Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 25 (sách mới)
Lời giải Sinh học 12 Bài 25 sách mới. Mời các bạn đón đọc:
(Kết nối tri thức) Giải sgk Sinh học 12 Bài 25: Thực hành: Xác định một số đặc trưng của quần thể
(Chân trời sáng tạo) Giải sgk Sinh học 12 Bài 25: Hệ sinh thái
(Cánh diều) Giải sgk Sinh học 12 Bài 25: Sinh thái học phục hồi và bảo tồn
Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn (sách cũ)
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 12 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 12.
A. Lý thuyết bài học
I. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ LAMAC
1. Quan điểm của Lamack về sự hình thành loài hươu cao cổ
Quần thể hươu cổ ngắn sống trong môi trường bình thường thì không có sự biến đổi nào về hình thái. Khi môi trường sống thay đổi, thức ăn trở nên khan hiếm, các con hươu cổ ngắn phải vươn cổ để ăn những lá cây trên cao, dần dần làm cho cổ chúng trở nên dài ra. Tất cả các đặc điểm này đều được giữ lại và di truyền cho thế hệ con cháu thông qua quá trình sinh sản. Dần dần toàn bộ quần thể hươu cổ ngắn trở thành hươu cổ dài và không có cá thể nào bị chết đi.
2. Nguyên nhân
- Môi trường sống thay đổi một cách chậm chạp và liên tục theo những hướng khác nhauà sinh vật chủ động thích ứng với môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì liên tục phát triển, cơ quan nào không hoạt động thì dần dần tiêu biến
- Các đặc điểm thích nghi luôn được di truyền lại cho thế hệ sau.
3. Kết quả
Từ 1 loài ban đầu đã hình thành các loài khác nhau thích nghi với điều kiện sống khác nhau và không có loài nào bị dịêt vong
4. Ưu điểm
Học thuyết so với thời đại đó là tiến bộ vì ông đã nhìn nhận sinh giới có sự biến đổi chứ không phải bất biến.
5. Khuyết điểm
- Chưa hiểu cơ chế di truyền và nguyên nhân phát sinh biến dị.
- Chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền.
- Sinh vật không chủ động thay đổi những tập quán hoạt động của các cơ quan vì có rất nhiều dạng sinh vật bị diệt vong.
II. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ ĐACUYN
1. Quan điểm của Đacuyn về sự hình thành loài hươu cao cổ
Trong quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu đã có sẵn những biến dị làm cho cổ chúng dài hơn bình thường. Khi môi trường sống thay đổi những biến dị này trở nên có lợi vì giúp nó ăn được những lá cây trên cao. Những cá thể có biến dị cổ dài sẽ có sức sống cao hơn và sinh sản mạnh hơn, càng ngày số lượng hươu cổ dài càng tăng trong quần thể. Trong khi đó các cá thể có cổ ngắn do thiếu thức ăn sẽ bị chết. Dần dần quần thể hươu cổ ngắn lúc đầu trở thành quần thể hươu cổ dài.
2. Nguyên nhân
Trong quần thể tự nhiên đã tồn tại sẵn những biến dị. Khi môi trường thay đổi những cá thể nào có biến dị có lợi giúp sinh vật tồn tại và phát triển thì khả năng sống sót và sinh sản cao hơn, những cá thể nào có những biến dị có hại thì bị đào thải.
3. Kết quả
Hình thành các loài khác nhau từ 1 loài tổ tiên là do quá trình chọn lọc tự nhiên.
Thực chất của CLTN là sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể và kết quả của CLTN là quần thể sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường sống.
4. Ưu điểm
Phát hiện cơ chế hình thành loài là do CLTN. Khi môi tường thay đổi, CLTN sẽ chọn lọc những dạng thích nghi với môi trường sống.
5. Khuyết điểm
- Chưa giải thích được cơ chế di truyền.
- Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị.
Cơ chế hình thành loài hươu cao cổ theo Lamac và Đacuyn
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là
- Đột biến cấu trúc NST
- Biến dị cá thể
- Đột biến gen
- Đột biến số lượng NST
Đáp án:
Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là: Biến dị cá thể
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Khái niệm biến dị cá thể theo Đacuyn:
- Những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản, theo những hướng không xác định. Là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
- Sự tái tổ hợp lại các gen trong quá trình di truyền do hoạt dộng sinh sản hữu tính
- Do sự phát sinh các đột biến trong quá trình sinh sản
- B và C đúng
Đáp án:
Theo Đacuyn “Biến dị cá thể” là những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản, theo những hướng không xác định. Là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Nguồn biến dị chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên theo quan điểm Đacuyn là:
- biến dị tổ hợp
- biến dị cá thể
- đột biến
- thường biến
Đáp án:
Theo quan điểm của Dacuyn thì biến dị các thể là là nguồn biến dị chủ yếu chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là :
- Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động
- Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được
- Sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản
- Những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh
Đáp án:
Theo quan niệm của Đacuyn biến dị cá thể là những đột biến phát sinh ra những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Khái niệm biến dị cá thể theo Đacuyn:
- Những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản, theo những hướng không xác định. Là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
- Sự tái tổ hợp lại các gen trong quá trình di truyền do hoạt dộng sinh sản hữu tính
- Do sự phát sinh các đột biến trong quá trình sinh sản
- B và C đúng
Đáp án:
Theo Đacuyn “Biến dị cá thể” là những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản, theo những hướng không xác định. Là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Loại biến dị cá thể theo quan niệm của Đac uyn có những tính chất nào dưới đây ? (1) Xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể.
(2) Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
(3) Xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể.
(4) Di truyền được qua sinh sản hữu tính.
(5) Không xác định được chiều hướng biến dị.
- 3, 4, 5
- 2, 4, 5
- 1, 3, 4, 5
- 1, 3, 4
Đáp án:
Biến dị cá thể xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể.
Biến dị cá thể xuất hiện ngẫu nhiên trong sinh sản không có hướng và được di truyền cho thế hệ sau.
Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định là thường biến (biến dị xác định) → 2 sai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Loại biến dị cá thể theo quan niệm của Đac uyn có những tính chất nào dưới đây ? (1) Xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể.
(2) Xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể.
(3) Không di truyền được.
(4) Không xác định được chiều hướng biến dị.
- 2, 3, 4
- 1, 2, 3
- 1, 3, 4
- 1, 2, 4
Đáp án:
Biến dị cá thể xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể.
Biến dị cá thể xuất hiện ngẫu nhiên trong sinh sản không có hướng và được di truyền cho thế hệ sau.
→ 3 sai
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Theo Đacuyn, biến dị cá thể ở sinh vật phải thông qua quá trình nào sau đây để di truyền lại cho các thế hệ sau?
- Tương tác giữa cá thể với môi trường sống.
- Sinh sản.
- Chọn lọc tự nhiên.
- Chọn lọc nhân tạo.
Đáp án:
Theo Đacuyn, loại biến dị cá thể ở sinh vật phải thông qua quá trình sinh sản, được di truyền cho thế hệ sau
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Theo Đacuyn, biến dị cá thể muốn di truyền lại cho các thế hệ sau thì cần trải qua?
- Thích nghi với môi trường.
- Chọn lọc tự nhiên.
- Đột biến
- Sự sinh sản.
Đáp án:
Theo Đacuyn, loại biến dị cá thể ở sinh vật phải thông qua quá trình sinh sản, được di truyền cho thế hệ sau.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Charles Darwin đã đề xuất vấn đề nào trong công trình nghiên cứu về tiến hóa của mình?
- Thuật ngữ: “Tiến hóa”
- Lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên
- DNA là vật liệu di truyền.
- Sự phân chia độc lập các NST
Đáp án:
Charles Darwin đã đề xuất lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm
- thích nghi.
- chọn lọc tự nhiên.
- đột biến.
- thường biến.
Đáp án:
Charles Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm chọn lọc tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Theo quan điểm của Đacuyn, tác động của CLTN là
- Tích lũy các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh
- Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật.
- Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho con người
- Đào thải các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi, tích lũy các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi, khả năng sinh sản tốt.
Đáp án:
Theo quan điểm của Đacuyn, tác động của CLTN là tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá theo chọn lọc tự nhiên là sự tích luỹ các
- biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
- đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
- đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
- đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
Đáp án:
Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá theo chọn lọc tự nhiên là sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Theo quan điểm của Đacuyn, nội dung của chọn lọc tự nhiên là:
- Từ các dạng hoang dại ban đầu tạo ra nhiều giống mới
- Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi.
- Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với muc tiêu của con người.
- Hình thành nhiều loài mới mang nhiều đặc điểm thích nghi.
Đáp án:
Theo quan điểm của Đacuyn, nội dung của chọn lọc tự nhiên quá trình đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Theo quan điểm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
- Quần thể.
- Cá thể, quần thể.
- Cá thể.
- Tất cả các cấp tổ chức sống.
Đáp án:
Theo quan điểm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là cá thể.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
- quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
- các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
- các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
- quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản.
Đáp án:
Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Theo Đacuyn, đối tượng của tiến hóa là:
- Loài
- Cá thể
- NST
- Quần thể
Đáp án:
Theo Đacuyn, đối tượng của tiến hóa là cá thể
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều nòi (thứ) vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình:
- Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo
- Tích lũy những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
- Phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên
- Phát sinh các biến dị cá thể
Đáp án:
Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành này ở vật nuôi, cây trồng là kết quả của hiện tượng phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Theo Đacuyn chọn lọc nhân tạo (CLNT) là một quá trình trong đó:
- Những biến dị có hại bị đào thải, những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người được tích luỹ.
- CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng
- Sự chọn lọc có thể được tiến hành ở mỗi loài vật nuôi hay cây trồng theo nhiều hướng khác nhau dẫn tới sự phân li tính trạng
- Tất cả đều đúng
Đáp án:
Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành này ở vật nuôi, cây trồng là kết quả của hiện tượng phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo; hững biến dị có hại bị đào thải, những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người được tích luỹ => CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Câu nói nào dưới đây là không đúng khi nói về kết quả của chọn lọc nhân tạo:
- Tích luỹ các biến đổi nhỏ, riêng lẻ ở từng cá thể thành các biến đổi sâu sắc, phổ biến chung cho giống nòi.
- Đào thải các biến dị không có lợi cho con người và tích luỹ các biến dị có lợi, không quan tâm đến sinh vật.
- Tạo ra các loài cây trồng, vật nuôi trong phạm vi từng giống tạo nên sự đa dạng cho vật nuôi cây trồng.
- Tạo các giống cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu của con người rất phức tạp và không ngừng thay đổi.
Đáp án:
Chọn lọc nhân tạo sẽ loại bỏ những biến dị không có lợi cho con người, chỉ giữ lại những biến dị có lợi cho con người, qua đó làm giảm sự đa dạng
Đáp án cần chọn là: C
C. Giải bài tập sgk
Câu 1 trang 112 Sinh học 12 ngắn nhất: Hãy trình bày các luận điểm chính của học thuyết Lamac.
Câu 2 trang 112 Sinh học 12 ngắn nhất: Hãy trình bày nội dung chính của học thuyết Đacuyn.
Câu 4 trang 112 Sinh học 12 ngắn nhất: Trình bày sự khác biệt giữa CLTN và chọn lọc nhân tạo.
Xem thêm các bài học Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
- Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
- Sinh học 12 Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
- Sinh học 12 Bài 28: Loài
- Sinh học 12 Bài 29 : Quá trình hình thành loài
- Sinh học 12 Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều