5+ Phân tích bài thơ Nắng mới (điểm cao)

Phân tích bài thơ Nắng mới hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Phân tích bài thơ Nắng mới - mẫu 1

Lưu Trọng Lư là một nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Xuất thân trong một gia đình quan lại có truyền thống Nho học ở tỉnh Quảng Bình. Một trong số tác phẩm nổi tiếng tiêu biểu cảu ông có lẽ phải kể đến bài thơ Nắng mới. Được vinh dự xuất hiện trong tuyển tập “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh, Hoài Chân. Đây là một bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ của Lưu Trọng Lư: sầu và mộng.

Bài thơ có nhan đề là “Nắng mới” và mạch cảm xúc của bài thơ cũng được khơi nguồn từ hình ảnh trung tâm ấy.

Hình ảnh nắng mới thường gợi ra cảm giác ấm áp, vui tươi, nhẹ nhõm, nhưng “nắng mới” trong bài thơ lại gợi ra những kí ức thật buồn. Bởi vì mỗi lần “nắng mới” lên, nhân vật trữ tình lại nhớ đến người mẹ đã khuất của mình.

Bài thơ có ba khổ, mỗi khổ đều tập trung vào hai hình ảnh: nắng mới và mẹ. Ở khổ 1, hình ảnh nắng mới ở một buổi trưa trong hiện tại nhắc nhở nhà thơ nhớ đến những lần “nắng mới hắt bên song” trong quá khứ. Ở khổ 2, trong kí ức của “tôi” năm mười tuổi, mỗi lần “nắng mới reo ngoài nội”, mẹ lại đem áo đỏ ra phơi ngoài dậu. Ở khổ 3, hình ảnh “me tôi” vẫn còn vô cùng sống động, tưởng như vẫn đang còn nhìn thấy “nét cười đen nhánh sau tay áo” lấp lánh tỏa nắng của mẹ “trong ánh trưa hè trước dậu phơi”.

Ngay từ khổ đầu tiên, nhà thơ đã giãi bày “Mỗi lần nắng mới hắt bên song”, lòng lại “rượi buồn theo thời dĩ vãng”. Nghĩa là bài thơ chỉ bộc lộ xúc cảm của một lần sống với kí ức về mẹ, nhưng lại gợi ra vô vàn những lần khác của hồi ức, chỉ cần nhìn thấy “nắng mới”, chỉ cần nghe “tiếng gà trưa gáy não nùng” là lại ”chập chờn sống lại những ngày không”, lại nhớ về những ngày mẹ còn sống.

Hình ảnh mẹ chưa trực tiếp xuất hiện ở khổ thơ đầu. Khổ thơ này mới tập trung miêu tả bối cảnh không gian và thời gian tác động vào tâm hồn nhà thơ, để những hồi ức về mẹ chuẩn bị sống dậy. Không gian mở ra với một khung cửa đầy nắng “nắng mới hắt bên song”. Nắng mới nhưng lại không gợi cảm giác ấm áp, tươi vui bởi vì ngay từ đầu, ánh nắng ấy đã không “sáng”, không “chiếu”, không “rực” mà chỉ “hắt” bên song cửa. Từ “hắt” gợi một cảm giác hiu hắt, héo tàn. Thời gian là vào một buổi trưa hè. Và cùng với không gian đầy nắng ấy là âm vang của “tiếng gà trưa gáy não nùng”. Những từ láy “xao xác”, “não nùng” khiến cho cảm xúc thơ chùng xuống, nặng trĩu bởi nỗi lòng thương nhớ, bởi nỗi buồn hoài niệm.

Đến khổ thơ thứ hai, nhà thơ giới thiệu rất rõ kí ức của mình: “Tôi nhớ me tôi thuở thiếu thời- Lúc người còn sống tôi lên mười”. Lời giới thiệu rõ ràng ấy vừa chính thức mở ra khoảng thời gian trong quá khứ với những hồi tưởng về người mẹ đã khuất, vừa dễ dàng giúp người đọc thâm nhập vào mạch cảm xúc của bài thơ. Trong khổ thơ này, hình ảnh người mẹ xuất hiện nổi bật cùng với hình ảnh “nắng mới reo ngoài nội”, với chiếc áo đỏ “đưa trước dậu phơi”. Màu vàng của nắng và màu đỏ của áo khiến hình ảnh người mẹ thêm phần rực rỡ. Mà nắng mới trong ngày xưa có mẹ cũng thật khác với nắng mới bây giờ mồ côi. Nắng “reo ngoài nội” chứ không “hắt bên song”. Ánh nắng ấy reo vui ngoài nội cỏ chứ không hắt hiu bên song cửa như nắng bây giờ. Phải chăng sự khác biệt của cảm xúc thơ đã làm thay đổi cả tính chất vốn có của sự vật tự nhiên, khiến “nắng mới” cũng thật đầy tâm trạng mà tỏa sáng, tỏa nhiệt?

