Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 22 (sách mới)



Lời giải Sinh học 12 Bài 22 sách mới. Mời các bạn đón đọc:




Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học (sách cũ)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 12 Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 12.

A. Lý thuyết bài học

I. BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI

- Do nguyên nhân di truyền và đặc biệt là nhân tố môi trường: các chất thải trong công nghiệp, nông nghiệp, thuốc chữa bệnh, hàng mỹ phẩm … làm bệnh di truyền ngày càng gia tăng.

1. Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân đột biến

- Tạo môi trường sạch, tránh đột biến phát sinh

- Tránh và hạn chế các tác hại của tác nhân gây đột biến. Nếu trong công việc cần phải tiếp xúc thì phải có các dụng cụ phòng hộ thích hợp.

2. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh

Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học

- Là sự trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin, cho lời khuyên về khả năng mắc bệnh di truyền nào đó ở đời con của các cặp vợ chồng mà bản thân họ hay 1 số người trong dòng họ đã mắc bệnh đó.

- Để tư vấn có kết quả cần chuẩn đoán đúng và xây dựng được phả hệ của người bệnh à chuẩn đoán xác suất xuất hiện trẻ mắc bệnh giúp các cặp vợ chồng quyết định sinh con hay ngưng thai kì àtránh cho ra đời những đứa trẻ tật nguyền.

- Dùng những xét nghiệm được thực hiện khi cá thể còn trong bụng mẹ. Hai kĩ thuật phổ biến là: chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai để tách lấy tế bào phôi cho phân tích NST.

3. Liệu pháp gen – kỹ thuật của tương lai

Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học

- Liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh hoặc thay gen bệnh bằng gen lành.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC

1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen

Làm nảy sinh nhiều vấn đề tâm lí xã hội

- Việc biết về hồ sơ di truyền của cá thể cho phép tránh được bệnh di truyền nhưng đồng thời có thể chỉ thông báo cái chết sớm có thể xảy ra và không tránh khỏi

- Hồ sơ di truyền của cá thể có thể bị sử dụng để chống lại họ khi kết hôn, xin việc làm …

2. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào

- Ngoài những lợi ích kinh tế và khoa học cũng nảy sinh nhiều vấn đề như: gen kháng thuốc từ sinh vật biến đổi gen có thể phát tán sang sinh vật hay người không?, gen kháng thuốc diệt cỏ ở cây trồng biến đổi gen có phát tán sang cỏ dại không ?...

- Liệu con người có sử dung phương pháp nhân bản vô tính để tạo ra người nhân bản không?

3. Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ

- Tính di truyền có ảnh hưởng nhất định đến khả năng trí tuệ, nhưng không thể căn cứ vào hệ số thông minh IQ để đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ

4. Di truyền học với bệnh AIDS

• Bệnh AIDS gây nên bởi virus HIV

Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học

- Virus gồm 2 phân tử ARN, các prôtêin cấu trúc và enzim đảm bảo cho sự lây nhiễm liên tục. Enzim sử dụng ARN của virus làm khuôn để tổng hợp ADN à ADN kép, xen kẻ với ADN của tế bào chủ à ADN của virus tái bản cùng với hệ gen của con người

- Trong quá trình lây nhiễm virus có thể sống tiềm sinh vô hạn trong tế bào bạch cầu T4, do đó khi tế bào này hoạt động thì bị virus tiêu diệt. Sự giảm số lượng tế bào T4 làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể, gây ra 1 số bệnh: sốt, tiêu chảy, lao, ung thư, viêm màng não, mất trí …à chết

III. BẢO VỆ DI TRUYỀN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM>

- Tránh gây nhiễm xạ môi trường, vì tất cả các bức xạ gây ion hóa đều có khả năng gây đột biến

- Hạn chế các chất thải hóa học, nhất là các chất độc hại vì đây cũng là nguyên nhân gây nguy hại đến vốn di truyền của con người

- Luật bảo vệ môi trường nước ta ra đời là cơ sở pháp lí cao nhất để đáp ứng những yêu cầu và các biện pháp bảo vệ tốt môi trường.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Những biện pháp được dùng để bảo vệ vốn gen loài người:

(1) Tạo môi trường sạch.

(2) Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.

(3) Sử dụng kĩ thuật nhân bản vô tính tạo ra nhiều cá thể giống nhau.

(4) Sử dụng liệu pháp gen.

Số biện pháp đúng là:

  1. 2
  2. 4
  3. 1
  4. 3

Đáp án: 

Những biện pháp dùng để bảo vệ vốn gen loài người là: 1, 2, 4

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Biện pháp nào dưới đây khôngphải là biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người ?

  1. Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh
  2. Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên
  3. Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến
  4. Tư vấn di truyền y học

Đáp án:

Biện pháp không giúp bảo vệ vốn gen loài người là sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khỏe vị thành niên (chỉ bình ổn dân số)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Di truyền học tư vấn nhằm chuẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kì

  1. Mới sinh
  2. Sau sinh
  3. Sắp sinh
  4. Trước sinh 

Đáp án:

Di truyền học tư vấn nhằm chuẩn đoán một số bệnh trước sinh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Các chuyên gia tư vấn di truyền đưa ra các tiên đoán về khả năng đứa trẻ sinh ra mắc 1 tật bệnh di truyền và cho các cặp vợ chồng lời khuyên trước khi sinh vì

  1. Tránh cho ra đời những đứa trẻ tật nguyền
  2. Chỉ có lúc trước sinh mới dễ chẩn đoán bệnh
  3. Trước sinh mới dễ chữa được bệnh
  4. Cả ba ý trên

Đáp án:

Các chuyên gia tư vấn di truyền đưa ra các tiên đoán về khả năng đứa trẻ sinh ra mắc 1 tật bệnh di truyền và cho các cặp vợ chồng lời khuyên trước khi sinh vì tránh cho ra đời những đứa trẻ tật nguyền

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Điều không đúng về nhiệm vụ của di truyền y học tư vấn là

  1. Góp phần chế tạo ra một số loại thuốc chữa bệnh di truyền.
  2. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này.   
  3. Cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ.
  4. Cho lời khuyên trong việc đề phòng và hạn chế hậu quả xấu của ô nhiễm môi trường tới việc sinh đẻ

Đáp án:

Di truyền y học tư vấn không góp phần chế tạo ra một số loại thuốc chữa bệnh di truyền

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu cho đời sau, là nhiệm vụ của ngành

  1. Di truyền Y học
  2. Di truyền học tư vấn
  3. Di truyền Y học tư vấn
  4. Di truyền học người

Đáp án:

Di truyền Y học tư vấn giúp chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu cho đời sau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra

  1. Tính chất của nước ối.
  2. Tế bào tử cung của ngưới mẹ.
  3. Tế bào phôi bong ra trong nước ối.
  4. Nhóm máu của thai nhi.

Đáp án:

Chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra tế bào phôi bong ra trong nước ối

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Trong biện pháp tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh, kĩ thuật nào sau đây là hiệu quả và phổ biến nhất có thể tách tế bào, phân tích nhiễm sắc thể, phân tích ADN cũng như nhiều chỉ tiêu hóa sinh của phổi nhằm phát hiện sớm các bệnh, tật di truyền ở người?

  1. Sinh thiết tế bào thai ở giai đoạn phôi sớm
  2. Kĩ thuật hình ảnh đa chiều
  3. Chọc đỏ dịch ối và sinh thiết tua nhau thai
  4. Xét nghiêm máu của thai ở giai đoạn thích hợp

Đáp án:

Người ta sử dụng các kỹ thuật chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là

  1. Liệu pháp gen.
  2. Sửa chữa sai hỏng di truyền.
  3. Phục hồi gen.
  4. Gây hồi biến.

Đáp án:

Liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của các gen bị đột biến

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là

  1. Gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành
  2. Đưa các prôtêin ức chế vào cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của các gen gây bệnh
  3. Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh
  4. Thay thế hoặc bổ sung các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành

Đáp án:

Liệu pháp gen bao gồm 2 biện pháp: đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh và thay thế gen bệnh bằng gen lành.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Điều không đúng về liệu pháp gen là

  1. Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến
  2. Dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.
  3. Có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành
  4. Nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học

Đáp án:

Liệu pháp gen không phải là việc nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Nhận định nào không đúng khi nói về liệu pháp gen?

  1. Thể truyền có thể gây hư hỏng các gen khác
  2. Là kĩ thuật thay thế các gen đột biến gây bệnh bằng các gen lành
  3. Có thể sử dụng thể truyền là virut đã gây biến đổi hoặc plasmit
  4. Phương pháp này gặp khó khăn trong việc chèn gen lành vào đúng vị trí gen gây bệnh

Đáp án:

Trong liệu pháp gen không dùng plasmid vì plasmid không thể chèn vào gen của sinh vật

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Liệu pháp gen hiện nay mới chỉ thực hiện với loại tế bào nào?

  1. Giao tử.
  2. Hợp tử.
  3. Tế bào tiền phôi.    
  4. Tế bào xôma.

Đáp án:

Liệu pháp gen hiện nay mới chỉ thực hiện với loại tế bào xôma.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Loại tế bào nào hiện nay đã thực hiện được liệu pháp gen?

  1. Tế bào hợp tử
  2. Tế bào sinh dục
  3. Tế bào xôma
  4. Tế bào phôi

Đáp án:

Liệu pháp gen hiện nay mới chỉ thực hiện với loại tế bào xôma.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện bệnh di truyền nào đưới đây:

  1. Hội chứng Đao
  2. Hội chứng Tơcnơ
  3. Hội chứng Claiphentơ
  4. Bệnh pheninketo niệu

Đáp án:

Các bệnh trên đều là các bệnh di truyền (Hội chứng Đao, Hội chứng Tơcnơ, Hội chứng Claiphentơ là hội chứng di truyền có liên quan đến đột biến NST; bệnh pheninketo niệu là bệnh di truyền cấp độ phân tử).

Trong các bệnh trên thì chỉ có bệnh pheninketo niệu có thể hạn chế sự biểu hiện của bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống (hạn chế thức ăn có chứa phenalin → hạn chế hàm lượng phenalin trong tế bào).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Bệnh di truyền nào dưới đây có thể điều trị hạn chế triệu chứng bệnh giúp người bệnh có thể có cuộc sống như bình thường?

  1. Bệnh hồng cầu hình liềm
  2. Bệnh pheninketo niệu
  3. Bệnh bạch tạng
  4. Hội chứng Đao

Đáp án:

Các bệnh trên đều là các bệnh di truyền (Hội chứng Đao, Hội chứng Tơcnơ, Hội chứng Claiphentơ là hội chứng di truyền có liên quan đến đột biến NST; bệnh pheninketo niệu là bệnh di truyền cấp độ phân tử).

Trong các bệnh trên thì chỉ có bệnh pheninketo niệu có thể hạn chế sự biểu hiện của bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống (hạn chế thức ăn có chứa phenalin → hạn chế hàm lượng phenalin trong tế bào).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Xét về mặt di truyền học hãy giải thích nguyên nhân vì sao những người có cùng huyết thống trong vòng 3 đời thì không được lấy nhau? (chọn phương án đúng nhất)

  1. Dư luận xã hội không đồng tình.
  2. Vì vi phạm luật hôn nhân gia đình.
  3. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại.
  4. Cả A và B đúng

Đáp án:

Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình “cấm kết hôn trong vòng 3 đời” là

  1. Đột biến xuất hiện với tần số cao ở thế hệ sau
  2. Thế hệ sau kém phát triển dần
  3. Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình
  4. Thế hệ sau có những biểu hiện suy giảm trí tuệ

Đáp án:

Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình “cấm kết hôn trong vòng 3 đời” là Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Lí do làm cho tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do

  1. Tế bào bị lão hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh trứng không diễn ra.
  2. Tế bào bị lão hóa làm phát sinh đột biến gen
  3. Tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn.
  4. Tế bào bị lão hóa hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh trùng không diễn ra.

Đáp án:

Tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn, tạo thành giao tử đột biến có 2 NST số 21.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Vì sao người mẹ lớn tuổi thì tỉ lệ sinh trẻ mắc bệnh Đao sẽ gia tăng?

  1. Tế bào bị lão hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh trứng không diễn ra
  2. Tế bào bị lão hóa làm phát sinh đột biến gen
  3. Tế bào bị lão hóa hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh trùng không diễn ra
  4. Tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn

Đáp án:

Tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn, tạo thành giao tử đột biến có 2 NST số 21.

Đáp án cần chọn là: D

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học