũi với nhân dân.

 Về chủ đề, nữ thần Lúa được xây dựng là con gái của Ngọc Hoàng. Sau khi con người sinh nôi nảy nở dưới mặt đất, nữ thần Lúa đã ban phép cho nhân gian, tạo ra hạt nảy mầm, kết bông nảy hạt nuôi sống loài người. Tuy nhiên, con người lại thiếu hiểu biết, không tôn trọng thần nên thần bắt họ phải lao động để làm ra hạt gạo.
 Từ đầu, con người vốn được nữ thần Lua yêu thương, tạo ra cơm và còn để "lúa chín tự về nhà mà không cần gặt cũng không cần phơi phóng gì cả" nhưng sau khi con người làm trái với tục lệ, không dọn dẹp mà cáu giận với những bông lúa thì thần đã nổi giận, bắt con người phải đi cắt lúa, phơi phóng rồi xay giã mới có thể tạo ra được hạt gạo để thổi cơm. 

 Truyện "Nữ thần Lúa" chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật, sử dụng nhiều hình ảnh gợi hình, những chi tiết kỳ ảo hấp dẫn. Nhân vật trong truyện được xây dựng thần thánh hóa, trở thành những vị thần có sức mạnh đúng theo mô típ trong truyện thần thoại. Truyện giải thích về quá trình thu về hạt lúa - hạt ngọc của trời. Đồng thời truyện cũng cho chúng ta thấy quá trình lao động của người xưa với trí tưởng tượng vô cùng phong phú.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học