Top 30 Đề thi Cuối kì 2 Sinh học 12 năm 2024 (có đáp án)



Bộ Đề thi Sinh học 12 Cuối kì 2 năm học 2023-2024 mới nhất đầy đủ có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Sinh học 12.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu 1: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kết quả của chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi.

B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội thường làm thay đổi tần số alen chậm hơn chọn lọc chống alen lặn.

C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.

D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể.

Câu 2: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hoá tiền sinh học, các tế bào sơ khai đầu tiên

(1) chưa có lớp màng bao bọc bên ngoài.

(2) hoàn toàn chưa có khả năng phân chia.

(3) có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.

(4) không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

(5) là bước khởi đầu cần thiết cho sự xuất hiện cơ thế sống đơn bào đầu tiên.

Số phương án đúng là

A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.

Câu 3: Trong các phát biểu sau về tế bào nguyên thuỷ, có mấy phát biểu đúng?

(1) Tế bào nguyên thuỷ là tập hợp các đại phân tử hữu cơ, chưa có lớp màng bao bọc bên ngoài.

(2) Tế bào nguyên thuỷ hoàn toàn chưa có khả năng phân chia.

(3) Tế bào nguyên thuỷ có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.

(4) Tế bào nguyên thuỷ không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

(5) Sự xuất hiện tế bào nguyên thủy là bước khởi đầu cần thiết cho sự xuất hiện cơ thể sống đơn bào đầu tiên.

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Câu 4: Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất?

A. Bằng chứng giải phẫu so sánh.

B. Bằng chứng sinh học phân tử.

C. Bằng chứng hoá thạch.

D. Bằng chứng tế bào học.

Câu 5: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm hiện đại?

(1) Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài mới gặp phổ biến ở động vật.

(2) Loài mới không xuất hiện với một cá thế duy nhất mà phải là một quần thể hay một nhóm quần thể.

(3) Quá trình hình thành loài mới luôn gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.

(4) Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra từ từ qua hàng vạn, hàng triệu năm hoặc có thể diễn ra tương đối nhanh trong thời gian ngắn.

(5) Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và con đường sinh thái bao giờ cũng diễn ra độc lập với nhau.

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất đã trải qua các giai đoạn theo thứ tự:

A. tiến hoá hoá học → tiến hoá sinh học → tiến hoá tiền sinh học.

B. tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học.

C. tiến hoá sinh học → tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học.

D. tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học → tiến hoá hoá học.

Câu 7: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới

A. bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức chủ yếu nhất ở mọi loài sinh vật.

B. là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.

C. là một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố là thường biến, biến dị tổ hợp và các cơ chế cách li.

D. chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi, quần thể hoặc loài ban đầu chịu áp lực của các tác nhân gây đột biến.

Câu 8: Hai quần thể được phân hoá từ một quần thể ban đầu sẽ trở thành hai loài khác nhau khi giữa chúng xuất hiện dạng cách li

A. tập tính.

B. không gian.

C. sinh sản.

D. địa lí.

Câu 9: Các nhân tố tiến hoá nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?

(1) Di - nhập gen.

(2) Giao phối không ngẫu nhiên.

(3) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(4) Chọn lọc tự nhiên.

(5) Đột biến.

A. (l), (5).

B. (l), (2).

C. (2), (3).

D. (3), (4).

Câu 10: Có bao nhiêu nhân tố sau đây có thể làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể?

(1) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(2) Đột biến.

(3) Giao phối không ngẫu nhiên.

(4) Giao phối ngẫu nhiên.

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 11: Khu phân bố của loài bị chia cắt bởi các vật cản địa lí như sông, biển, núi cao, dải đất liền làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau, từ đó dần dần hình thành loài mới. Đây là cơ chế hình thành loài theo con đường

A. lai xa và đa bội hoá.

B. tự đa bội.

C. địa lí (khác khu vực địa lí).

D. sinh thái (cách li sinh thái).

Câu 12: Theo quan niệm hiện đại, kết quả của quá trình tiến hoá nhỏ là hình thành

A. các chi, các họ mới.

B. quần thể mới trong loài

C. các đơn vị phân loại trên loài.

D. loài mới.

Câu 13: Có bao nhiêu nhân tố sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo hướng xác định?

(l) Đột biến.

(2) Di - nhập gen.

(3) Chọn lọc tự nhiên.

(4) Giao phối không ngẫu nhiên.

(5) Các yếu tố ngẫu nhiên.

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Câu 14: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới

A. chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi, quần thể hoặc loài ban đầu chịu áp lực của các tác nhân gây đột biến.

B. bằng lai xa và đa bội hoá thì chỉ cần xuất hiện một cá thể là chắc chắn sẽ hình thành nên một loài mới.

C. bằng con đường sinh thái chỉ gặp ở động vật, không gặp ở thực vật.

D. thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.

Câu 15: Những kiểu giao phối nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần ti lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử?

(1) Tự thụ phấn.

(2) Giao phối gần.

(3) Giao phối ngẫu nhiên.

(4) Giao phối có chọn lọc.

A. (1), (2), (3).

B. (l), (2), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (3), (4).

Câu 16: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về tiến hoá nhỏ?

(1) Tiến hoá nhỏ diễn ra hoàn toàn độc lập với tiến hoá lớn.

(2) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

(3) Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.

(4) Tiến hoá nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 17: Giả sử dưới tác động của một nhân tố, tần số tương đối của các alen ở một quần thể từ 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A : 0,3a. Nhân tố nào sau đây có khả năng đã tác động vào quần thể này?

(1) Đột biến.

(2) Giao phối ngẫu nhiên.

(3) Di - nhập gen.

(4) Giao phối không ngẫu nhiên.

(5) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(6) Các cơ chế cách li.

(7) Chọn lọc tự nhiên.

A. (1) hoặc (3) hoặc (6).

B. (5) hoặc (6) hoặc (7).

C. (3) hoặc (5) hoặc (7).

D. (1) hoặc (2) hoặc (6).

Câu 18: Có bao nhiêu nhân tố sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể?

(1) Đột biến.

(2) Chọn lọc tự nhiên.

(3) Di - nhập gen.

(4) Giao phối không ngẫu nhiên.

(5) Các yếu tố ngẫu nhiên.

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 19: Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.

B. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

C. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.

D. Cách li địa lí không nhất thiết dẫn đến cách li sinh sản.

Câu 20: Theo quan niệm hiện đại, có bao nhiêu nhân tố sau đây tạo nguồn biến dị thứ cấp cho tiến hoá?

(1) Đột biến.

(2) Giao phối ngẫu nhiên.

(3) Chọn lọc tự nhiên.

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 21: Ở một quần thể hươu, do tác động của một cơn lũ quét làm cho đa số cá thể khoẻ mạnh bị chết, số ít cá thể còn lại có sức khoẻ kém hơn sống sót, tồn tại và phát triển thành một quần thể mới có thành phần kiểu gen và tần số alen khác hẳn so với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của

A. đột biến.

B. các yếu tố ngẫu nhiên.

C. di - nhập gen.

D. chọn lọc tự nhiên.

Câu 22: Nếu hai quần thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì sau một thời gian cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Đây là con đường hình thành loài

A. nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá.

B. khác khu vực địa lí.

C. bằng cách li tập tính.

D. bằng cách li sinh thái.

Câu 23: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về giao phối không ngẫu nhiên?

(1) Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố làm nghèo vốn gen của quần thể.

(2) Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng dần tần số kiểu gen dị hợp trong quần thể.

(3) Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thảnh phần kiểu gen của quần thể.

(4) Giao phối không ngẫu nhiên làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.

A. 4

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 24: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. Đây là dạng cách li

A. cơ học.

B. tập tính.

C. hợp tử.

D. sinh thái.

Câu 25: Khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hoá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

(2) Chọn lọc tự nhiên làm phát sinh biến dị di truyền, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hoá.

(3) Chọn lọc tự nhiên dễ dàng loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.

(4) Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(5) Di - nhập gen không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu 26: Cho các phát biểu sau về quá trình hình thành loài, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

(2) Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biển nhân tạo có thể tạo được loài mới.

(3) Lai xa và đa bội hoá có thể tạo được loài mới có bộ NST song nhị bội.

(4) Quá trình hình thành loài có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.

A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm giảm kích thước quần thể nhỏ một cách đáng kể.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn đào thải hết các alen trội và lặn có hại ra khỏi quần thể.

D. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.

Câu 28: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đùng là:

A. Người – tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin.

B. Người – tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Rhesut.

C. Người – tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet.

D. Người – tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin.

Câu 29: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về hoá thạch?

(1) Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

(1) Xác của các sinh vật được bảo quản nguyên vẹn trong các lớp băng hoặc trong các lớp hổ phách được coi là một dạng hoá thạch.

(3) Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.

(4) Tuổi hoá thạch có thể được xác định bằng phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch hoặc đồng vị phóng xạ có trong các lớp đất đá chứa hoá thạch.

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Câu 30: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, trong khí quyển của Trái Đất nguyên thuỷ không có khí nào sau đây?

A. H2.

B. Hơi nước.

C. O2.

D. NH3.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Câu 1: Giới hạn sinh thái là

A. khoảng giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian

B. khoảng giá trị xác định, ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu

C. giới hạn dưới và giới hạn trên

D. khoảng giá trị về nhiệt độ, ở đó loài có thể tồn tại và phát triển được

Đáp án: A

Câu 2: Ổ sinh thái là

A. khu vực sinh sống của sinh vật

B. nơi thường gặp của loài

C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài của loài

D. nơi có đây đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật

Đáp án: C

Câu 3: Cho các hiện tượng sau:

(1) Trâu, bò, ngựa đi ăn theo bầy đàn.

(2) Cây sống nối liền rễ thành từng nhóm.

(3) Sự tác bầy của ong mật vào mùa đông.

(4) Chim di cư theo đàn.

(5) Cây tự tỉa cành do thiếu ánh sáng.

(6) Gà ăn trứng của mình sau khi đẻ xong.

Những hiện tượng nào trong các hiện tượng trên thể hiện sự hỗ trợ cùng loài?

A. (3), (5) và (6)

B. (1), (2), (3), (4), (5) và (6)

C. (1), (2) và (4)

D. (1), (2), (3) và (4)

Đáp án: C

Câu 4: Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tang trong môi trường là ý nghĩa sinh thái của

A. phân bố theo nhóm

B. phân bố ngẫu nhiên

C. phân bố đồng đều

D. phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên

Đáp án: B

Câu 5: Cho các đặc điểm sau:

(1) Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đều.

(2) Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

(3) Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.

(4) Các cá thể quần tụ nhau để hỗ trợ

Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của kểu phân bố ngẫu nhiên là:

A. (1) và (3)

B. (4) và (2)

C. (1), (2) và (3)

D. (3), (2) và (4)

Đáp án: A

Câu 6: Khi nói về giới hạn sinh thái, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

(1) Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố rộng.

(2) Những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố hẹp.

(3) Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với 1 số nhiều nhân tố này nhưng hẹp đối với 1 số nhiều nhân tố khác thì có vùng phân bố hạn chế.

(4) Khi một nhân tố sinh thái nào đó không thích hợp cho loài thì giới hạn sinh thái đối với các nhân tố sinh thái khác có thể bị thu hẹp.

A. 4        B. 3

C. 2        D. 1

Đáp án: A

Phát biểu đúng: 1, 2, 3, 4

Câu 7: Vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể là

A. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể

B. tạo cho số lượng giảm hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể đồng đều trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể

C. tạo cho số lượng tăng hợp lí và sự phân bố của các cá thể trong quần thể theo nhóm trong khu phân bố, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể

D. tạo cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức tối đa, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể

Đáp án: A

Câu 8: Cho các kiểu phân bố cá thể trong quần thể gồm:

(1) Chim hải âu làm tổ     (2) Đàn bò rừng     (3) Các loài cây gỗ trong rừng

Các kiểu phân bố nói trên theo thứ tự là

A. Phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên

B. phân bố ngẫu nhiên, phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều

C. phân bố đồng đều, phân bố theo nhóm, phân bố ngẫu nhiên

D. phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên , phân bố theo nhóm

Đáp án: C

Câu 9: Kích thước của 1 quần thể ở dưới mức tối thiểu sẽ dẫn đến diệt vong vì

(1) Xảy ra giao phối cạn huyết.

(2) Thiếu sự hỗ trợ, kiếm ăn và tự vệ không tốt.

(3) Sinh sản nhanh, dẫn đến thiếu thức ăn, chỗ ở, xuất hiện dịch bệnh.

(4) Cơ hội gặp nhau giữa cá cá thể đực và cái ít, làm giảm khả năng sinh sản.

Phương án đúng là:

A. 1 và 2

B. 1,2 và 4

C. 3

D. 1, 2, 3 và 4

Đáp án: B

Câu 10: Cho tập hợp các sinh vật sau, có bao nhiêu tập hợp trong đó là quần xã sinh vật?

(1) Các sinh vật trong vườn thú Hà Nội

(2) Đàn hươu sống trong rừng

(3) Đàn gà sống trong vườn nhà

(4) Các sinh vật trong rừng Cúc Phương

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Đáp án: A

(2) là quần xã

Câu 11: Cho 1 số nhận định về sơ đồ lưới thức ăn dưới đây:

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án

(1) Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là cáo, hổ, mèo, rừng

(2) Số lượng chuỗi thức ăn có trong lưới đó là 6

(3) Số loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là 3

(4) Thỏ là mắt xích chung của nhiều chuỗi thức ăn nhất

Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Đáp án: D

Nhận định đúng: 1, 2, 3, 4

Câu 12: Khi nói về cấu trúc của lưới thức ăn, có bao nhiêu kết luận sau là đúng?

(1) Mỗi hệ sinh thái có 1 hoặc nhiều lưới thức ăn.

(2) Lưới thức ăn càng đa dạng thì hệ sinh thái càng kém ổn định.

(3) Cấu trúc của lưới thức ăn thay đổi theo mùa, theo môi trường.

(4) Khi mất một mắt xích nào đó vẫn không làm thay đổi cấu trúc của lưới thức ăn.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Đáp án: A

Kết luận đúng là: (3)

Câu 13: Hệ sinh thái nông nghiệp

A. có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên

B. có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên

C. có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên

D. có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên

Đáp án: C

Câu 14: Cho 1 chuỗi thức ăn: Cỏ → thỏ → mèo rừng.

Giả sử năng lượng tích lũy của các sinh vật như sau:

Cỏ: 10 000 000 kcal; Thỏ: 1 200 000 kcal; Mèo rừng: 66 000 kcal.

Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là

A. 3%        B. 9%

C. 5%        D. 5,5%

Đáp án: D

Câu 15: Nhận định nào dưới đây không đúng?

A. Những cá thể của các quần thể khác nhau thuộc cùng 1 loài nhưng sống trong nững sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau dẫn đến cách li sinh sản là đặc điểm của cơ chế cách li sinh thái.

B. Trong quá trình hình thành loài mới, điểu kiện sinh thái có vai trò thúc đẩy sự phân li trong quần thể gốc.

C. Hai nòi địa lí có khu phân bố trùm lên nhau

D. Ở các loài sinh sản vô tính, đơn tính sinh, rất khó có thể xác định hai loài thân thuộc.

Đáp án: B

Câu 16: Nhận định nào dưới đây về quá trinh hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là không đúng?

A. Khó tách bạch con đường địa lí và con đường sinh thái vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.

B. Sự hình thành loài mới bằng con đường sinh thái được dùng với nghĩa hẹp để chỉ trường hợp một loài mới được hình thành từ các nòi sinh thái khác nhau trong các khu phân bố của loài gốc

C. Thường gặp ở những loài thực vật hoặc động vật ít di động xa.

D. Trong cùng 1 khu phân bố địa lí, các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành các nòi sinh thái rồi đến loài mới.

Đáp án: B

Câu 17: Khi nói về các nhân tố tiến hóa, xét các đặc điểm sau:

(1) Có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.

(2) Làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.

(3) Có thể dẫn tới làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.

(4) Có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(5) Có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.

Số đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến đều có là:

A. 5        B. 4

C. 2        D. 3

Đáp án: B

Nhận đinh đúng: 1, 3, 4, 5.

Câu 18: Cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế thoát hơi nước tốt hơn cây sống riêng rẽ. Đây là biểu hiện của

A. hiệu quả nhóm

B. cạnh tranh khác loài

C. cạnh tranh cùng loài

D. quan hệ hợp tác

Đáp án: A

Câu 19: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biêu nào sau đây sai?

A. Loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố càng rộng.

B. Dựa vào giới hạn sinh thái có thể biết được vùng phân bố của cá loài sinh vật.

C. Trong khoảng chống chịu thì sinh vật không thể tồn tại được

D. Ở trạng thái bệnh lí, giới hạn sinh thái của nhiều nhân tố bị thu hẹp.

Đáp án: C

Câu 20: Thời gian sống thực tế của 1 cá thể nào đó trong quần thể được gọi là

A. tuổi quần thể

B. tuổi sinh lí

C. tuổi sinh thái

D. tuổi trung bình

Đáp án: C

Câu 21: Đối với 1 quần thể có kích thước nhỏ, nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng?

A. đột biến

B. di – nhập gen

C. CLTN

D. giao phối không ngẫu nhiên

Đáp án: B

Câu 22: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, cét cá kết luận sau đây:

(1) Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳng với vồn gen của quần thể ban đầu.

(2) Ngay cả khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di – nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể cũng có thể bị biến đổi bởi yếu tố ngẫu nhiên.

(3) Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của các quần thể và ngược lại.

(4) Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới là nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền, làm suy thoái quần thể và luôn dẫn đến diệt vong quần thể.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

A. 1        B. 4

C. 2        D. 3

Đáp án: D

Nhận định đúng: 1, 2, 3

Câu 23: Trong các phát biểu sau về di truyền quần thể:

(1) Quá trình giao phối gần ở động vật hay tự thụ phấn ở thực vật thường làm tăng tần số alen trội, làm giảm tần số alen lặn.

(2) Quá trình ngẫu phối thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

(3) Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, có thể dựa vào kiểu hình để suy ra tần số của các alen.

(4) Tự thụ phấn luôn dẫn đến thoái hóa giống.

(5) Quá trình tự thụ phấn qua nhiều thế hệ làm nghèo vốn gen của quần thể.

(6) Quần thể ngẫu phối hay tự phối đều không làm thay đổi tần số alen trong điều kiện nhất định.

Có bao nhiêu phát biểu không đúng?

A. 2        B. 4

C. 1        D. 3

Đáp án: A

Nhận định không đúng: 1, 4

Câu 24: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, dựa vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định thời gian xuất hiện của các loài sinh vật?

A. cơ quan thoái hóa

B. hóa thạch

C. cơ quan tương đồng

D. cơ quan tương tự

Đáp án: B

Câu 25: Cho các mối quan hệ giữa cá loài trong quần xã sau đây:

(1) Phong lan bám trên cây thân gỗ.

(2) Chim sáo và trâu rừng.

(3) Cây nắp ấm và ruồi.

(4) Chim mỏ đỏ và linh dương.

(5) Lươn biển và cá nhỏ.

(6) Cây tầm gửi và cây gỗ.

Mối quan hệ hợp tác là:

A. (1), (2) và (4)

B. (1), (3) và (4)

C. (2), (4) và (5)

D. (3), (4) và (5)

Đáp án: C

Câu 26: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử?

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc lài khác.

(3) Trứng nhái thụ tinh vớ tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Phương án đúng là:

A. (2) và (3)

B. (1) và (3)

C. (1) và (4)

D. (2) và (4)

Đáp án: D

Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Di – nhập gen có thể làm phong phú vốn gen trong quần thể.

B. CLTN định hướng cho tiến hóa.

C. Giao phối ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể.

D. Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

Đáp án: C

Câu 28: Đặc điểm nào không đúng với hệ sinh thái nhân tạo?

A. Chuỗi thức ăn ngắn, năng suất cao.

B. Độ ổn định cao, chuỗi thức ăn ngắn.

C. Độ đa dạng thấp, năng suất cao.

D. Được cung cấp thêm nguồn năng lượng và vật chất từ bên ngoài.

Đáp án: B

Câu 29: Nhận xét đúng nhất về tháp sinh thái là:

A. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có sinh khối lớn hơn bậc dinh dưỡng cao.

B. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có năng lượng lớn hơn bậc dinh dưỡng cao.

C. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có số lượng cá thể lớn hơn bậc dinh dưỡng cao.

D. Bậc dinh dưỡng thấp luôn có số lượng cá thể, sinh khối và năng lượng lớn hơn bậc dinh dưỡng cao.

Đáp án: B

Câu 30: Khi nói về chu trình cacbon, có bao nhiêu phát triển sau đây không đúng?

(1) Chu trình cacbon là chu trình vật chất của mọi hệ sinh thái.

(2) Chu trình cacbon góp phần tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái.

(3) Chu trình cacbon không xuất hiện ở sinh thái nông nghiệp.

(4) Chu trình cacbon chỉ liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.

A. 1        B. 2

C. 3        D. 4

Đáp án: C

Nhận định ko đúng: 3, 4, 1

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 có đáp án ôn thi tốt nghiệp THPT hay khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học