Đến khổ thơ thứ ba, nhân vật trữ tình lại trực tiếp xuất hiện để bộc lộ cảm xúc về mẹ: “Hình dáng me tôi chửa xóa mờ- Vẫn còn mường tượng lúc vào ra”. Nhiều năm đã trôi qua, đứa trẻ lên mười năm nào nay đã lớn, mẹ cũng đã khuất từ lâu, nhưng hình ảnh mẹ vẫn còn vô cùng sống động trong kí ức của người con, vẫn như là mẹ còn sống, vẫn vào ra nói cười. Và trong kí ức ấy, hình ảnh đẹp nhất về mẹ đã được lưu giữ lại: “Nét cười đen nhánh sau tay áo- Trong ánh trưa hè trước giậu thưa”. Nét cười được miêu tả bằng thủ pháp ẩn dụ hiện lên thật đẹp, thật gợi cảm. Đó là nụ cười tỏa nắng của những người phụ nữ có hàm răng đen nhánh, hàm răng đẹp trong quan niệm văn hóa cổ truyền của người Việt. Nụ cười ấy càng sáng hơn trong ánh trưa hè lấp lóa. Trong bài thơ “Bên kia sông Đuống”, Hoàng Cầm cũng từng miêu tả một nét cười như thế “Những cô hàng xén răng đen- Cười như mùa thu tỏa nắng”. Kí ức của người con vĩnh viễn lưu lại nụ cười của mẹ. Để mỗi lần “nắng mới” xuất hiện, nụ cười ấy lại tỏa sáng trong lòng con.

Đúng như tứ thơ mà ngay từ ban đầu nhan đề đã gợi ra, hình ảnh nắng mới xuyên suốt bài thơ, dẫn mạch cảm xúc đi từ hiện tại về quá khứ rồi quay trở lại hiện tại với lời khẳng định nỗi nhớ dành cho mẹ. Với lời khẳng định ấy, hình ảnh người mẹ sẽ sống mãi trong trái tim nhân vật trữ tình, dù đó là cậu bé Lư năm mười tuổi hay là nhà thơ Lưu Trọng Lư.

Bài thơ được làm theo thể thơ bảy chữ, gieo vần chân. Ở khổ một các tiếng “song”- “không” bắt vần với nhau; ở khổ hai là các tiếng “thời”- “mười”-“phơi”; khổ ba không có tiếng bắt vần nhưng đảm bảo thanh bằng ở chữ cuối của các câu 1,2,4 khiến cho nhạc điệu thơ vẫn êm đềm, dịu dàng. Sự liền mạch của vần điệu đã giúp nhà thơ diễn tả được dòng hồi ức về mẹ thật tự nhiên.

Hình ảnh thơ không nhiều, chủ yếu tập trung vào hai hình ảnh là nắng mới và mẹ, được triển khai nhất quán qua ba khổ thơ và được miêu tả thật gợi cảm, sinh động. Sự gắn liền giữa “nắng mới” và “mẹ” đã giúp cho nhà thơ dễ dàng dẫn dắt cảm xúc thơ đi về giữa hiện tại và quá khứ, bởi mẹ tuy không còn nữa nhưng nắng mới thì hè nào cũng lên, và cũng gợi nhắc về mẹ.

Bài thơ không sử dụng nhiều biện pháp tu từ, đáng chú ý nhất là biện pháp ẩn dụ trong hình ảnh “nét cười đen nhánh sau tay áo”. Ẩn dụ đã biến nét cười từ chỗ chỉ có hình dáng trở thành có màu sắc, mà lại là một màu sắc thật đặc biệt: màu đen nhánh. Màu sắc ấy gợi ra một nét đẹp rất truyền thống của người phụ nữ xưa: nét đẹp của hàm răng đen, nét đẹp từng là một trong số “mười thương”: “Một thương tóc bỏ đuôi gà- Hai thương ăn nói mặn mà có duyên- Ba thương má lúm đồng tiền-Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua”. Trong kí ức của Lư, nụ cười tỏa nắng ấy là một vẻ đẹp vĩnh viễn của mẹ, dù thời gian có trôi qua bao lâu đi chăng nữa thì mẹ vẫn mãi mãi đẹp trong mắt con.

Trong phong trào Thơ mới, Lưu Trọng Lư nổi lên với một tiếng thơ sầu và mộng. Sầu thì là ngôi nhà chung của người nghệ sĩ lúc bấy giờ. Còn mộng thì là “căn bệnh chung” của nhiều thi sĩ. Huy Cận là người “đi lượm lặt từng chút buồn rơi rớt trong vũ trụ để rồi dệt nên những vần thơ ão não”, Xuân Diệu mới đầu vui bao nhiêu, say đắm bao nhiêu thì sau lại bơ vơ, lạnh lẽo bấy nhiêu. Thế Lữ mơ thoát lên tiên, mộng làm con hổ trong vườn bách thú. Chế Lan Viên ôm một “tinh cầu giá lạnh” để thở than một mình… Thế nhưng cái lối sầu và mộng của Lư vẫn có nét riêng khác biệt. Trong cái sầu của Lư không có cái sầu của vũ trụ, cái sầu của thế gian rộng lớn mà chỉ có cái sầu của một cá nhân, gắn với một kí ức cụ thể. Như trong bài “Nắng mới” này, cái sầu ấy gắn liền với nỗi niềm tiếc nuối, nhớ thương người mẹ đã khuất của chính nhà thơ. Trong cái mộng của Lư lại cứ có thêm cái gì đó thật huyền ảo, lãng mạn. Đó là chất huyền ảo trong “Tiếng thu”, trong “tiếng trăng mờ thổn thức”, trong “tiếng thu kêu xào xạc”. Cứ có một cái gì đó vừa hư vừa thực hiện ra trong thế giới nghệ thuật của Lư. Trong bài “Nắng mới” này, cái hư thực ấy nằm ngay trong câu cuối của khổ thơ đầu “Chập chờn sống lại những ngày không”. Rồi với hình ảnh ở kết bài- hình ảnh nét cười đen nhánh của người mẹ- người đọc đột nhiên có cảm giác mơ hồ: không biết mình còn đang ở trong kí ức ngày xưa của Lư hay đã quay về thực tại?

Mà bản thân hình ảnh “nắng mới” cũng được Lưu Trọng Lư miêu tả thật đặc biệt. Nắng trong Thơ mới xuất hiện ở nhiều bài thơ. Đó là cái “nắng chang chang” trong “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, là “Lá nõn nhành non ai tráng bạc” trong thơ Nguyễn Bính, … Riêng Hàn Mặc Tử còn có “Đây thôn Vĩ Dạ” với một màu nắng mới thật đẹp: “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên”. Với thi nhân nào, hình như nắng mới cũng giữ được tính chất vốn có của nó: ấm áp, hồng hào, tinh khôi, mới mẻ. Chỉ có đến thơ Lưu Trọng Lư, thứ nắng ấy mới trở nên nhàu nhĩ, héo úa bởi nỗi buồn không còn mẹ và kí ức của “những ngày không”. Một sự vật của tự nhiên bên ngoài, khi đi vào thế giới thệ thuật của thơ có thể trở nên đầy khác biệt, mang cảm nhận chủ quan của người viết. Đó chính là cái mà giới phê bình vẫn gọi là một dạng “vân chữ” của nhà thơ.

Lưu Trọng Lư nằm trong số những thi nhân vinh dự được điểm danh trong tập “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh, Hoài Chân. Thật ra thì chỉ cần một vài tác phẩm như “Tiếng thu”, “Nắng mới”, Lư đã có thể khẳng định địa vị nhà thơ của mình một cách chắc chắn. Riêng với bài thơ “Nắng mới” này, cõi thơ sầu mộng của Lư đến được gần với tâm tư của người đọc nhất, vì nó chạm đến một nỗi niềm cảm xúc mà ai cũng có: tình mẫu tử. Lời thơ không chút cầu kì, hoa mĩ mà vẫn làm xao động bao tâm tư. Gấp trang thơ lại rồi, người đọc vẫn thấy bận bịu vô cùng vì nỗi lòng mà người thi sĩ trải ra trên trang giấy.

5+ Phân tích bài thơ Nắng mới (điểm cao)

Dàn ý Phân tích bài thơ Nắng mới

a. Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ Nắng mới

b. Thân bài:

- Khồ 1: Bức tranh thiên nhiên Nắng mới

+ Nắng mới: Nắng đầu xuân, nhẹ nhàng

+ Khung cảnh yên bình, buồn

=> Đưa tác già về với kí ức xưa

- Khồ 2+3 : Nỗi nhớ và tình yêu dành cho mẹ của tác già

+ Bày tỏ nỗi nhớ mẹ một cách trực tiếp

+ Đặc điểm của mẹ: Hay mặc chiếc áo màu đỏ; mỗi khi nắng mới về sẽ mang đồ ra phơi cho thơm tho; đi vào ra đề chăm lo cho tổ ấm; dịu dàng và kín đáo với nét cười đen nhánh

=> Mẹ là người phụ nữ truyền thống, dịu dàng và đảm đang, luôn yêu thương, chăm sóc cho con cái

c. Kết bài:

- Khái quát lại tác phầm Nắng mới.

Phân tích bài thơ Nắng mới - mẫu 2

“Thơ là người thư kí chân thành của trái tim” (Duybralay). Rung lên từ tâm hồn người nghệ sĩ, thơ tựa như một bản hoà ca với những giai điệu trầm bổng khác nhau. Giữa những cung bậc rộn ràng của phong trào “Thơ mới” Lưu Trọng Lư chỉ ra “một nốt trầm xao xuyến”, vang lên rất nhẹ, rất êm nhưng lắng động và lan tỏa trong lòng người. Không thoát lên như Thế Lữ, không điên cuồng như Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư lặng lẽ tìm cho mình một lối rẽ về quá khứ, về những hồi ức lung linh, sâu lắng trong tâm hồn. “Nắng mới” là một trong những bài thơ như thế. Ta bắt gặp ở đây một tâm hồn đầm thắm, mỏng manh và một nỗi buồn sâu lắng khiến ai đọc qua dù chỉ một lần cùng không thề nào quên.

Từ thửa bé thơ khi đọc Nắng mới của Lưu Trọng Lư, dù trí óc còn non nớt,chưa thẻ hiểu hết…nhưng lòng tôi lại rung lên, lại xao xác những nỗi niềm. Có lúc tôi tự hỏi: Tại sao tác phẩm lại tạo nên sự ám ảnh đến vậy? Phải chăng là sức mạnh của nghệ thuật bài thơ? Giờ đây,khi đối diện với văn bản tác phẩm, sau bao năm suy ngẫm, tôi muốn tìm cho lòng mình một sự lý giải. Hoài thanh khi nhận xét về thơ Lưu Trọnh Lư đã giải bày: “…Dầu có ưa thơ người này người khác, mỗi lúc buồn đến, tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư. Có những bài thơ cứ vương vẩn trong trí óc tôi hang tháng, lúc nào cũng như văng vẳng bên tai”.

Bài thơ “Nắng mới” đã được vẻ đẹp nơi tâm hồn của Lưu Trọng Lư: Thành thực phiêu diêu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên trang giấy. Tưởng như nhà thơ không hề làm nghệ thuật, chỉ là dòng chảy tự nhiên của cảm xúc.

Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ. Không cần phải là “yên ba giang thượng” như của Thôi Hiệu, cùng không phải là cái ám ảnh “chiều chiều ra đứng ngõ sau trong ca dao – không gian – thời gian nghệ thuật ở đây chỉ là một buổi trưa buồn bên song cửa. Bình dị nhưng cũng đủ sức lay động lòng người con nhớ mẹ “ruột đau chín chiều”. Trong tiếng gà trưa xao xác, kỉ niệm chợt ùa về, đong đầy trong nỗi nhớ – khúc dạo đầu cất lên đã nghe dìu dắt vang ngân một nỗi buồn man mác, thiết tha:

“Mỗi lần nắng mới hắt lên song

Xao xác gà trưa gáy não nùng

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

Chập chờn sống lại những ngày không”.

Một không gian sao quá đỗi hiu hắt, nắng không rực rỡ tươi vui mà chỉ “hắt” bên song. Chỉ một từ “hắt” cả không gian một màu ảm đạm, một màu hoài niệm…Ở đây nghệ thuật lấy động tả tĩnh đươc tác giả sử dụng rất thành công, cái động của tiếng gà trưa xao xác chỉ làm rõ thêm cái tĩnh, cái mông lung mà thôi.

Nói là “Chập chờn sống lại” nhưng có lẽ nhà thơ nhớ rõ lắm, “màu áo đỏ tươi rực rỡ” trong nắng là chi tiết đặc sắc của bài thơ. Chính là sự kế tiếp của chi tiết nắng mới, là hệ quả của sự nhắc nhở và là màu lưu giữ những kỉ niệm không thể xóa nhòa trong lòng tác giả

Từ “nắng mới” trong tựa lại đề một lần nưa được chọn để mở đầu bài thơ như một sợi dây liên khúc, một nhịp cầu nối về quá khứ xa xưa. Nhưng “nắng mới” là nắng như thể nào? Người đọc chưa hiểu, chỉ cảm được rằng nắng ở đấy buồn lắm. Nắng không tươi tắn như trong thơ Hàn Mặc Tử; “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”. Dưới con mắt duyên của Xuân Diệu, nắng chỉ là một ảnh hình quen thuộc, soi rọi vào tiềm thức nhà thơ, gọi về những kỉ niệm xa xưa của một thời tươi đẹp. Cộng hưởng với màu sắc mới ấy còn có một âm thanh, cùng quen thuộc và buồn không kém là tiếng gà trưa xao xác não nùng. Từ hình ảnh “nắng mới hắt” có phần gắt với ba thanh trắc liền ở trên, câu thơ đến đây chợt chùng hẳn xuống, nặng trìu một nồi buồn qua các từ láy : “xao xác”, “não nùng”, “chập chờn” gợi một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng. “Mỗi lần” lại nhắc nhở “mỗi lần”. Lời thơ viết giản dị, tự nhiên, không một chút cầu kỳ, gọt giũa đúng như Hoài Thanh đã nhận định: “Lư để lòng mình tràn lan trên mặt giấy” nhưng vẫn sức lay động lạ kỳ. Kỷ niệm ùa vẽ, lung linh trong màu nắng mới, đánh thức dậy trong tâm hổn nhà thơ cả một thời dĩ vãng tưởng đã nhạt nhòa:

“Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

Chập chờn sống lại những ngày không”.

Hiện tại trước mắt mờ dần, nhường chồ cho quá khứ tràn về. Nhịp cầu đã bắc, hoài niệm mênh mang… “Những ngày không” phải chăng là những ngày ấu thơ, khi tác giả còn nhỏ, lòng chưa vướng bận điều gì. Vậy tại sao nó lại khắc sâu trong tâm khảm nhà thơ đến vậy? Bởi vì “những ngày không” ấy đã in dấu một kỷ niệm hay hình ảnh một người nào?

Mạch thơ liên tục, trái dài sang khổ hai để chuyển hoàn toàn về quá khứ. Thuyền hồn đã cập bến “ngày xưa”, câu chuyện cổ tích về một người mẹ đã bắt đầu:

“Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười

Môi lần nắng mới reo ngoài nội

Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi”.

Từ “nắng mới hắt bên song” gợi nhớ “nắng mới reo ngoài nội”, nhớ chiếc áo dẻ mẹ phơi trước giậu, bà mẹ lại mang áo rét ra phơi, để cất đi dành cho mùa rét tới. Cái nắng mới của hoài niệm này mới náo nức, mới tươi vui làm sao, đây nắng như bởi gắn với một cậu bé lên mười, với một người mẹ chăm chút, hiền dịu… cứ thế, nỗi nhớ này một thành hình, rõ nét hơn. Dù có tả nhưng khổ thơ thứ hai vẫn thiên về xác định thời điểm, địa điểm, chỉ đến khổ thơ cuối cảnh và tình mới thật quấn quít.

Hình ảnh người mẹ thân yêu của tác giả hiện lên, lúc đầu còn mờ nhạt nhưng càng về sau càng rõ nét và choáng đầy tâm trí. Qua cách nói dường như đang cố nén niềm thương nhớ chỉ chực dâng trào, ta chợt hiểu ra và đồng cảm sâu sắc với nỗi buồn của tác giả: người mẹ ấy không còn nữa và tất cả những gì nhà thơ còn nhớ về mẹ chỉ là chút kỹ niệm nhạt nhòa đọng lại trong tâm hồn non nớt, thơ ngây của đứa trẻ lên mười. Từ “nắng mới” là cái nắng mỗi độ xuân về, khi mẹ tác giả thường mang áo ra phơi để áo thơm mùi nắng sau những ngày đông rét mướt. Nắng thì năm nào chẳng có, sao gọi là “mới”? Nhưng như người ta thường chờ ngày mùa để ăn “gạo mới”, lòng trẻ vần náo núc chờ mong ngày nắng lại về, để cùng mẹ phơi áo bên giậu thưa. Cũng là “nắng mới” nhưng cái nắng của quá khứ không “hắt bên song” buồn bà mà tràn đầy sức sống, niềm vui “reo ngoài nội” vì đó là nắng của những ngày còn mẹ. Từ “reo” như một nốt nhạc lành lót, tươi vui khiến câu thơ chợt bùng lên sức sống.

Hình ảnh người mẹ chưa hiện lên trực tiếp mà chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu nhưng đã gây một ân tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Đó có lẽ cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến thương yêu nhất mà nhà thơ còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí. Màu đỏ của chiếc áo trong tiếng nắng reo làm cho câu thơ sáng lên, ấm nóng hơn. Có lẽ cũng nhờ màu đỏ ấy mà việc phơi áo của mẹ càng trở thành một điểm son trong nỗi nhớ về tuổi thơ. Màu đỏ của chiếc áo là một chi tiết nghệ thuật rất đặc sắc, nó làm cho kỉ niệm trong sáng, làm ấm nóng một tâm hồn lạnh lẽo khi phiêu dạt về tuổi thơ lúc còn mẹ. Thử cắt màu đỏ đi: “Chiếc áo người đưa trước giậu phơi”, hình ảnh của kì niệm xám lại ngay.

“Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa”.

Mạch thơ lại quay về hiện tại, nhà thơ sực tỉnh nhưng vần chưa hết thổn thức, bồi hồi. Hình ánh người mẹ vẫn còn đó, nơi đồng nội, giậu phơi, nơi hiên nhà, song cửa… Dường như đâu đâu cũng in bóng dáng mẹ, vương hơi ấm của mẹ nên nỗi nhớ lúc nào cùng chỉ chực dâng trào. Và phải chăng “nắng mới” chỉ như cái cớ, chi là giọt nước làm tràn đầy ly thương nhớ.

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh “nét cười đen nhánh”, như một nốt lặng cuối bàn nhạc đế dư ba, dư vị cùa ý thơ còn lan tỏa mài trong lòng người đọc. Dáng hình người mẹ như hiện lên rõ rệt trong tâm tưởng nhà thơ. Chi tiết gây ấn tượng nhất Nắng mới là “nét cười đên nhánh” của người mẹ. Câu thơ rất tạo hình.Chân dung bà mẹ hiện lên chỉ nơi trong hình ảnh ấy. Không phải “miệng” cười hay “nụ” cười mà là “nét”, lại “đen nhánh”! Hình ảnh thơ bỗng sắc, bỗng lấp lánh hơn. Đây là chi tiết duy nhất miêu tả người mẹ nhưng nó cũng là điểm son hội tụ tất cả cái hồn của bức chân dung. Không phải là “nụ cười” hay “miệng cười” mà là “nét cười” vì cái cười ấy rất kín đáo, rất nhẹ, rất nhanh, dường như chỉ lướt qua trên khuôn mặt chứ chưa kịp động lại thành một nụ cười, mà lại là “nét cười đen nhánh” nữa. Lưu Trọng Lư không nói thẳng như Hoàng cầm:

“Nhưng cô hàng xén răng đen

Cười như mùa thu tỏa nắng”.

(Bên kia sông Đuống)

Mà lại “đi tắt” để tạo nên một kết hợp từ độc đáo và thú vị, hay nói theo cách của Hoài Thanh: “câu thơ mất đi một tí rõ ràng để được thêm rất nhiều mơ mộng”. Hình ảnh “tay áo” đã đẩy “nét cười” ra phía sau, tạo nên độ sâu cho bức tranh, đồng thời tăng thêm sức duyên dáng, gợi cảm cho “nét cười”. Ta đã từng bắt gặp trong thơ Hàn Mặc Từ một hình ánh cùng đẹp và tinh tế như thế; “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” (Đây thôn Vĩ Dạ) nhưng có lẽ hình ảnh “nét cười” ở đây có hồn, có sức gợi cảm hơn nhiều vì đó là khoảnh khắc, là hình ảnh đẹp đẽ nhất mà ống kính tâm hồn nhà thơ đã chụp được và lưu trữ mãi. Hình ánh người mẹ quá cố của nhà thơ từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười”, trong những giây phút xuất thân của họa sĩ – thi sĩ Lưu Trọng Lư, nó đã để lại một ấn tượng đẹp và sâu sắc. Phải chăng là vì ta chợt bắt gặp trong hình ảnh đó một cái gì rất đổi thân quen như của mẹ ta mà cùng là của tất cả những người phụ nữ Việt Nam thầm lặng hy sinh, thương yêu, chăm sóc chồng con suốt cả cuộc đời.

Không gian nghệ thuật ám ảnh không tách rời hình ảnh người mẹ… có thể hình ảnh ấy của bà mẹ đã đọng lại và lưu mãi trong tâm trí người đọc khi bài thơ đã hết, tạo một nỗi bùi ngùi thương cảm. Cũng là Hoài Thanh khi nói về nhà thơ: “…Trong khi làng thơ Việt Nam đương đi tìm một nghệ thuật mới lạ, những tình cảm khuất khá, những hình sắc phiền phức của thiên nhiên, thì Lư chỉ có một ít khúc đàn bình dị, một ít khúc đàn xưa, dầu có đổi xoay đổi điệu cũng vẫn là những khúc đàn xưa”.

“Nắng mới” là một bài thơ thoạt đọc qua không có gì đặc biệt, nhưng nếu có một tâm hồn đồng cảm, một tình yêu sâu nặng với người đã sinh thành ra mình thì bài thơ thực sự là một tiếng đàn đồng điệu. Hoài Thanh đã từng nói: “Thơ Lưu Trọng Lư không phải là một bài thơ, nghĩa là không phải là một công trình nghệ thuật mà là tiếng lòng thốn thức hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”.

Nghệ thuật của bài thơ sao quá thật bình dị, vẫn là thể thơ bảy chữ, ngôn ngữ cũng rất bình dị… không có những phá cách, những đột phá trong nhịp điệu, trong âm luật… vẫn là những khúc đàn bình dị nhưng sao lại ám ảnh đến vậy? Có thể nói, thành công đặc biệt của bài thơ là đã tạo nên được những chi tiết nghệ thuật – dù ít thôi nhưng rất đặc sắc, làm chói sáng cả bài thơ… thế mới biết, nghệ thuật nhiều khi không phải là những gì quá lớn lao, xa vời vượt qua tầm nắm của người thường, mà có lúc nó thật gần gũi và bình dị…Chính bởi cái bình dị, mộc mạc ấy đã khiến cho bài thơ có một sức sống trường tồn trong lòng độc giả.

Phân tích bài thơ Nắng mới - mẫu 3

Tình mẫu tử có lẽ là tình cảm thiêng liêng nhất trên cuộc đời này. Mẹ là người sinh ra chúng ta, yêu thương và chăm sóc chúng ta vô điều kiện. Có lẽ chính vì vậy, tình mẫu tử từ xa xưa đã trở thành đề tài sáng tác bất tận cho văn học và nghệ thuật. Trong vô số những tác phẩm viết về mẹ, về tình mẫu tử, không thể không nhắc đến bài thơ Nắng mới của nhà thơ Lưu Trọng Lư, trích từ tập “Tiếng thu”. Bài thơ là nỗi nhớ về mẹ và tình yêu mẹ tha thiết của một tác giả, người con chỉ còn có thể gặp mẹ ở trong mơ.

Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã đề dòng chữ “Tặng hương hồn mẹ”, đúng vậy, mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Lư không còn trên cõi đời này nữa, nhưng tình yêu mẹ của tác giả thì vẫn còn đó, những kỉ niệm khi xưa có mẹ vẫn sẽ theo tác giả đến hết cuộc đời. Khổ đầu tiên của bài thơ chính là bức tranh thiên “nắng mới” làm gợi nhớ những kí ức xưa của tác giả:

“Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.”

Nắng mới chính là nắng đầu xuân, cái nắng nhẹ nhàng và êm dịu, xua tan đi cái lạnh và ẩm ướt của mùa đông. Nắng mới hắt “bên song” cửa, cùng với tiếng gà gáy trưa não nùng đã tạo nên một khung cảnh thật bình yên nhưng cũng vắng vẻ, cô liêu. Khung cảnh đó làm cho tác giả Lưu Trọng Lư “lòng rượi buồn” và đưa tâm hồn tác giả trở về miền kí ức xưa cũ, những kỉ niệm xưa “chập chờn” sống lại trong tác giả.

Quay về với những kỉ niệm xưa, lòng tác giả dâng trào bao nỗi nhớ về người mẹ quá cố của mình:

“Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.”

Nhà thơ Lưu Trọng Lư bộc lộ nỗi nhớ mẹ một cách trực tiếp “Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời”. Tác giả vẫn nhớ rõ ràng, khi mẹ còn sống, tác giả “lên mười”. Khi nắng mới về, mẹ trong tà áo đỏ quen thuộc sẽ mang quần áo của nhà thơ ra phơi lên giậu, để cho con mặc chiếc áo thơm mùi nắng sạch sẽ, dễ chịu. Nắng khi đó còn “reo ngoài nội”, có lẽ bởi vì còn có mẹ, nên hương đồng cỏ nội cũng như tác giả đều vui sướng và hạnh phúc vô cùng. Hình ảnh mẹ hiện lên rõ nét hơn trong khổ thơ tiếp theo. Nhà thơ Lưu Trọng Lư khẳng định rằng hình dáng mẹ còn chưa “xóa mờ” trong tâm trí của mình, nó vẫn rõ nét và lúc nào cũng tồn tại trong tâm trí của tác giả. Ông vẫn “mường tượng” được hình ảnh của mẹ xung quanh, lúc vào, lúc ra, thật bận rộn làm sao để chăm lo cho gia đình của mình. Trong toàn bộ bài thơ, không có bất kì một câu nào nhận xét cụ thể mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Vũ, nhưng chắc chắn mẹ là một người phụ nữ rất đẹp và hiền dịu. Vì mẹ có “nét cười đen nhánh”, đây là kiểu cười nhẹ nhàng, dịu dàng và chỉ thoáng qua. Có lẽ đó là điều nhà thơ nhớ nhất về mẹ của mình. Và dù là mùa nắng đầu xuân hay nắng gắt trưa hè, trong kí ức của nhà thơ Lưu Trọng Lư, mẹ vẫn “đứng trước giậu phơi”, để làm một công việc bình dị đó là phơi đồ, nhưng đó sẽ mãi là hình ảnh ấm áp và an ủi tâm hồn tác giả nhất mỗi khi nhớ mẹ.

Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư chỉ sử dụng những từ ngữ đơn giản nhưng lại đậm chất gợi hình, gợi cảm đã thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu tha thiết dành cho người mẹ quá cố của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống dịu dàng, chu đáo và luôn yêu thương, chăm sóc gia đình. Bài thơ như gửi gắm tới mỗi người một thông điệp ý nghĩa, đó là “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”

Phân tích bài thơ Nắng mới - mẫu 4

Có lẽ những câu hát trên nằm trong bài hát Mẹ tôi của nhạc sĩ Trần Tiến rất đúng với tâm trạng của nhà thơ Lưu Trọng Lư khi sáng tác bài thơ Nắng mới, trích từ tập Tiếng thu. Bài thơ là nỗi lòng nhớ thương da diết và tình cảm yêu mẹ vô bờ của tác giả. Trong vô số những chủ đề sáng tác của văn học, tình mẫu tử và mẹ luôn là những chủ đề ý nghĩa nhất. Bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng hơn cả trong cuộc sống này. Vậy nên, những tác phẩm viết về mẹ, về tình mẫu tử luôn có một sức hút lớn đối với em, bài thơ Nắng mới là một trong số đó. Sau khi đọc bài thơ, trong lòng em có rất nhiều cảm xúc đặc biệt.

Mở đầu bài thơ, tác giả Lưu Trọng Lư đã đưa em đến với một khung cảnh thiên nhiên vô cùng bình yên và thơ mộng được bao quanh bởi “nắng mới”:

“Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

Chập chờn sống lại những ngày không.”

Nắng mới theo em chính là ánh nắng những ngày đầu xuân, nhẹ nhàng nhưng cũng đủ để xua tan đi cái lạnh và ẩm ướt mà mùa đông để lại. Khi nắng mới về, chiếu sáng bên song cửa sổ tạo nên một khung cảnh thật bình yên làm sao nhưng lại cũng không kém phần buồn “não nùng” vì tiếng gió xao xác và gà gáy trưa trong không gian tĩnh lặng. “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, trong khung cảnh buồn man mác của mùa xuân đó, tác giả Lưu Trọng Lư lòng buồn nhớ lại những kí ức xưa cũ đã qua, những kí ức đó cứ “chập chờn” trở lại trong kí ức tác giả. Đọc đến đây, dù chưa biết những kỉ niệm đang quay lại trong đầu nhà thơ là gì, nhưng em cũng cảm thấy buồn theo nhà thơ, có lẽ bởi vì ngôn từ mà Lưu Trọng Lư sử dụng quá xuất sắc, nhờ có cách sử dụng từ điêu luyện đó, mà em như được lạc trong bức tranh thiên nhiên nắng mới tuy đẹp nhưng lại buồn rười rượi, khiến cho em đồng cảm sâu sắc với nhà thơ, vì cảnh sẽ sinh tình.

Rồi sau đó, em đã được đến thăm miền kí ức xưa cũ đó, ở đây, em được cảm nhận nỗi nhớ khôn nguôi và tình yêu tha thiết của tác giả dành cho người mẹ quá cố của mình:

“Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười;

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờHãy còn mường tượng lúc vào ra:

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.”

Nhà thơ Lưu Trọng Lư đã bày tỏ nỗi nhớ người mẹ hiền trực tiếp qua câu thơ “Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời”, chắc bởi vì, nỗi nhớ mẹ của tác giả đã bị kìm nén quá lâu, đến khi gặp lại khung cảnh nắng mới khi xưa trong kí ức đã như chìa khóa mở cửa cho nỗi nhớ của nhà thơ xuất hiện và trực trào ngay lập tức. Khi mẹ còn sống, tác giả mới lên mười tuổi, trong kí ức của ông, mẹ thường hay mặc tà áo màu đỏ quen thuộc. Nắng mới về, mẹ sẽ mang đồ ra phơi để con mặc đồ được thơm tho, sạch sẽ. Khi ấy còn có mẹ, nên nắng mới về sẽ “reo” ở ngoài đồng nội, chắc nắng mới cũng như con, đều hạnh phúc vô cùng vì có mẹ ở bên. Khung cảnh mẹ xuất hiện trong kí ức nhà thơ thật hạnh phúc làm sao, em có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc và sự an tâm của tác giả lúc mẹ còn sống. Tình yêu của nhà thơ Lưu Trọng Lư dành cho mẹ của mình sẽ theo nhà thơ đến hết cuộc đời này, nhà thơ khẳng định rằng “Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ”. Nhà thơ vẫn còn thấy được hình dáng mẹ đang tất bật “vào ra”, để chăm lo cho mái ấm nhỏ. Và chi tiết đặc biệt nhất về mẹ được nhà thơ nhắc tới trong bài đó chính là mẹ có “nét cười đen nhánh”, không phải nụ cười mà là nét cười, cách miêu tả của nhà thơ khiến cho em cảm nhận được mẹ là một người phụ nữ vô cùng dịu dàng và ấm áp. Vì nét cười ở đây chính là kiểu cười vô cùng nhẹ nhàng, kín đáo và không hề lộ liễu, nhà thơ phải rất yêu mẹ của mình, mới có thể nhớ được nét cười đó của mẹ sau bao nhiêu năm như vậy. Mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Lư quả là một người phụ nữ Việt Nam truyền thống, luôn dịu dàng và tần tảo chăm sóc cho con cái cả cuộc đời.

Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư đã mang tới cho em nhiều cảm xúc thật đặc biệt. Qua bài thơ, em cảm nhận được nỗi nhớ và tình yêu mẹ vô bờ của tác giả. Nhờ đó, em tự nhận thấy trách nhiệm phải hiếu thảo của mình đối với mẹ và càng yêu thương mẹ của mình nhiều hơn. Em tin rằng không chỉ riêng mình em, mà tất cả mọi người sau khi đọc xong bài thơ đều sẽ nhận được thông điệp ý nghĩa về tình mẫu tử mà tác giả Lưu Trọng Lư gửi gắm.

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học