Top 100 Đề thi Sinh học 12 Kết nối tri thức (có đáp án)
Tuyển chọn 100 Đề thi Sinh học 12 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 12 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Sinh 12.
Chỉ từ 70k mua trọn bộ đề thi Sinh học 12 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Sinh học 12 Giữa kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Sinh học 12 Học kì 1 Kết nối tri thức
Đề thi Sinh học 12 Giữa kì 2 Kết nối tri thức
Đề thi Sinh học 12 Học kì 2 Kết nối tri thức
Xem thêm Đề thi Sinh học 12 cả ba sách:
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học 12
Thời gian làm bài: phút
PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phơng án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1: Đơn phân cấu tạo nên RNA là
A. nucleotide.
B. amino acid.
C. monosaccharide.
D. glycerol.
Câu 2: Đơn vị cấu tạo nên NST ở sinh vật nhân thực là
A. protein.
B. nucleotide.
C. nucleosome.
D. amino acid.
Câu 3: Động vật nào sau đây có NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XO?
A. Thỏ.
B. Châu chấu.
C. Gà.
D. Ruồi giấm.
Câu 4: Trình tự nucleotide đặc biệt của một operon để enzyme RNA polymerase bám vào khởi động quá trình phiên mã được gọi là
A. vùng khởi động.
B. gene điều hòa.
C. vùng vận hành.
D. vùng mã hoá.
Câu 5: Đâu không phải là một trong những vai trò của đột biến gene?
A. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
B. Giúp các nhà di truyền khám phá được chức năng của gene.
C. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn giống.
D. Đảm bảo sự di truyền ổn định của các đặc điểm di truyền đặc trưng cho loài.
Câu 6: Trong công nghệ gene, các enzyme được sử dụng trong bước tạo DNA tái tổ hợp là:
A. enzyme restrictase (endonuclease) và enzyme DNA – polymerase.
B. enzyme ligase và enzyme DNA – polymerase.
C. enzyme restrictase (endonuclease) và enzyme ligase.
D. enzyme DNA – polymerase và enzyme RNA – polymerase.
Câu 7: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã ở tế bào nhân thực như sau:
(1) RNA polymerase bắt đầu tổng hợp mRNA tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
(2) RNA polymerase bám vào vùng điều hoà làm gene tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 5’→ 3’.
(3) RNA polymerase trượt dọc theo mạch mã gốc trên gene có chiều 3’→ 5’.
(4) Khi RNA polymerase di chuyển tới cuối gene, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Trong quá trình phiên mã, các sự kiện diễn ra theo trình tự đúng là:
A. (1), (4), (3), (2).
B. (1), (2), (3), (4).
C. (2), (1), (3), (4).
D. (2), (3), (1), (4).
Câu 8: Trong quy trình tách chiết DNA từ các mẫu vật sống, việc nghiền mẫu vật trong cối hoặc trong máy xay có mục đích nhằm
A. phá vỡ mô để tách rời các tế bào và phá hủy thành tế bào (nếu có).
B. phá hủy màng tế bào, màng nhân để giải phóng dịch nhân tế bào.
C. phân cắt chuỗi polypeptide thành các amino acid đơn phân.
D. đẩy các phân tử DNA lại sát gần nhau và kết tủa chúng.
Câu 9: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính Y, gene tồn tại thành từng cặp tương đồng.
B. Trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y, gene tồn tại thành từng cặp allele.
C. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y, các gene tồn tại thành từng cặp.
D. Trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y, gene nằm trên NST X không có allele tương ứng trên NST Y.
Câu 10: Khi nói về quá trình nhân đôi DNA (tái bản DNA) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi DNA, enzyme nối ligase chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử DNA mẹ.
B. Sự nhân đôi DNA xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử DNA tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).
C. Trong quá trình nhân đôi DNA, enzyme DNA - polymerase không tham gia tháo xoắn phân tử DNA.
D. Trong quá trình nhân đôi DNA, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với C và ngược lại.
Câu 11: Một nhà hoá sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép DNA của vi khuẩn E. coli. Khi cô bổ sung thêm DNA, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử DNA mới tạo ra bao gồm một đoạn mạch dài kết cặp với nhiều phân đoạn DNA gồm vài trăm nucleotide. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì?
A. Primase (enzyme mồi).
B. DNA polymerase.
C. RNA polymerase.
D. Ligase.
Câu 12: Theo mô hình operon Lac, vì sao protein ức chế bị mất tác dụng?
A. Vì lactose làm mất cấu hình không gian của nó.
B. Vì protein ức chế bị phân hủy khi có lactose.
C. Vì lactose làm gene điều hòa không hoạt động.
D. Vì gene cấu trúc làm gene điều hoà bị bất hoạt.
Câu 13: Đột biến thay thế một cặp nucleotide được gọi là đột biến đồng nghĩa xảy ra khi
A. có sự thay đổi amino acid tương ứng trong chuỗi polypeptide.
B. thể đột biến được xuất hiện ở thế hệ sau.
C. thay đổi toàn bộ amino acid trong chuỗi polypeptide.
D. không làm thay đổi amino acid nào trong chuỗi polypeptide.
Câu 14: Phương pháp nào sau đây không tạo ra được sinh vật biến đổi gene?
A. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gene nào đó trong hệ gene.
B. Làm biến đổi một gene đã có sẵn trong hệ gene.
C. Tổ hợp lại các gene vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính.
D. Đưa thêm một gene của loài khác vào hệ gene.
Câu 15: Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn là
A. xác định được các dòng thuần.
B. xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.
C. cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai.
D. xác định được phương thức di truyền của tính trạng.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây về tương tác gene không allele là không đúng?
A. Sản phẩm của các gene không allele là các enzyme tham gia vào một con đường chuyển hóa quy định tính trạng chung.
B. Sản phẩm của các gene không allele là các tiểu phần của một phân tử protein hoặc enzyme.
C. Sản phẩm của mỗi allele quy định một trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng.
D. Nếu một allele đột biến mất chức năng, kiểu hình chung bị ảnh hưởng.
Câu 17: Trong quy luật di truyền phân li độc lập với các gene trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì F1 sẽ dị hợp về bao nhiêu cặp gene?
A. 2n.
B. 3n.
C. n.
D. 2n.
Câu 18: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gene có cả gene A và gene B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gene chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gene A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gene Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Kiểu gene nào sau đây quy định hoa trắng?
A. AaBb.
B. AaBB.
C. aabb.
D. aaBb.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn Đúng hoặc Sai.
Câu 1: Hình ảnh sau đây mô tả về một cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?
a) Hình ảnh trên mô tả cơ chế phiên mã của sinh vật nhân thực.
b) Cơ chế này có sự tham gia của enzyme DNA polymerase.
c) Phân tử đang được tổng hợp có chiều từ E (5’) → F (3’).
d) Quá trình này chỉ tạo ra được 1 loại mRNA trưởng thành.
Câu 2: Protein bình thường của một vi khuẩn có 90 amino acid. Khi gene mã hóa protein này bị đột biến thì amino acid thứ 60 của chuỗi polipeptide bị thay thế bằng 1 amino acid mới. Theo lí thuyết, mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?
a) Đột biến xảy ra với gene trên là đột biến mất 1 cặp nucleotide.
b) Gene trên có chiều dài 938,4 Å.
c) Gene trên có 276 cặp nucleotide.
d) Đột biến xảy ra ở bộ ba thứ 60 trên gene.
Câu 3: Khi nói về nhiễm sắc thể, mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai?
a) Ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều có cấu trúc nhiễm sắc thể.
b) Chuỗi polynucleosome là sợi cơ bản, có đường kính (kích thước chiều ngang) 10 nm.
c) Thông tin di truyền được truyền đạt nguyên vẹn qua các thế hệ tế bào là do sự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
d) Ở sinh vật sinh sản hữu tính, sự xuất hiện các tính trạng mới ở thế hệ con là do sự vận động của nhiễm sắc thể trong giảm phân và thụ tinh.
Câu 4: Khi nói về đặc điểm di truyền của một bệnh do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có allele tương ứng trên Y quy định, mỗi nhận đây sau đây là đúng hay sai?
a) Tính trạng bệnh này di truyền liên kết với giới tính.
b) Tính trạng bệnh này di truyền theo quy luật di truyền chéo.
c) Nếu con gái bị bệnh thì chắc chắn người mẹ cũng bị bệnh.
d) Nếu bố biểu hiện tính trạng này, mẹ đồng hợp trội thì 100% số con gái của họ không biểu hiện tính trạng này.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Nếu nuôi cấy một tế bào E. coli có một phân tử DNA ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Trong số tế bào con được tạo ra, số tế bào con có phân tử DNA ở vùng nhân chứa N15 là bao nhiêu?
Câu 2: Với 3 loại ribonucleotide là A, U, G có thể tạo ra được bao nhiêu codon mã hóa cho amino acid trong chuỗi polipeptide?
Câu 3: Một đột biến gene xảy ra trong cấu trúc của operon lac đã khiến các gene cấu trúc không được biểu hiện ngay cả khi môi trường có hoặc không có lactose. Đột biến gene này đã xảy ra ở vùng nào của operon lac?
Câu 4: Một loài thực vật, allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa trắng. Phép lai P: Cây hoa đỏ × Cây hoa đỏ, thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình hoa trắng ở F2 là bao nhiêu phần trăm? Hãy thể hiện kết quả bằng số thập phân và làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy.
Câu 5: Ba cặp gene Aa, Bb, Dd phân li độc lập quy định chiều cao cây, nếu trong kiểu gene cứ có thêm một allele trội làm cho chiều cao cây giảm 20 cm, cây cao nhất là 210 cm. Cho P cao nhất giao phấn với cây thấp nhất thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ các cây có chiều cao 170 cm ở F2 là bao nhiêu?
Câu 6: Ở người, máu khó đông do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của X quy định. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng mẹ vợ bị bệnh. Xác suất sinh con trai bình thường của cặp vợ chồng này là bao nhiêu?
-----------------------------Hết-----------------------------
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học 12
Thời gian làm bài: phút
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN.
Câu 1. Ở ruồi giấm, xét 1 gene nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X có 2 allele là A và a. Cách viết kiểu gene nào sau đây đúng?
A. XAXa.
B. XYa.
C. XAY.
D. XAYa.
Câu 2. Ý nghĩa của bản đồ di truyền là gì?
A. Giúp biểu hiện các đột biến ra kiểu hình.
B. Giúp tăng tính đa dạng di truyền.
C. Giúp tạo các allele mới.
D. Giúp dự đoán tần số tổ hợp gene trong phép lai.
Câu 3. Đột biến cấu trúc NST dạng nào sau đây không làm thay đổi kích thước NST?
A. Chuyển đoạn.
B. Mất đoạn.
C. Lặp đoạn.
D. Đảo đoạn.
Câu 4. Bệnh nào sau đây không phải do gene ngoài nhân quy định?
A. Alzheimer.
B. Hồng cầu liềm.
C. Tim mạch.
D. Tiểu đường.
Câu 5. Có bao nhiêu ví dụ sau đây là ứng dụng của mức phản ứng trong thực tiễn?
I. Điều chỉnh điều kiện chăm sóc để giảm nhẹ triệu chứng bệnh ở người.
II. Chọn và tạo giống cây trồng, vật nuôi có kiểu gene quy định các phẩm chất tốt.
III. Tạo điều kiện chăm sóc tối ưu cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi.
IV. Thiết kế chế độ dinh dưỡng, rèn luyện phù hợp với trẻ em.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 6. Giống cây trồng có đặc điểm nào sau đây thường được con người giữ lại?
A. Cần nhiều điều kiện để sinh trưởng tốt.
B. Khả năng kháng sâu bệnh tốt.
C. Sản lượng thu hoạch không cao.
D. Sử dụng nhiều chất dinh dưỡng.
Câu 7. Vốn gene là gì?
A. Vốn gene là tập hợp tất cả các allele trong quần thể.
B. Vốn gene là tập hợp tất cả các cá thể trong quần thể.
C. Vốn gene là tập hợp tất cả các nhiễm sắc thể trong quần thể.
D. Vốn gene là tập hợp tất cả các kiểu gene trong quần thể.
Câu 8. Tần số kiểu gene của quần thể cân bằng theo quy luật Hardy-Weinberg có đặc điểm gì?
A. Thay đổi một cách ngẫu nhiên qua các thế hệ.
B. Tần số allele lặn lớn hơn allele trội.
C. Không thay đổi qua các thế hệ.
D. Tần số allele trội lớn hơn allele lặn.
Câu 9. Phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào không bao gồm việc nào sau đây?
A. Nuôi cấy tế bào người trong môi trường nhân tạo để chúng phân chia.
B. Loại bỏ cặp NST giới tính để thuận lợi cho việc quan sát.
C. Tạo hình ảnh bộ NST bình thường (NST đồ) để đối chứng.
D. Sử dụng colchicine để các tế bào ở kì giữa mà không chuyển sang kỳ sau.
Câu 10. Lai ruồi giấm cái mắt đỏ với ruồi giấm đực mắt đỏ, đời con có 50% con cái mắt đỏ, 25% con đực mắt đỏ, 25% con đực mắt trắng. Nhận định nào sau đây đúng về sự di truyền tính trạng màu mắt ở ruồi giấm?
A. Gene quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST thường.
B. Gene quy định tính trạng màu mắt nằm trên vùng không tương đồng NST giới tính X.
C. Gene quy định tính trạng màu mắt nằm trên vùng không tương đồng NST giới tính Y.
D. Gene quy định tính trạng màu mắt nằm ngoài nhân.
Câu 11. Cơ thể có kiểu gene sinh giao tử với tần số hoán vị gene f = 20% có thể tạo giao tử AB với tỉ lệ:
A. 0,1.
B. 0,3.
C. 0,2.
D. 0,4.
Câu 12. Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Ở loài thực vật này, có bao nhiêu dạng đột biến thể ba nhiễm kép?
A. 24.
B. 6
C. 66.
D. 12.
Câu 13. Vì sao đời con sinh ra từ phép lai về tính trạng do gene ngoài nhân quy định vẫn có thể có kiểu hình khác nhau?
A. Vì các cá thể con có thể nhận số lượng và thành phần allele khác nhau từ mẹ.
B. Vì các cá thể con nhận tổ hợp allele từ bố và allele từ mẹ khác nhau.
C. Vì các cá thể con có thể phát triển ở môi trường sống khác nhau.
D. Vì các cá thể con có thể chịu tác động từ các gene khác từ hệ gene trong nhân.
Câu 14. Mức phản ứng thay đổi trong trường hợp nào sau đây?
A. Kiểu gene thay đổi.
B. Số lượng tế bào thay đổi.
C. Điều kiện môi trường thay đổi.
D. Kích thước cơ thể thay đổi.
Câu 15. Đâu là tỉ lệ phân li kiểu hình của thế hệ con khi nhân giống một giống thuần chủng?
A. 1 : 1.
B. 3 : 1.
C. 1 : 1 : 1 : 1.
D. 100%.
Câu 16. Ở một quần thể có 500 cá thể có kiểu gene AA, tần số kiểu gene của quần thể này là 0,5AA: 0,3Aa: 0,2aa. Quần thể này có bao nhiêu cá thể mang kiểu gene Aa?
A. 100.
B. 200.
C. 500.
D. 300.
Câu 17. Trong một quần thể người cân bằng di truyền có 16% người mang nhóm máu AB, 16% người mang nhóm máu O, 48% người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng thuộc quần thể trên đều có nhóm máu A. Xác suất sinh ra đứa con đầu lòng có nhóm máu giống nhóm máu bố mẹ là
A. 84%.
B. 100%.
C. 14%.
D. 93,75%.
Câu 18. Ở người, bệnh bạch tạng do allele lặn nằm trên NST thường quy định; bệnh mù màu đỏ - xanh lục do allele lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Một cặp vợ chồng bình thường có bên gia đình vợ có bố và anh trai bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục, mẹ bị bạch tạng; bên gia đình người chồng có em gái bị bạch tạng, những người còn lại trong hai gia đình đều không bị hai bệnh trên.
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng không bị bệnh là
A. 5/8.
B. 1/3.
C. 1/4.
D. 1/2.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI
Câu 19. Trong mỗi ý ở câu dưới đây, hãy chọn đúng hoặc sai.
Ở ruồi giấm, allele A quy định thân xám trội hoàn toàn so với allele a quy định thân đen, allele B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với allele b quy định cánh ngắn. Lai cây bố mẹ P AB/ab x AB/ab thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình thân xám cánh dài là 65%.
Biết không xảy ra hiện tượng đột biến.
1) Tần số hoán vị gene là 40%.
2) Tỉ lệ ruồi kiểu hình thân đen cánh ngắn ở F1 là 15%.
3) Tỉ lệ ruồi kiểu hình thân đen cánh dài F1 là 10%.
4) Tỉ lệ ruồi có kiểu hình thân xám cánh ngắn thuần chủng F1 là 24%.
Câu 20. Trong mỗi ý ở câu dưới đây, hãy chọn đúng hoặc sai.
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 và hàm lượng DNA trong nhân tế bào lưỡng bội là 4pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến NST được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng NST và hàm lượng DNA có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:
1) Thể đột biến A là đột biến lệch bội dạng thể một.
2) Thể đột biến B có thể là đột biến đảo đoạn NST.
3) Thể đột biến C thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
4) Thể đột biến D thường được dùng để tạo ra cây trồng có năng suất cao.
Câu 21. Trong mỗi ý ở câu dưới đây, hãy chọn đúng hoặc sai. Khi nói về sự giống nhau giữa thường biến và mức phản ứng:
1) Đều có thể di truyền.
2) Đều do kiểu gene tương tác với môi trường.
3) Đều xuất hiện qua quá trình sinh sản.
4) Đều thay đổi khi môi trường thay đổi.
Câu 22. Trong mỗi ý ở câu dưới đây, hãy chọn đúng hoặc sai. Khi nói về các bước chọn tạo giống bằng lai hữu tính:
1) Các phép lai thường là tự thụ phấn ở thực vật và giao phối gần ở động vật.
2) Các phép lai thường thực hiện ở các cá thể có kiểu gene dị hợp tử.
3) Kết quả phép lai thường thu được kiểu hình đồng nhất ở đời con.
4) Đời con lai luôn có đặc điểm tốt hơn so với bố mẹ.
PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN
Câu 23. Điền đáp án thích hợp vào ô trống (tối đa 4 ký tự gồm: chữ số; dấu '','' ; dấu ''-'').
Ở người, gene lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định bệnh máu khó đông, gene trội tương ứng A quy định tính trạng máu đông bình thường. Một người con gái bình thường nhưng có bố bị mắc bệnh máu khó đông. Người con gái này lấy chồng không bị mắc bệnh trên thì xác suất sinh ra đứa con trai bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu phần trăm?
Câu 24. Ở cây hoa loa kèn, màu sắc hoa do gene nằm trong tế bào chất quy định, nếu người ta tiến hành phép lai như sau: P: ♂hoa vàng × ♀ hoa xanh → F1: 100% xanh. Phép lai P: ♂hoa xanh × ♀ hoa vàng cho tỉ lệ F1 hoa vàng bao nhiêu %?
Câu 25. Điền đáp án thích hợp vào ô trống (chỉ sử dụng chữ số, dấu '','' và dấu ''-'').
Có 10 cây ngô thân cao, bắp dài tự thụ phấn thu được đời con có tỉ lệ 920 cao dài : 136 cao ngắn, 200 thấp dài, 24 thấp ngắn. Biết rằng cao dài trội hoàn toàn so với thấp ngắn, 2 tính trạng trên phân li độc lập. Trong số 10 cây đem lai, có bao nhiêu cây đồng hợp tử?
Câu 26. Điền đáp án thích hợp vào ô trống (chỉ sử dụng chữ số, dấu '','' và dấu ''-'').
Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gene nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 allele, allele A trội hoàn toàn so với allele a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,6AA : 0,4Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, thế hệ F3 của quần thể này có tần số allele a là
Câu 27. Điền đáp án thích hợp vào ô trống (tối đa 4 kí tự gồm: chữ số; dấu '','' ; dấu ''-'').
Bệnh di truyền ở người được thể hiện ở phả hệ sau đây. Biết rằng bệnh này do một gene có 2 allele nằm trên NST thường quy định, trội lặn hoàn toàn. Xác suất để III-2 có kiểu gene đồng hợp là bao nhiêu phần trăm?
Tham khảo đề thi Sinh học 12 các bộ sách có đáp án hay khác:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều