Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật



Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 12.

A. Lý thuyết bài học

I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH

Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

- Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực / số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên trong quá trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ từng loài, từng thời gian, tuỳ điều kiện sống, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.

Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

II. NHÓM TUỔI

- Người ta chia cấu trúc tuổi thành:

+ Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể.

+ Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể.

+ Tuổi quần thể: tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

- Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ từng loài và điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hay xảy ra dịch bệnh … thì các cá thể già và non chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.

- Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. Ví dụ: khi đánh cá, nếu các mẻ lưới đều thu được số lượng cá lớn chiếm ưu thế è nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng; nếu chỉ thu được cá nhỏ è nghề cá đã khai thác quá mức.

III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

1. Phân bố theo nhóm

- Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các quần thể tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Kiểu phân bố này có ở những động vật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường (di cư, trú đông, chống kẻ thù …).

2. Phân bố đồng đều

- Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Kiểu phân bố này làm giảm sự cạnh tranh gay gắt.

3. Phân bố ngẫu nhiên

- Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.

IV. MẬT ĐỘ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

- Là số lượng sinh vật sống trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, đến khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Mật độ cá thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hay tuỳ theo điều kiện sống.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Tỉ lệ giới tính là?

  1. tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể.
  2. tỉ số giữa số lượng cá thể đực trên tổng số cá thể trong quần thể.
  3. tỉ số giữa số lượng cá thể cái trên tổng số cá thể trong quần thể..
  4. không xác định được vì chúng thay đổi liên tục.

Đáp án:

Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể là?

  1. Tỷ lệ giới tính.
  2. Nhóm tuổi.
  3. Mật độ.
  4. Kích thước quần thể.

Đáp án:

Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Tỉ lệ giới tính bị ảnh hưởng bởi các nhân tố?

  1. Tỷ lệ tử vong trong quần thể.
  2. Thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
  3. Tùy loài.
  4. Tất cả các ý trên.

Đáp án:

Tỉ lệ giới tính bị ảnh hưởng bởi các nhân tố A, B, C

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Tỉ lệ giới tính có thể khác nhau ở?

  1. Trước và sau mùa sinh sản.
  2. Các loài khác nhau.
  3. Các mùa khác nhau.
  4. Tất cả các ý trên.

Đáp án:

Tỉ lệ giới tính bị ảnh hưởng bởi các nhân tố A, B, C

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Khi nói về tuổi thọ, kết luận nào sau đây không đúng?

  1. Tuổi của quần thể là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.
  2. Tuổi thọ sinh thái được tính từ lúc cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên nhân sinh thái.
  3. Tuổi thọ sinh thái cao hơn tuổi thọ sinh lí và đặc trưng cho loài sinh vật.
  4. Tuổi thọ sinh lí được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết đi vì già.

Đáp án:

Phương án phù hợp là C. Vì tuổi sinh lí thường cao hơn tuổi sinh thái.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, xét các kết luận sau đây:

1. Cấu trúc tuổi của quần thể có thể bị thay đổi khi có sự thay đổi của điều kiện môi trường.

2. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể

3. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ đực:cái trong quần thể

4. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh trạng thái phát triển khác nhau của quần thể tức là phản ánh tiềm năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong tương lai

5. Trong tự nhiên, quần thể của mọi loài sinh vật đều có cấu trúc tuổi gồm 3 nhóm tuổi : tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản và tuổi sau sinh sản

6. Cấu trúc tuổi của quần thể đơn giản hay phức tạp liên quan đến tuổi thọ của quần thể và vùng phân bố của loài

Có bao nhiêu kết luận đúng ?

  1. 1
  2. 3
  3. 2
  4. 4

Đáp án:

Các kết luận đúng là : (1) (4) (6)

2 sai, không thể dựa vào cấu trúc tuổi để xác định kiểu gen của quần thể

3 sai, cấu trúc tuổi không phản ánh tỉ lệ đực : cái

5 sai, một só loài sinh vật không được chia nhóm như thế vậy. ví dụ như vi khuẩn : không có nhóm tuổi sau sinh sản vì sau khi phân chia (sinh sản) thì từ 1 vi khuẩn (tế bào) mẹ đã tạo ra 2 vi khuẩn con

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Ở một quần thể cá chép trong một hồ cá tự nhiên, sau khi khảo sát thì thấy có 10% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 40% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây là đúng về quần thể này?

  1. Quần thể đang có xu hướng tăng số lượng cá thể.
  2. Quần thể thuộc dạng đang suy thoái.
  3. Quần thể thuộc dạng đang phát triển.
  4. Quần thể có cấu trúc tuổi ổn định.

Đáp án:

Tỷ lệ trước sinh sản thấp, tỷ lệ sau sinh sản cao → quần thể thuộc dạng đang suy thoái

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Ở một quần thể cá chép trong một hồ cá tự nhiên, sau khi khảo sát thì thấy có 50% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 30% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 20% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây là đúng về quần thể này?

  1. Quần thể đang có xu hướng giảm số lượng cá thể.
  2. Quần thể thuộc dạng đang suy thoái.
  3. Quần thể thuộc dạng đang phát triển.
  4. Quần thể có cấu trúc tuổi ổn định.

Đáp án:

Tỷ lệ trước sinh sản cao, tỷ lệ sau sinh sản thấp → quần thể thuộc dạng đang phát triển.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm

  1. trước sinh sản và đang sinh sản
  2. trước sinh sản
  3. đang sinh sản.
  4. đang sinh sản và sau sinh sản

Đáp án:

Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm trước sinh sản và đang sinh sản

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Trong điều kiện môi trường thay đổi đột ngột, mức tử vong cao nhất thuộc về tập hợp nhóm tuổi nào trong quần thể?

  1. Nhóm tuổi trước và sau sinh sản.
  2. Nhóm tuổi đang sinh sản vả sau sinh sản.
  3. Nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản.
  4. Chỉ có nhóm đang sinh sản.

Đáp án:

Các các thể thuộc nhóm trước và sau sinh sản sức đề kháng yếu hơn đang trong lứa tuổi sinh sản → mức độ tử vong cao hơn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Khi đánh cá, nếu đa số các mẻ lưới có cá lớn chiếm tỷ lệ nhiều thì:

  1. Nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức
  2. Tiếp tục đánh bắt với mức độ ít
  3. Không nên tiếp tục khai thác
  4. Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng

Đáp án:

Khi các mẻ cá có lượng cá lớn chiếm tỷ lệ cao có nghĩa là tỷ lệ cá thể sau sinh sản lớn → Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Xét 3 quần thể của cùng một loài (kí hiệu là A, B và C) có số lượng các cá thể của các nhóm tuổi như sau:

Quần thể

Tuổi trước sinh sản

Tuổi sinh sản

Tuổi sau sinh sản

A

250

250

220

B

300

220

170

C

160

220

255

Kết luận nào sau đây là đúng?

  1. quần thể A có số lượng cá thể đang suy giảm.
  2. quần thể B có số lượng cá thể đang tăng lên.
  3. quần thể A có kích thước bé nhất.
  4. quần thể C đang có cấu trúc ổn định.

Đáp án:

A sai, quần thể A là quần thể phát triển ổn định , số lượng cá thể trước sinh sản = sinh sản > sau sinh sản .

B đúng , số lượng cá thể trước sinh sản > sinh sản > sau sinh sản .

C sai, quần thể A có kích thước là 720 còn quần thể C có kích thước là 635

D sai. quần thể C là quần thể đang suy giảm; số lượng cá thể trước sinh sản < sinh sản < sau sinh sản .

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Ở một quần thể cá chép, sau khi khảo sát thì thấy có 15% cá thể ở tuổi trước sinh sản 50% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 35% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản sẽ tăng lên?

  1. Đánh bắt các cá thể cá chép ở tuổi sau sinh sản
  2. Thả vào ao nuôi các cá chép đang ở tuổi sinh sản
  3. Thả vào ao nuôi các cá chép ở tuổi đang sinh sản và trước sinh sản
  4. Thả vào ao nuôi các cá thể cá chép con

Đáp án:

Muốn quần thể trở thành quần thể trẻ và phát triển, cần làm giảm tỷ lệ nhóm tuổi sau sinh sản bằng cách đánh bắt các cá thể ở tuổi sau sinh sản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Khi đánh bắt cá tại hồ Ba Bể, người ta bắt được rất nhiều các ở giai đoạn con non. Theo em, ban quản lí hồ nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản?

  1. Tăng cường đánh bắt vì quẩn thể đang ổn định.
  2. Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ.
  3. Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái.
  4. Dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt tài nguyên.

Đáp án:

Đánh bắt được nhiều cá con → các loài cá to và vừa đang bị khai thác quá mức → Tỉ lệ % các cá thể ở lứa tuổi sinh sản và sau sinh sản giảm mạnh.

Nếu tiếp tục khai thác thì sẽ có nguy cơ khai thác hết các cá thể chưa đến tuổi sinh sản → Quần thể có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Cần phải hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Khi đánh bắt cá tại một quần thể ở ba thời điểm, thu được tỉ lệ như sau:

Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét sau:

1. Tại thời điểm I quần thể đang ở trạng thái phát triển

2. Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải

3. Tại thời điểm I có thể tiếp tục đánh bắt

4. Tại thời điểm III quần thể đang bị đánh bắt quá mức nên cần được bảo vệ

5. Tại thời điểm III có thể tiếp tục đánh bắt

  1. 1
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Đáp án:  

Các nhận xét đúng là : (1),(2), (5)

Ý (3) sai vì: thời điểm I quần thể có nhiều cá nhỏ, nếu tiếp tục đánh bắt  sẽ làm ảnh hưởng tới quần thể.

Ý (4) sai vì: thời điểm III , tỷ lệ cá thể sau sinh sản cao, có nghĩa là chưa khai thác hết tiềm năng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Ba quần thể cá chép trong 3 hồ cá có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

Quần thể

Số lượng cá thể

Nhóm tuổi trước sinh sản

Nhóm tuổi đang sinh sản

Nhóm tuổi sau sinh sản

(a)

1500

1495

1210

(b)

2500

700

250

(c)

500

1250

1550

Trong các dự đoán sau về các quấn thể trên, dự đoán nào đúng, dự đoán nào sai?

(1) Quần thể (a) có kích thước ổn định theo thời gian.

(2) Quần thể (b) là quần thể đang suy thoái.

(3) Quần thể (c) bị khai thác quá tiềm năng.

(4) Quần thể (b) đang tăng trưởng, quần thể (c) đang suy thoái.

Đáp án:  

Xét các dự đoán:

1. Đúng, số lượng cá thể trước sinh sản > đang sinh sản > sau sinh sản.

2. Sai, quần thể b là quầ thể đang phát triển vì số lượng trước sinh sản lớn

3. Sai, quần thể c chưa khai thác hết tiềm năng, số lượng cá thể sau sinh sản lớn.

4. Đúng,

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi

  1. Điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  2. Điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  3. Điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
  4. Các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.

Đáp án:

Phân bố đồng đều xảy ra khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18: Một quần thể động vật được phân bố trong không gian như thế nào nếu mỗi động vật tích cực bảo vệ lãnh thổ của nó ?

  1. Đồng đều
  2. Ngẫu nhiên
  3. Theo nhóm
  4. Tuyến tính.

Đáp án:

Mỗi động vật tích cực bảo vệ lãnh thổ của nó → có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể tức phải có kiểu phân bố đồng đều.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Loài nào sau đây có kiểu phân bố đồng đều

  1. Đàn gà rừng.
  2. Các loài sò sống trong phù sa.
  3. Các loài sâu trên tán cây rừng.
  4. Cây thông trong rừng

Đáp án:

Các cây thông trong rừng có kiểu phân bố đồng đều vì có sự cạnh tranh về ánh sáng,.. giữa các cá thể.

A: là phân bố theo nhóm

B và C là phân bố ngẫu nhiên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Những nhóm nào sau đây sẽ có nhiều khả năng phân bố đồոg đều?

  1. sóc đỏ, tích cực bảo vệ lãnh thổ.
  2. cá trê, phát triển chủ yếu ở các cạnh của hồ và suối
  3. nհững cây nho lùn, là loài ký sinh trùng đặc hữu của cây rừng
  4. cá hồi hồ, sống ở nơi nước lạnh, sâu với lượng oxy hòa tan lớn.

Đáp án:

Nhóm loài có nhiều khả năng phân bố đồոg đều là: sóc đỏ, tích cực bảo vệ lãnh thổ.

Do tập tính tích cực bảo vệ lãnh thổ của mình mà giữa các cá thể sẽ xảy ra sự cạnh tranh dẫn đến sự phân bố đồng đều lãnh thổ

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:




Các loạt bài lớp 12 khác