Tóm tắt kiến thức Sinh học 12 ôn thi THPT Quốc gia năm 2021
Tóm tắt kiến thức Sinh học 12 ôn thi THPT Quốc gia năm 2021
Bài giảng: Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN - Cô Kim Tuyến (Giáo viên VietJack)
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn hệ thống Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 12.
- Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã
- Sinh học 12 Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
- Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen
- Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Sinh học 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
- Sinh học 12 Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li
- Sinh học 12 Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
- Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- Sinh học 12 Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
- Sinh học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
- Sinh học 12 Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
- Sinh học 12 Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
- Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)
- Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Sinh học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
- Sinh học 12 Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen
- Sinh học 12 Bài 21: Di truyền y học
- Sinh học 12 Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
- Sinh học 12 Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
- Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
- Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
- Sinh học 12 Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
- Sinh học 12 Bài 28: Loài
- Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài
- Sinh học 12 Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)
- Sinh học 12 Bài 31: Tiến hóa lớn
- Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống
- Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
- Sinh học 12 Bài 34: Sự phát sinh loài người
- Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
- Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
- Sinh học 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
- Sinh học 12 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
- Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
- Sinh học 12 Bài 41: Diễn thế sinh thái
- Sinh học 12 Bài 42: Hệ sinh thái
- Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
- Sinh học 12 Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
- Sinh học 12 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
- Sinh học 12 Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
A. Lý thuyết bài học
I. GEN
1. Khái niệm
- Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlitpeptit hay phân tử ARN.
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc
Vùng điều hoà |
Vùng mã hoá |
Vùng kết thúc |
- Nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc - Có trình tự Nucleotit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể hận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời là trình tự điều hoà. | - Nằm ở giữa gen - Mang thông tin mã hoá các axit amin - Vùng mã hoá ở gen của sinh vật nhân sơ là vùng mã hoá liên tục (gen không phân mảnh), ở sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit min với các đoạn không mã hoá axit amin (gen phân mảnh) | - Nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc - Mang tín hiệu kết thúc phiên mã. |
II. MÃ DI TRUYỀN
III. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
1. Vị trí
Trong nhân tế bào, ở kì trung gian.
2. Thành phần tham gia
- ADN mạch khuôn
- Nguyên liệu môi trường: 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.
- Enzyme
- Năng lượng ATP
3. Nguyên tắc
- Nguyên tắc bán bảo tồn
- Nguyên tắc bổ sung
- Nguyên tắc khuôn mẫu
4. Diễn biến
Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN
– Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. (Chạc chữ Y)
Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới
– Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn mẫu (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn Okazaki), sau nói lại nhờ Enzim nối.
Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành
– Giống nhau, giống ADN mẹ.
– Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn)
⇒ Kết luận
Quá trình nhân đôi ADN dựa trên 2 nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn đảm bảo từ 1 ADN ban đầu sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
A/ BÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN
Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:
- Anticodon.
- Gen.
- Mã di truyền.
- Codon.
Đáp án:
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là gen.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Gen là một đoạn của phân tử ADN
- mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
- mang thông tin di truyền của các loài.
- mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
- chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
Đáp án:
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là gen.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là
- Một phân tử protein
- Một phân tử mARN
- Một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN
- Một phân tử protein hay 1 phân tử ARN
Đáp án:
Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nào:
- Guanin(G).
- Uraxin(U).
- Ađênin(A).
- Timin(T).
Đáp án:
Các loại nucleotit tham gia cấu tạo nên ADN là A, T, G, X.
U là đơn phân cấu tạo nên ARN không phải đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: ADN không được cấu tạo từ các loại nuclêôtit nào:
- A, T, G, X.
- G, X
- A, U, G, X.
- A, T
Đáp án:
Các loại nucleotit tham gia cấu tạo nên ADN là A, T, G, X.
U là đơn phân cấu tạo nên ARN không phải đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Timin là nucleotit cấu tạo nên phân tử nào sau đây:
- ADN
- mARN
- ARN
- Protein
Đáp án:
Timin là đơn phân của ADN
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit là 3’AGXTTAGXA5’. Trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn Gen trên là:
- 3’TXGAATXGT5’
- 5’AGXTTAGXA3’
- 5’TXGAATXGT3’
- 5’UXGAAUXGU3’
Đáp án:
Theo nguyên tắc bổ sung, ta có:
Mạch gốc: 3’AGXTTAGXA5’
Mạch bổ sung: 5’TXGAATXGT3’
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
- 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.
- 5'...GTTGAAAXXXXT...3'.
- 5'...AAAGTTAXXGGT...3'.
- 5'...GGXXAATGGGGA...3'.
Đáp án:
Theo nguyên tắc bổ sung, ta có:
Mạch gốc: 3'...AAAXAATGGGGA...5'.
Mạch bổ sung: 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Mạch thứ nhất của gen có trình tự nuclêôtít là 3’AAAXXAGGGTGX 5’. Tỉ lệở mạch thứ 2 của gen là?
- 1/4
- 1
- 1/2
- 2
Đáp án:
Tỉ lệở đoạn mạch thứ nhất là: 8/4
Do A liên kết với T và G liên kết với X → A1 = T2, T1 = A2, G1 = X2, X1 = G2
→ Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ 2 là 4/8 = 1/2
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý: Tỷ lệở mạch bổ sung bằng nghịch đảo của mạch gốc và ngược lại.
Câu 10: Người ta sử dụng 1 chuỗi polinucleotit có tỉ lệ (A+G)/(T+X)=4 để tổng hợp một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chuỗi polinucleotit này.Trong tổng số nucleotit tự do mà môi trường nội bào cung cấp có số loại (T+X) chiếm:
- 4/5
- 1/5
- 1/4
- 3/4
Đáp án:
Chuỗi polinucleotit mạch gốc = 4
Chuỗi polinucleotit bổ sung 1/4
→ T + X = 80%, A + G = 20%. Vậy tỷ lệ T+X chiếm 4/5
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Trên một mạch của gen có tỉ lệ A:T:X:G = 4:2:2:1. Tỉ lệ (A+T)/(X+G) của gen là:
- 3
- 2
- 4
- 1
Đáp án:
Tỷ lệ (A+T)/(X+G) ==2
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Người ta sử dụng một chuỗi polinucleotit có (T+X) / (A+G) = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các loại nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
- A+G = 20%, T+X = 80%
- A+G = 25%, T+X = 75%
- A+G = 80%; T+X = 20%
- A + G =75%, T+X =25%
Đáp án:
Chuỗi polinu làm khung có= 0,25
Theo nguyên tắc bổ sung A-T, G-X
Vậy chuỗi polinu được tổng hợp có:= 0,25
→ A+G = 20%
T+X = 80%
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về gen cấu trúc:
- Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin là các đoạn không mã hóa axit amin.
- Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm ba vùng trình tự nucleotit: vùng điều hoà, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
- Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa liên tục, không chứa các đoạn không mã hóa axit (intron).
- Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
Đáp án:
D sai,vì vùng điều hoà của gen nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về gen cấu trúc:
- Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục.
- Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm ba vùng trình tự nucleotit: vùng điều hoà, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
- Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa không liên tục.
- Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
Đáp án:
C sai. Vì Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa liên tục.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Gen phân mảnh có đặc tính là:
- Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh một nơi.
- Gồm các nuclêôtit không nối liên tục.
- Đoạn mã hóa xen lẫn các đoạn không mã hóa.
- Do các đoạn Okazaki gắn lại.
Đáp án:
Gen phân mảnh:gồm các đoạn mã hóa axit amin (exon) xen lẫn các đoạn không mã hóa axit amin (intron).
Đáp án cần chọn là: C
Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã
A. Lý thuyết bài học
I. PHIÊN MÃ
1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN
* ARN thông tin (mARN)
- Cấu trúc: Mạch đơn thẳng, đầu 5’ có trình tự nu đặc hiệu nằm gần côđôn mở đầu để ribôxôm nhận biết và gắn vào.
- Chức năng: Dùng làm khuôn cho dịch mã.
* ARN vận chuyển (tARN)
- Cấu trúc: Mạch đơn, tự xoắn, có cấu trúc 3 thùy, đầu 3’ mang axit amin có 1 bộ ba đối mã đặc hiệu.
- Chức năng: Mang axit amin tới ribôxôm, tham gia dịch thông tin di truyền.
* ARN ribôxôm (rARN)
- Cấu trúc: Mạch đơn nhưng có nhiều vùng ribôxôm liên kết với nhau tạo thành vùng xoắc cục bộ.
- Chắc năng: Kết hợp với prôtêin cấu tạo ribôxôm.
2. Cơ chế phiên mã
a. Khái niệm
- Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN.
- Quá trình phiên mã diễn ra ở trong nhân tế bào, tại kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST tháo xoắn.
b. Cơ chế phiên mã
* Tháo xoắn ADN: Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn để lộ mạch khuôn 3’ -> 5’.
* Tổng hợp ARN:
+ Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc mạch mã gốc 3’-5’ tổng hợp ARN theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X, T-A, X-G) cho đến khi gặp tính hiệu kết thúc.
* Giai đoạn kết thúc: Phân tử mARN có chiều 5’-3’ được giải phóng. Sau đó 2 mạch của ADN liên kết lại với nhau.
II. CƠ CHẾ DỊCH MÃ.
1. Khái niệm.
- Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtein
- Dịch mã là giai đoạn kế tiếp sau phiên mã, diễn ra ở tế bào chất.
2. Diễn biến của cơ chế dịch mã.
a. Hoạt hóa aa.
Sơ đồ hóa:
aa + ATP ---- enzim →aa-ATP (aa hoạt hóa)--------enzim →phức hợp aa -tARN.
b. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
- Mở đầu(hình 2.3a )
- Bước kéo dài chuỗi pôlipeptit(hình 2.3b)
- Kết thúc (Hình 2.3c)
* Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền:
B. Câu hỏi trắc nghiệm
A/ ARN VÀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ
Câu 1: Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôdon)?
- mARN
- ADN
- tARN
- rARN
Đáp án:
Phân tử mang bộ ba đối mã là: tARN
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là
- anticodon.
- triplet.
- axit amin.
- codon.
Đáp án:
Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là anticodon.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Bộ ba đối mã (anticôđon) là bộ ba có trên
- phân tử tARN
- mạch gốc của gen
- phân tử rARN
- phân tử mARN
Đáp án:
Bộ ba đối mã nằm trên phân tử tARN; bộ ba đối mã liên kết bổ sung với bộ ba mã hóa trên phân tử mARN.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng nào sau đây?
- Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.
- Phân giải prôtêin.
- Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
- Cấu tạo nên ribôxôm
Đáp án:
Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng phân giải protein.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, ARN đảm nhận chức năng nào sau đây?
- Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.
- Cấu tạo nên ribôxôm.
- Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
- Cả ba chức năng trên
Đáp án:
Ở sinh vật nhân thực, ARN đảm nhận cả ba chức năng A, B, C.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Cho các đặc điểm:
1. Được cấu tạo bởi một mạch poliribônuclêôtit.
2. Đơn phân là adenine, timin, guanin, xitorin.
3. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
4. Trong cấu tạo có uraxin mà không có timin.
Số đặc điểm chung có cả ở 3 loại ARN là
- 4
- 2
- 1
- 3
Đáp án:
Các điểm chung có ở 3 ARN là: (1),(3),(4).
Ý (2) sai vì trong ARN không có timin
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm chung của ba loại ARN là tARN, mARN, rARN?
1. Chỉ gồm một chuỗi polinucleotid.
2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
3. Các đơn phân có thể liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
4. Có 4 loại đơn phân.
Phương án đúng:
- 4
- 2
- 3
- 1
Đáp án:
Đặc điểm chung của ba loại ARN là tARN, mARN, rARN là: (1), (2), (4).
(3) Sai do mARN là 1 mạch đơn, thẳng -> không có đoạn có liên kết bổ sung.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?
- mARN có cấu trúc mạch kép, vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
- mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X
- mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X
- mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X
Đáp án:
mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: mARN không có đặc điểm nào dưới đây?
- có cấu trúc mạch đơn.
- gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
- gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
- có cấu trúc mạch thẳng.
Đáp án:
B sai vì trong ARN không có timin.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng về tARN?
- Thành phần chính cấu trúc nên ribôxôm
- Có đầu 5' liên kết với axit amin
- Chỉ có cấu trúc mạch đơn
- Mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao trên mARN
Đáp án:
Nhận định đúng là tARN mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao trên mARN
A sai vì rARN là thành phần chính cấu trúc nên ribôxôm.
B sai vì tARN có đầu 3' liên kết với axit amin.
C sai vì tARN có cấu trúc dạng chùy, vẫn có đoạn gồm 2 mạch, có liên kết hiđrô.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về tARN?
- Mỗi phần tử tARN có thể mang nhiều loại axit amin khác nhau.
- Đầu 3’AXX 5’ mang axit amin.
- Trong phần tử tARN có liên kết cộng hóa trị và liên kết hiđrô.
- Có cấu trúc dạng thùy.
Đáp án:
A sai, mỗi tARN chỉ mang 1 loại aa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:
- Prôtêin
- ADN
- ARN
- ADN và ARN
Đáp án:
Phiên mã là quá trình tổng hợp lên các phân tử ARN
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Có thế gọi phiên mã là quá trình tổng hợp:
- mARN
- rARN
- tARN
- ARN
Đáp án:
Phiên mã là quá trình tổng hợp lên các phân tử ARN (mARN, tARN, rARN).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Quá trình tổng hợp ARN dựa vào khuôn mẫu của ADN được gọi là:
- Quá trình giải mã
- Quá trình dịch mã
- Quá trình tái bản
- Quá trình phiên mã
Đáp án:
Quá trình tổng hợp ARN dựa vào khuôn mẫu của ADN được gọi là quá trình phiên mã.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của
- mARN.
- tARN
- Mạch mã hoá.
- Mạch mã gốc
Đáp án:
Làm khuôn mẫu là nhiệm vụ của: mạch mã gốc
Đáp án cần chọn là: D
....................................
....................................
....................................
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều