Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 34 (sách mới)
Lời giải Sinh học 12 Bài 34 sách mới. Mời các bạn đón đọc:
Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 34: Sự phát sinh loài người (sách cũ)
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 12 Bài 34: Sự phát sinh loài người theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 12.
A. Lý thuyết bài học
Quá trình tiến hóa của loài người gồm 2 giai đoạn:
Tiến hóa sinh học – giai đoạn tiến hoá hình thành nên loài người hiện đại (Homo sapiens) và tiến hoá văn hóa – giai đoạn tiến hoá của loài người từ khi hình thành cho đến nay.
I. QUÁ TRÌNH PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI HIỆN ĐẠI
1. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người
a. Các đặc điểm giống nhau giữa người và vượn người
- Về hình thái giải phẫu
+ Hình dạng, kích thước cao, không đuôi, đứng trên 2 chân.
+ Có 12 -13 đôi xương sườn, 5 - 6 đốt xương cùng, có 32 cái răng.
+ Não bộ to, nhiều nếp gấp, nhiều khúc cuộn.
+ Có 4 nhóm máu.
+ Kích thước và hình dạng tinh trùng giống nhau. Chu kì kinh nguyệt và thời gian mang thai, quá trình phát triển phôi thai giống nhau.
- Về sinh học phân tử
Người và vượn hiện đại có nhiều đặc điểm chung ở mức độ phân tử như: ADN, prôtêin.
⇒ Các bằng chứng về giải phẫu và ADN cho thấy loài người và tinh tinh có quan hệ họ hàng gấn gũi nhất.
b. Các đặc điểm khác nhau giữa người và vượn người
- Cột sống hình chữ S
- Xương chậu rộng, tay ngắn hơn chân
- Não người có nhiều nếp nhăn, khúc cuộn, thuỳ trán phát triển, sọ lớn hơn mặt
- Có lồi cằm
- Tín hiệu trao đổi ở người: có tiếng nói, biết tư duy trừu tượng do vỏ não có vùng cử động nói và hiểu tiếng nói
- Xuất hiện cuộc sống xã hội 1 vợ 1 chồng làm tăng khả năng chăm sóc và dạy dỗ con cái.
c. Các đặc điểm thích nghi nổi bật của người
- Kích thước não bộ tăng dần (từ 450 cm3 ở vượn người tăng lên 1350 cm3 ở người hiện đại) làm tăng khả năng tư duy, ngôn ngữ và tiếng nói.
- Xương hàm ngắn dần cùng với biến đổi về răng, thích nghi với việc ăn tạp.
- Đi thẳng bằng 2 chân cùng với sự tiêu giảm bộ lông trên bề mặt cơ thể.
- Giảm dần sự khác biệt về kích thước giữa 2 giới đực và cái (loài gôrila con đực gấp 2 lần con cái; tinh tinh gấp 1,3 lần; người còn 1,2 lần).
- Xuất hiện cấu trúc gia đình làm tăng khả năng chăm sóc và dạy dỗ con cái.
2. Các dạng vượn người hóa thạch và quá trình hình thành loài người
- Tổ tiên chung của người và các loài vượn hiện nay là loài vượn người sống trên cây (Các bằng chứng hóa thạch cho thấy người và các loài linh trưởng châu Phi (tinh tinh) có chung tổ tiên cách đây khoảng 5 à 7 triệu năm là Australopithecus afarensis. )
- Khi rừng thu hẹp, loài vượn cổ đại chuyển xuống sống trên các đồng cỏ, khả năng đi thẳng là có lợi vì có thể phát hiện kẻ thù từ xa. Đi thẳng bằng chân đã giải phóng 2 tay khỏi chức năng di chuyển à tay trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động, vũ khí …
- Từ loài vượn người cổ đại Australopithecus đã phân hóa thành nhiều loài khác nhau, trong đó có nhánh tiến hóa thành loài Homo habilis (người khéo léo, có bộ não khá phát triển 575 cm3; biết sử dụng công cụ bằng đá); từ loài này hình thành nên nhiều loài khác trong đó có loài Homo erectus (người đứng thẳng) và tiếp đến là người hiện đại Homo sapiens và loài gần gũi với loài người hiện đại là Homo neanderthalensis (đã bị loài hiện đại cạnh tranh và làm tuyệt chủng cách đây khoảng 30. 000 năm)
3. Quê hương của loài người
- Các bằng chứng về ADN và ti thể ủng hộ giả thuyết cho rằng loài người được phát sinh tại châu Phi, sau đó phát tán sang các châu lục khác.
II. NGƯỜI HIỆN ĐẠI VÀ TIẾN HÓA VĂN HÓA
- So sánh bộ não của Homo sapiens và người ngày nay không có sai khác về kích thước.
- Khi tiến hóa sinh học đem lại cho con người 1 số đặc điểm thích nghi như: bộ não lớn với các vùng ngôn ngữ và tiếng nói phát triển; bàn tay linh hoạt từ chỗ chỉ biết sử dụng những công cụ bằng đá thô sơ để tự vệ và bắt thú rừng đến biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn, biết chế tạo quần áo, lều trại trú ẩn đến hình thành làng mạc, đô thị: đó là tiến hóa văn hóa. Vậy tiến hóa văn hóa là sản phẩm của tiến hóa sinh học
- Nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người đã nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng rất lớn đến sự tiến hóa của loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hoá của chính mình.
- Nhờ sự tiến bộ về công nghệ mà con người càng ít phụ thuộc vào tự nhiên và có khả năng điều chỉnh hướng tiến hóa của mình cũng như của sinh giới.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Người và thú có nhiều điểm giống nhau. Một trong những điểm giống nhau đó là:
- Có lông mao.
- Có lông vũ
- Có vẩy sừng.
- Có da trơn.
Đáp án:
Người có 1 số đặc điểm chung của động vật có vú như lông mao, tuyến sữa, bộ răng phân hóa, đẻ con..
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Người và thú có nhiều điểm giống nhau. Một trong những điểm giống nhau đó là:
- Có tuyến sữa.
- Đẻ trứng
- Răng không có sự phân hóa.
- Có da trơn.
Đáp án:
Người có 1 số đặc điểm chung của động vật có vú như lông mao, tuyến sữa, bộ răng phân hóa, đẻ con....
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là:
- Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích
- Biết biểu lộ tình cảm vui,buồn, giận dữ
- Dáng đi thẳng .
- Bộ não phát triễn hoàn thiện
Đáp án:
Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là
- cấu tạo tay và chân.
- cấu tạo của bộ răng.
- cấu tạo và kích thước của bộ não.
- cấu tạo của bộ xương.
Đáp án:
Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là cấu tạo và kích thước của bộ não.
Cấu tạo về tay, chân, bộ răng hay bộ xương là tương tự nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Trong các trường hợp sau ở người, đâu là biểu hiện của cơ quan thoái hóa?
- Nếp thịt nhỏ ở khóe mắt.
- Người có đuôi
- Người có lông rậm khắp mặt
- Có 3 – đôi vú.
Đáp án:
Nếp thịt nhỏ ở khóe mắt là cơ quan thoái hóa
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Trong các trường hợp sau ở người, đâu là biểu hiện của cơ quan thoái hoá?
- Người có lông rậm khắp mình
- Người có đuôi
- Ruột thừa
- Có 3 - 4 đôi vú
Đáp án:
Biểu hiện của cơ quan thoái hoá là ruột thừa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Hiện tượng nào sau đây được gọi là hiện tượng lại tổ?
- Người có 3 đến 4 đôi vú.
- Phôi người giai đoạn 5 tháng có đuôi
- Nguời đi xa trở về thăm quê hương, tồ tiên.
- Người có ruột thừa và nếp thịt ở khoé mắt.
Đáp án:
Ruột thừa và nếp thịt ở khóe mắt là cơ quan thoái hóa không bị biến mất hoàn toàn (hầu như ai cũng có, nhưng nó không phát triển). Hiện tượng lại tổ là cơ quan thoái hóa phát triển mạnh ở 1 cá thể - người có 3 đến 4 đôi vú.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Trong các trường hợp sau ở người, đâu là biểu hiện của hiện tượng lại tổ?
- Một số người có đuôi dài 20 - 25 cm
- Mấu lồi ở mép vành rai phía trên
- Nếp thịt nhỏ ở khoé mắt
- Ruột thừa
Đáp án:
Biểu hiện của hiện tượng lại tổ là: Một số người có đuôi dài 20 - 25 cm
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
- Người có nguồn gốc từ động vật có xương sống.
- Người có nguồn gốc xa xưa từ vượn người hóa thạch
- Nguời có nguồn gốc gần nhất với lớp chim.
- Người có quan hệ gần gũi với thú.
Đáp án:
Nguời có nguồn gốc gần nhất với lớp thú.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
- Người có quan hệ nguồn gốc từ động vật có xương sống
- Người có nguồn gốc xa xưa là vượn người hoá thạch
- Người có nguồn gốc trực tiếp từ bò sát răng thú hoá thạch
- Người có quan hệ gần gũi với thú
Đáp án:
C sai, vì Người có nguồn gốc gần nhất với lớp thú.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, quá trình tiến hóa hình thành nên các loài trong chi Homo diễn ra theo trình tự đúng là:
- Homo habilis → Homo erectus → Homo sapiens
- Homo habilis → Homo neanderthalensis → Homo eretus → Homo sapiens
- Homo erectus → Homo habilis → Homo sapiens
- Homo habilis → Homo erectus → Homo neanderthalensis → Homo sapiens
Đáp án:
Quá trình tiến hóa hình thành nên các loài trong chi Homo diễn ra theo trình tự đúng là:
Homo habilis → Homo erectus → Homo sapiens.
Loài H. neanderthalensis do không cạnh tranh được với loài H. sapiens nên đã tuyệt chủng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là:
- Homo erectus và Homo sapiens
- Homo habilis và Homo erectus
- Homo neandectan và Homo sapiens
- Homo habilis và Homo sapiens
Đáp án:
Quá trình tiến hóa hình thành nên các loài trong chi Homo diễn ra theo trình tự đúng là:
Homo habilis → Homo erectus → Homo sapiens.
Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là: Homo habilis và Homo sapiens
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Loài người có cột sống hình chữ S và dáng đứng thẳng trong khi tổ tiên của loài người lại có cột sống hình chữ C và dáng đi khom. Sự khác biệt này chủ yếu là do
- Loài người có quá trình lao động và tập thể dục.
- Quá trình tự rèn luyện của cá thể
- Tác động của chọn lọc tự nhiên dựa trên những đột biến sẵn có.
- Sự phát triển của não bộ và ý thức.
Đáp án:
Sự khác biệt này chủ yếu là do tác động của chọn lọc tự nhiên dựa trên những đột biến sẵn có của tổ tiên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Khi chuyển từ trên cây xuống đất, đặc điểm nào của vượn người được CLTN củng cố?
- Tư thế thẳng đứng
- Đôi tay được giải phóng
- Sự biến đổi nhiều đặc điểm hình thái
- Cả A, B và C đều đúng
Đáp án:
Khi chuyển từ trên cây xuống đất, đặc điểm về tư thế thẳng đứng của vượn người được CLTN củng cố Sự biến đổi nhiều đặc điểm hình thái hay đôi tay được giải phóng phụ thuộc vào quá trình tự rèn luện của cá thể (lao động, phát triển não bộ, ý thức).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Giữa con người và vượn người ngày nay có rất nhiều điểm khác biệt nhau, điều này chứng tỏ:
- Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của con người.
- Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của con người.
- Con người là tổ tiên trực tiếp của vượn người ngày nay.
- Con người phát sinh từ nhiều nhánh trong đó có vượn người ngày nay.
Đáp án:
Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của con người.
Vượn người ngày nay và con người là hai nhánh phát sinh từ một nguồn gốc chung.
Tổ tiên của vượn người và loài người là các vượn người hóa thạch.
Vượn người và con người tiến hóa theo hai hướng khác nhau.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Ngày nay con người bị chi phối bởi những nhân tố nào?
- Nhân tố sinh học
- Nhân tố xã hội
- Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội
- Nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo.
Đáp án:
Ngày nay con người bị chi phối bởi cả nhân tố sinh học và nhân tố xã hội
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Ngày nay con người bị chi phối bởi những nhân tố nào?
- Nhân tố sinh học và nhân tố xã hôi
- Chỉ có nhân tố xã hội
- Chỉ có nhân tố sinh học.
- Nhân tố sinh học đóng vai trò chủ đạo.
Đáp án:
Ngày nay con người bị chi phối bởi cả nhân tố sinh học và nhân tố xã hội
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Về mặt sinh học, loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác vì bản thân loài người?
- Có thể thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí.
- Biết cách tự bảo vệ khỏi các bất lợi của môi trường.
- Có bộ máy di truyền bền vững, rất khó bị biến đổi và trí tuệ vượt trội giúp con người chống lại các tác động của môi trường.
- Không chỉ chịu tác động của các nhân tố sinh học mà còn chịu tác động của các nhân tố xã hội.
Đáp án:
Con người có bộ máy di truyền bền vững và trí tuệ giúp họ chống lại các điều kiện không thuận lợi. Do vậy, con người khó bị biến đổi dưới tác động của các yếu tố môi trường.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
- Loài người có sự cách li địa lí
- Con người vẫn chịu ảnh hưởng bởi môi trường, đột biến, chọn lọc tự nhiên
- Con người biết cải tạo hoàn cảnh sống phù hợp với mình
- Ngày nay con người không bị chi phối bởi các nhân tố sinh học
Đáp án:
D sai, Vì ngày nay con người bị chi phối bởi cả nhân tố sinh học và nhân tố xã hội.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng minh
- người và vượn người có quan hệ rất thân thuộc
- quan hệ nguồn gốc giữa người với động vật có xương sống
- vượn người ngày nay không phải tổ tiên của loài người
- người và vượn người cùng tiến hoá theo một hướng
Đáp án:
Những đặc điểm giống nhau trên đây chứng tỏ người và vượn người có nguồn gốc chung và có quan hệ họ hàng rất thân thuộc.
Đáp án cần chọn là: A
C. Giải bài tập sgk
Xem thêm các bài học Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
- Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
- Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
- Sinh học 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
- Sinh học 12 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều