Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 33 (sách mới)
Lời giải Sinh học 12 Bài 33 sách mới. Mời các bạn đón đọc:
Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất (sách cũ)
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 12.
A. Lý thuyết bài học
I. HOÁ THẠCH VÀ VAI TRÒ CỦA HOÁ THẠCH TRONG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI
1. Hoá thạch là gì?
- Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. Di tích của sinh vật để lại có thể dưới dạng các bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đá (vết chân, hình dáng…), xác các sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp hổ phách hoặc trong các lớp băng,...
2. Vai trò của các hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới
- Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về sự phát triển của sinh giới. Bằng phương pháp xác định tuổi của các hoá thạch, người ta có thể biết được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau cũng như mối liên hệ họ hàng giữa các loài.
- Tuổi của hoá thạch có thể xác định bằng phươg pháp phân tích các đồng vị phóng xạ của Cacbon hoặc Urani.
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
1. Hiện tượng trôi dạt lục địa
- Hiện tượng trôi dạt lục địa là hiện tượng các phiến kiến tạo trên lớp vỏ trái đất liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.
- Những biến đổi về kiến tạo của vỏ trái đất như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của trái đất, do vậy có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài mới.
2. Sinh vật trong các đại địa chất
- Dựa vào quá trình biến đổi của trái đất, và các hoá thạch điển hình các nhà địa chất học chia lịch sử phát triển của trái đất thành các giai đoạn chính được gọi là các đại địa chất. Bao gồm: đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. Các đại lại được chia nhỏ thành các kỉ. Ranh giới giữa các đại hoặc các kỉ thường là các giai đoạn có những biến đổi của trái đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt và sau đó là bắt đầu một giai đoạn tiến hoá mới của các sinh vật sống sót. Các sinh vật sống sót tiến hoá và bước vào giai đoạn bùng nổ, phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.
- Mỗi đại, mỗi kỉ thường có các đặc điểm về địa chất và khí hậu riêng biệt nên cũng kéo theo sự phát triển của nhóm sinh vật điển hình. Ví dụ: đại Trung sinh còn được gọi là kỷ nguyên của bò sát.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Hóa thạch là di tích của?
- Sinh vật
- Công trình kiến trúc
- Núi lửa
- Đá
Đáp án:
Hoá thạch là di tích của các sinh vật đã từng sinh sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Hoá thạch là gì?
- Di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong lớp băng
- Di tích của sinh vật sống để lại trong thời đại trước đã để lại trong lớp đất sét
- Di tích của các sinh vật sống để lại trong các thời đại trước đã để lại trong lớp đất đá
- Di tích phần cứng của sinh vật như xương, vỏ đá vôi được giữ lại trong đất.
Đáp án:
Hoá thạch là di tích của các sinh vật đã từng sinh sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Dựa vào phương pháp nào, người ta có thể xác định được tuổi của hóa thạch?
- Phương pháp địa tầng học
- Phân tích đồng vị phóng xạ
- Giải phẫu so sánh
- Cả A và B
Đáp án:
Tuổi của hoá thạch được tính bằng phương pháp địa tầng học và phân tích đồng vị phóng xạ
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Để xác định tuổi của các lớp đất và các hoá thạch tương đối mới người ta căn cứ vào:
- Lượng sản phẩn phân rã của các nguyên tố phóng xạ
- Đánh giá trực tiếp thời gian phân rã của nguyên tố uran(Ur)
- Lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố cacbon phóng xạ
- Đặc điểm địa chất của lớp đất
Đáp án:
Để xác định tuổi của các lớp đất và các hoá thạch tương đối mới người ta căn cứ vào: lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố cacbon phóng xạ (sử dụng phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Cơ sở để chia lịch sử của quả đất thành các đại, các kỉ ?
- Thời gian hình thành và phát triển của quả đất
- Lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các thời kì
- Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của trái đất và các hóa thạch
- Sự hình thành hóa thạch và khoáng sản trong lòng đất
Đáp án:
Cơ sở để chia lịch sử của quả đất thành các đại, các kỉ là những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của trái đất và các hóa thạch
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là
- đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.
- đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh
- đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh.
- đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.
Đáp án:
Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là 5 đại: đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Cây có mạch và động vật lên cạn xuất hiện ở kỉ nào?
- Kỉ Ocdovic
- Kỉ Silua
- Kỉ Cambri
- Kỉ Pecmi
Đáp án:
Cây có mạch và động vật lên cạn ở kỉ Silua
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Các sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên cạn vào kỷ nào?
- Kỷ Cambri
- Kỷ Đêvôn
- Kỷ Silua
- Kỷ Ocđôvic
Đáp án:
Các sinh vật chuyển đời sống từ dưới nước lên cạn vào kỷ Silua.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái đất, thực vật cỏ hoa xuất hiện ở
- Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
- Kỉ Krêta (Phấn trấng) thuộc đại Trung sinh.
- Kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.
- Kỉ Jura thuộc Trung sinh
Đáp án:
Thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ Krêta (Phấn trấng) thuộc đại Trung sinh. Ngoài ra, động vật có vú tiến hóa và cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Sự xuất hiện của thực vật có hoa diễn ra vào:
- Đại thái cổ
- Đại cổ sinh
- Đại trung sinh
- Đại tân sinh
Đáp án:
Thực vật có hoa xuất hiện vào đại trung sinh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở
- Kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung sinh.
- Kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại Tân sinh
- Kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh.
- Kỉ Triat (Tam điệp) của đại Trung sinh.
Đáp án:
Loài người xuất hiện ở kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Đệ Tam?
- Cây hạt kín phát triển mạnh.
- Chim và thú phát triển mạnh
- Phát sinh các nhóm linh trưởng.
- Xuất hiện loài người.
Đáp án:
D sai, vì Loài người xuất hiện vào kỷ Đệ tứ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kì Cacbon của đại cổ sinh có đặc điểm:
- Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
- Cây có mạch và động vật di cư lên cạn
- Phân hỏa cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng
- Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
Đáp án:
Ở kỉ Cacbon có Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở kì nào sau đây?
- Silua
- Krêta (Phấn trắng)
- Đêvôn
- Than đá (Cacbon)
Đáp án:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở kỷ Than đá (Cacbon)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thực vật có hạt phát sinh ở kỉ Cacbon của đại Trung Sinh.
(2) Chim và thú phát sinh ở kỉ Tam Điệp của Đại tân sinh
(3) Các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ Đệ tam (thứ 3) của Đại Tân Sinh.
(4) Bò sát cổ ngự trị ở Kỉ Jura của đại Trung sinh.
- 2
- 4
- 1
- 3
Đáp án:
Các phát biểu đúng là (3) (4)
(1) sai, kỉ Cac bon thuộc đại Cổ sinh
(2) sai, kỉ Tam Điệp thuộc đại Trung sinh
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sự phát triển của sinh vật?
- Ở đại Tân sinh cây hạt kín ngự trị, phân hóa các lớp chim, thú, côn trùng.
- Ở đại Trung sinh, cây hạt trần ngự trị, bò sát phát triển mạnh.
- Ở đại Cổ sinh, sự kiện đáng chú ý nhất là sự chinh phục đất liền của động vật và thực vật.
- Động vật dời lên cạn vào kỷ Cambri của đại Cổ sinh.
Đáp án:
D sai, vì Động vật dời lên cạn vào kỷ Silua của đại Cổ sinh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Trong lịch sử phát triển của sinh giới, động vật được di cư từ môi trường nước lên môi trường cạn do hình thành đại lục, khí hậu nóng ẩm xảy ra ở kỉ
- Cacbon.
- Cambri
- Pecmi.
- Silua.
Đáp án:
Kỉ silua là kỉ có thực vật và động vật lên cạn
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở
- Kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh.
- Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
- Kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh
- Ki Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
Đáp án:
Dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Đặc điểm nổi bật của đại trung sinh là gì?
- Sự phát triển ưu thế của hạt trần và bò sát.
- Sự xuất hiện thực vật hạt kín.
- Sự xuất hiện bò sát bay và chim.
- Sự xuất hiện thú có nhau thai.
Đáp án:
Đặc điểm nổi bật của đại trung sinh là
Sự phát triển ưu thế của hạt trần và bò sát
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở:
- Kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.
- Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
- Kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh.
- Kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh.
Đáp án:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở kỷ Jura thuộc đại Trung sinh.
Đáp án cần chọn là: B
C. Giải bài tập sgk
Xem thêm các bài học Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
- Sinh học 12 Bài 34: Sự phát sinh loài người
- Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
- Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
- Sinh học 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều