Top 100 Đề thi Sinh học 12 Chân trời sáng tạo (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Sinh học 12 Chân trời sáng tạo Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 12 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Sinh 12.

Xem thử Đề thi GK1 Sinh 11

Chỉ từ 70k mua trọn bộ đề thi Sinh học 12 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Sinh học 12 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi Sinh học 12 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

Đề thi Sinh học 12 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

Đề thi Sinh học 12 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Xem thêm Đề thi Sinh học 12 cả ba sách:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: phút

PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1: Đơn vị cấu tạo nên NST ở sinh vật nhân thực là

A. protein.

B. nucleotide.

C. nucleosome.

D. amino acid.

Câu 2: Thành phần nào sau đây không thuộc Operon Lac?

A. Vùng vận hành (O).

B. Các gene cấu trúc (Z, Y, A).

C. Gene điều hòa.

D. Vùng khởi động (P).

Câu 3: Trong tế bào động vật, sự nhân đôi của DNA xảy ra ở

A. lục lạp, nhân, trung thể.

B. ti thể, nhân, lục lạp.

C. nhân, trung thể.

D. nhân, ti thể.

Câu 4: Một gene chi phối nhiều tính trạng được gọi là:

A. Gene tăng cường.

B. Gene điều hòa.

C. Gene đa hiệu.

D. Gene trội.

Câu 5: Các allele trong cùng một gene không thể có mối quan hệ nào sau đây?

A. Trội/lặn hoàn toàn.

B. Trội/lặn không hoàn toàn.

C. Đồng trội.

D. Đồng lặn.

Câu 6: Trong quá trình phiên mã, chuỗi polynucleotide của RNA được tổng hợp theo chiều nào sau đây? 

A. 5’ → 3’.

B. 3’ → 5’.

C. 5’ → 3’ hoặc 3’ → 5’.

D. Cả chiều 3’ → 5’ và 5’ → 3’.

Câu 7: Vùng kết thúc của gene nằm ở

A. đầu 5’ mạch mã gốc của gene, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.

B. đầu 3’ mạch mã gốc của gene, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.

C. đầu 3’ mạch mã gốc của gene, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

D. đầu 5’ mạch mã gốc của gene, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

Câu 8: Chất 5-bromouracil có thể gây ra loại đột biến nào sau đây?

A. Mất một cặp A – T.

B. Thêm một cặp G – C.

C. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – C.

D. Thay thế cặp A – T bằng cặp T – A.

Câu 9: Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình dịch mã khi

A. tiểu đơn vị lớn của ribosome liên kết với tiểu đơn vị bé.

B. tiểu đơn vị bé của ribosome liên kết với phân tử mRNA.

C. tiểu đơn vị lớn của ribosome liên kết với phức hệ tRNA-amino acid.

D. phức hệ tRNA-amino acid liên kết với mRNA.

Câu 10: Để kiểm chứng sự có mặt của DNA trong búi kết tủa trắng sau khi thực hiện thí nghiệm tách chiết, người ta sử dụng dung dịch

A. ethanol 70%.

B. diphenylamine.

C. glucose.

D. nước cất.

Câu 11: Trong cơ chế điều hoà hoạt động các gene của operon Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có lactose?

A. Các phân tử mRNA của các gene cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzyme phân giải đường lactose.

B. Một số phân tử lactose liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó.

C. Protein điều hòa liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gene cấu trúc.

D. RNA polymerase liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hệ gene của sinh vật?

A. Các loài sinh vật khác nhau thường có số lượng gene khác nhau.

B. Các loài sinh vật khác nhau thường có sự phân bố các gene trên DNA khác nhau.

C. Hệ gene của sinh vật nhân thực chỉ bao gồm các gene trên nhiễm sắc thể nằm trong nhân tế bào.

D. Phần lớn hệ gene ở sinh vật nhân thực không mã hóa cho các phân tử RNA hoặc protein.

Câu 13: Đâu không phải là một trong những vai trò của đột biến gene?

A. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

B. Giúp các nhà di truyền khám phá được chức năng của gene.

C. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn giống.

D. Đảm bảo sự di truyền ổn định của các đặc điểm di truyền đặc trưng cho loài.

Câu 14: Để tạo ra động vật chuyển gene, người ta đã tiến hành:

A. đưa gene cần chuyển vào cá thể cái bằng phương pháp vi tiêm (tiêm gene) và tạo điều kiện cho gene được biểu hiện.

B. đưa gene cần chuyển vào cơ thể con vật mới được sinh ra và tạo điều kiện cho gene đó được biểu hiện.

C. đưa gene cần chuyển vào phôi ở giai đoạn phát triển muộn để tạo ra con mang gene cần chuyển và tạo điều kiện cho gene đó được biểu hiện.

D. lấy trứng của con cái rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó đưa gene vào hợp tử (ở giai đoạn nhân con), cho hợp tử phát triển thành phôi rồi cấy phôi đã chuyển gene vào tử cung con cái.

Câu 15: Xét các loại đột biến sau:

(1) Mất đoạn NST       (2) Lặp đoạn NST   (3) Chuyển đoạn không tương hỗ

(4) Đảo đoạn NST       (5) Đột biến thể một    (6) Đột biến thể ba

Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử DNA là

A. (2), (3), (4), (5).

B. (1), (2), (3).

C. (1), (2), (3), (6).

D. (1), (2), (5), (6).

Câu 16: Để xác định được các dạng đột biến nhiễm sắc thể, người ta tiến hành

A. quan sát và so sánh sự khác biệt trong nhiễm sắc thể đồ bình thường và bất thường.

B. quan sát và so sánh sự giống nhau trong nhiễm sắc thể đồ bình thường và bất thường.

C. quan sát và so sánh sự khác biệt về hình thái trong nhiễm sắc thể đồ bình thường và bất thường.

D. quan sát và so sánh sự khác biệt về số lượng trong nhiễm sắc thể đồ bình thường và bất thường.

Câu 17: Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn là

A. xác định được các dòng thuần.

B. xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.

C. cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai.

D. xác định được phương thức di truyền của tính trạng.

Câu 18: Trong quy luật di truyền phân li độc lập với các gene trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì F1 sẽ dị hợp về bao nhiêu cặp gene?

A. 2n.

B. 3n.

C. n.

D. 2n.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn Đúng hoặc Sai.

Câu 1: Khi nói về quá trình nhân đôi DNA, mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai?

a) Trên mỗi phân tử DNA của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi DNA.

b) Enzyme DNA-polimerase làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử DNA và kéo dài mạch mới.

c) Sự nhân đôi của DNA ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của DNA trong nhân tế bào.

d) Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 3’ - 5’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn.

Câu 2: Gene M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nucleotide như sau:

Mạch bổ sung

Mạch mã gốc

Số thứ tự nucleotide trên mạch mã gốc

5’...ATG... 3’...TAC...

      1

AAA...

TTT...

 

GTG

CAC

    63

 

CAT...CGA

GTA...GCT

64      88

 

GTA TAA... 3’

CAT ATT... 5’

91

 

Biết rằng valine chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’CAA5’; 3’CAG5’; 3’CAT5’; 3’CAC5’ và chuỗi polypeptide do gen M quy định tổng hợp có 31 amino acid.

Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết mỗi nhận định sau đây đúng hay sai.

a) Đột biến thay thế cặp nucleotide G - C ở vị trí 88 bằng cặp nucleotide A - T tạo ra allele mới quy định tổng hợp chuỗi polypeptide ngắn hơn so với chuỗi polypeptide do gen M quy định tổng hợp.

b) Đột biến thay thế một cặp nucleotide ở vị trí 63 tạo ra allele mới quy định tổng hợp chuỗi polypeptide giống với chuỗi polypeptide do gen M quy định tổng hợp.

c) Đột biến mất một cặp nucleotide ở vị trí 64 tạo ra allele mới quy định tổng hợp chuỗi polypeptide có thành phần amino acid thay đổi từ amino acid thứ 2 đến amino acid thứ 21 so với chuỗi polypeptide do gen M quy định tổng hợp.

d) Đột biến thay thế một cặp nucleotide ở vị trí 91 tạo ra allele mới quy định tổng hợp chuỗi polypeptide thay đổi một amino acid so với chuỗi polypeptide do gen M quy định tổng hợp.

Câu 3: Khi nói về nhiễm sắc thể, mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai?

a) Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.

b) Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ DNA và protein histone.

c) Nhiễm sắc thể có chức năng mang thông tin di truyền do nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gene.

d) Nhiễm sắc thể thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ nhờ sự vận động của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 4: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do hai cặp gene Aa và Bb nằm trên hai cặp NST khác nhau quy định. Kiểu gen có cả hai gen trội A và B quy định lông đỏ; các kiểu gen còn lại quy định lông đen. Con đực lông đỏ giao phối với con cái lông đen (P), thu được F1 có 100% con lông đỏ. Cho F1 × F1 thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 con lông đỏ : 7 con lông đen. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, mỗi nhận đây sau đây là đúng hay sai?

a) Tính trạng màu lông di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

b) Ở F2, các cá thể lông đỏ có tỉ lệ kiểu gene là 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb.

c) Tỉ lệ giao tử được tạo ra từ các cá thể lông đỏ ở F2 là 49AB:29Ab:29aB:19ab.

d) Cho tất cả các cá thể lông đỏ ở F2 giao phối ngẫu nhiên thu được F3. Ở F3, kiểu hình lông đen chiếm tỉ lệ là 1781.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1: Một đoạn gene có trình tự nucleotide trên một chuỗi polynucleotide như sau:

3’ – ATG - TAC - CGT - AGG - XXX - 5’

Tính số liên kết hydrogen của đoạn gene trên?

Câu 2: Với 3 loại ribonucleotide là A, U, G có thể tạo ra được bao nhiêu codon mã hóa cho amino acid trong chuỗi polipeptide?

Câu 3: Một đột biến gene xảy ra trong cấu trúc của operon lac đã khiến các gene cấu trúc không được biểu hiện ngay cả khi môi trường có hoặc không có lactose. Đột biến gene này đã xảy ra ở vùng nào của operon lac?

Câu 4: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân, có 10% số tế bào đã bị rối loạn phân li của cặp NST mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả sẽ tạo ra loại giao tử đột biến mang kiểu gen ABbD với tỉ lệ là bao nhiêu?

Câu 5: Theo quy luật phân ly độc lập của Mendel, về mặt lý thuyết cây AaBbCcDd khi tự thụ phấn sẽ cho bao nhiêu phần trăm số cá thể đời con có kiểu hình trội về 3 trong 4 tính trạng?

Câu 6: Tính trạng khối lượng quả của một loài thực vật di truyền tương tác cộng gộp, các cặp gene phân li độc lập với nhau. Cho cây dị hợp về tất cả các cặp gene tự thụ phấn, thu được F1 có 9 kiểu hình về tính trạng khối lượng quả, trong đó quả nặng nhất là 150 g; quả nhẹ nhất là 70 g. Ở F1, có bao nhiêu kiểu gene quy định kiểu hình có quả nặng 100 g?

-----------------------------Hết-----------------------------

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Câu trắc nghiệm phương án nhiều lựa chọn.

Câu 1: Trong tế bào sống, sự phiên mã diễn ra ở

A. Trên crômatit

B. Lưới nội chất

C. Ribôxôm

D. Dịch nhân

Câu 2: Mỗi phân tử tARN:

A. Có chức năng vận chuyển axit amin để dịch mã và vận chuyển các chất khác trong tế bào.

B. Có 3 bộ ba đối mã, mỗi bộ ba đối mã khớp bổ sung với một bộ ba trên mARN

C. Chỉ gắn với một loại axit amin, axit amin được gắn vào đầu 3’ của chuỗi polinulêôtit.

D. Có cấu trúc 2 sợi đơn và tạo liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung.

Câu 3: Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã biểu hiện là sự liên kết giữa các nuclêôtit

A. A liên kết với U; G liên kết với X.

B. A liên kết với T; G liên kết với X.

C. A liên kết với X; G liên kết với T.

D. A liên kết với U; T liên kết với X.

Câu 4: Sao ngược là hiện tượng:

A. Prôtêin tống hợp ra ADN.

B. ARN tồng hợp ra ADN.

C. ADN tồng hợp ra ARN.

D. Prôtêin tống hợp ra ARN.

Câu 5: Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, nguyên tắc nào được thể hiện ở cả 3 quá trình nhân

đôi, phiên mã, dịch mã?

A. Nguyên tắc bán bảo toàn

B. Nguyên tắc bổ sung

C. Nguyên tắc nửa gián đoạn

D. Cả 3 nguyên tắc trên

Câu 6: Cho các thông tin sau đây:

(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.

(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.

(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã chỉ có ở tế bào nhân thực hoặc tế bào nhân sơ là:

A. (1) và (4).

B. (2) và (4).

C. (2) và (3).

D. (3) và (4).

Câu 7: Khi nói về điều hòa hoạt động gen, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu diễn ra ở giai đoạn dịch mã

B. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực rất phức tạp, có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau như: điều hòa phiên mã, điều hòa dịch mã…

C. Điều hòa hoạt động gen là quá trình điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra trong tế bào.

D. Để điều hòa được quá trình phiên mã thì mỗi gen ngoài vùng mã hóa cần có các vùng điều hòa Câu 8: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac.

II. Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.

III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã.

IV. Khi gen cấu trúc Z và gen cấu trúc A đều phiên mã 8 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 8 lần. A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 9: Dạng đột biến nào sau đây làm cho alen đột biến tăng 2 liên kết hiđrô?

A. Mất 2 cặp A - T.

B. Thêm 1 cặp G - X.

C. Thêm 1 cặp A - T.

D. Mất 1 cặp A - T.

Câu 10: Trong cơ chế điều hòa hoạt động bình thường của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, sự kiện nào sau

đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và không có lactôzơ?

A. Các phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.

B. Các gen cấu trúc Z, Y, A được phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.

C. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.

D. Prôtêin ức chế không liên kết với vùng vận hành và phiên mã xảy ra.

Câu 11: Dạng đột biến cấu trúc thường làm giảm số lượng gen trên một NST là

A. mất đoạn NST.

B. đảo đoạn NST.

C. chuyển đoạn trên một NST.

D. lặp đoạn NST.

Câu 12: Bệnh tạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường, alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng. Xác suất họ sinh 2 người con khác giới tính và đều bình thường là:

A. 9/16

B. 9/64

C. 9/32

D. 3/16

Câu 13: Một quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,2AA: 0,5Aa: 0,3aa. Tần số alen A của quần thể là

A. 0,55.

B. 0,45.

C. 0,2.

D. 0,4.

Phần II. Trắc nghiệm đúng/sai

Câu 1: Ở một loài động vật với đực XY và cái XX, tính trạng màu thân do một gene có 2 allele nằm trên NST thường trạng độ dài cánh do một gene có 2 allele nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Lai cánh dài với con đực thân đen cánh ngắn thu được F1 100% thân xám cánh dài. Cho F1 giao phối thu được F2.

Kiểu gene của P là AAXBXB × aaXbY.

Tỉ lệ kiểu hình con đực F2 là 100% thân đen cánh ngắn.

Tỉ lệ kiểu hình con cái F2 là 3 thân xám cánh dài: 1 thân đen cánh dài.

Lấy ngẫu nhiên một cá thể cái thân xám cánh dài ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 25%. Câu 2: Trong mỗi ý ở câu dưới đây, hãy chọn đúng hoặc sai.

Ở ruồi giấm, allele A quy định thân xám trội hoàn toàn so với allele a quy định thân đen; allele B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với allele b quy định cánh cụt. Allele D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với allele d quy định mắt trắng. Phép lai P: XDXd XDY, thu được F1. Trong tổng số ruồi F1, số ruồi thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 3,75%. Biết rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gene trong quá trình phát sinh giao tử cái.

F1 có số cá thể cái mang kiểu gene dị hợp về 2 trong 3 cặp gene chiếm tỉ lệ 15%. F1 có 40 loại kiểu gene.

F1 có 10% số ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt đỏ.

F1 có 25% số cá thể cái mang kiểu hình trội về 2 tính trạng.

F1 có số cá thể cái mang kiểu gene dị hợp về 2 trong 3 cặp gene chiếm tỉ lệ 15%.

Phần III. Trắc nghiệm trả lời ngắn

Câu 1: Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gene tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ cây thân thấp, hoa trắng là 16%. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gene quy định và mọi diễn biến trong quá trình sinh hạt phấn và quá trình sinh noãn diễn ra giống nhau. Tần số hoán vị gene là bao nhiêu?

Câu 2: Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về di truyền ngoài nhân?

(1) Di truyền ngoài nhân chỉ thấy ở cá thể cái

(2) Di truyền ngoài nhân chỉ thấy ở cá thể đực

(3) Di truyền ngoài nhân thấy được ở sinh sản sinh dưỡng (4) Di truyền ngoài nhân thấy được ở sinh sản hữu tính

Câu 3: Giống gạo ST25 nổi tiếng của Việt Nam có bao nhiêu đặc điểm sau?

(1) Chống chịu bệnh tốt.

(2) Hạt gạo dài, thơm ngon.

(3) Sản lượng thấp.

Tham khảo đề thi Sinh học 12 các bộ sách có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học