3 Đề thi Học kì 1 Sinh học 12 Cánh diều (có đáp án + ma trận)
Với bộ 3 Đề thi Học kì 1 Sinh học 12 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Sinh học 12 của các trường THPT trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 Sinh 12.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Sinh học 12
Thời gian làm bài: phút
(Đề 1)
Phần I. Câu trắc nghiệm phương án nhiều lựa chọn.
Câu 1: Mỗi đơn phân ARN (ribônuclêôtit) có bao nhiêu thành phần chính
A. 2
B. 3
C. 5
D. 6
Câu 2: Một trong những điểm khác nhau trong quá trình nhân đôi ADN giữa tế bào nhân thực với tế bào
nhân sơ là:
A. Số lượng các đơn vị nhân đôi
B. Nguyên tắc nhân đôi
C. Nguyên liệu dùng để tổng hợp
D. Chiều tổng hợp
Câu 3: Quá trình phiên mã tổng hợp ARN có sự khác biệt so với quá trình tự nhân đôi của ADN:
(1) Loại enzyme xúc tác
(2) Sản phẩm của quá trình
(3) Nguyên liệu tham gia vào quá trình
(4) Chiều tổng hợp mạch mới
Phương án đúng là:
A. (1), (2), (4)
B. (2), (3), (4)
C. (1), (3), (4)
D. (1), (2), (3)
Câu 4: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã ở sinh vật nhân thực là:
A. Đều có sự tiếp xúc của các enzim ADN pôlimeraza, enzim ligaza
B. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung
C. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN
D. Cả hai quá trình trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần
Câu 5: Cho các thông tin sau đây:
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:
A. (1) và (4).
B. (2) và (4).
C. (2) và (3).
D. (3) và (4).
Câu 6: Điểm khác nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là:
A. Phiên mã diễn ra trong nhân tế bào còn dịch mã diễn ra ngoài tế bào chất.
B. Chỉ có phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C. Phiên mã có sự tham gia của các enzim còn dịch mã thì không
D. Phiên mã phải cắt bỏ các thành phần của mARN còn dịch mã thì không phải cắt bỏ gì của chuỗi polipeptit
Câu 7: Cho các nhận xét về sự điều hòa hoạt động của Ôperon lactose:
(1) Khi môi trường không có lactose, gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế, prôtêin này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không thể hoạt động.
(2) Khi môi trường có lactose, tất cả phân tử liên kết với prôtêin ức chế làm biến đội cấu hình không gian 3 chiều của nó làm cho prôtêin ức chế không thể liên kết với vùng vận hành.
(3) Khi môi trường có lactose, ARN polimerase có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã.
(4) Khi đường lactose bị phân giải hết, prôtêin ức chế lại liên kết với vùng khởi động và quá trình phiên mã bị dừng lại.
(5) Cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ, có cấu trúc phức tạp của ADN trong NST
Số nhận xét đúng là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 8: Quan sát hình và cho biết những phát biểu nào sau đây đúng?
I. Khi không có lactôzơ, gen điều hòa vẫn được phiên mã.
II. Liên kết giữa prôtêin ức chế với vùng O là liên kết đặc hiệu.
III. Sự có mặt của lactôzơ làm cho enzim ARN polimeraza không bám được vào vùng P.
IV. Các gen Z, Y, A được đóng, mở cùng lúc.
A. I, III, IV.
B. II, III, IV
C. I, II, III.
D. I, II, IV.
Câu 9: Ở thực vật, alen B quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen b quy định là xẻ thùy. Trong quần thể đang cân bằng di truyền, cây lá nguyên chiếm tỉ lệ 96%. Theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể này là
A. 0,32 BB : 0,64 Bb : 0,04 bb.
B. 0,36 BB : 0,48 Bb : 0,16 bb.
C. 0,04 BB : 0,32 Bb : 0,64 bb.
D. 0,64 BB : 0,32 Bb : 0,04 bb.
Câu 10: Có hai chị em ruột mang 2 nhóm máu khác nhau là AB và O. Các cô gái này biết rõ ông bà ngoại họ đều là nhóm máu A. Kiểu gen tương ứng của bố và mẹ của các cô gái này là
A. IOIO và IAIO
B. IBIO và IAIO
C. IAIB và IAIO
D. IAIO và IAIO
Câu 11: ở một loài thực vật tự thụ phấn alen A quy định hoa đó trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp từ chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể này, có bao nhiêu sự đoán đúng?
(1). ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P)
(2). tần số alen A và a không đổi qua các thế hệ
(3). tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P)
(4). hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Phần II. Trắc nghiệm đúng/sai
Câu 1: Trong mỗi ý ở câu dưới đây, hãy chọn đúng hoặc sai.
Ở ruồi giấm, allele A quy định thân xám trội hoàn toàn so với allele a quy định thân đen, allele B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với allele b quy định cánh ngắn. Lai cây bố mẹ P AB/ab x AB/ab thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình thân xám cánh dài là 65%.
Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Tần số hoán vị gene là 40%
Tỉ lệ ruồi kiểu hình thân đen cánh ngắn ở F1 là 15%. Tỉ lệ ruồi kiểu hình thân đen cánh dài F1 là 10%.
Tỉ lệ ruồi có kiểu hình thân xám cánh ngắn thuần chủng F1 là 24%.
Câu 2: Trong mỗi ý ở câu dưới đây, hãy chọn đúng hoặc sai.
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 và hàm lượng DNA trong nhân tế bào lưỡng bội là 4pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến NST được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng NST và hàm lượng DNA có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:
Thể đột biến A là đột biến lệch bội dạng thể một. Thể đột biến B có thể là đột biến đảo đoạn NST.
Thể đột biến C thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường. Thể đột biến D thường được dùng để tạo ra cây trồng có năng suất cao.
Phần III. Trắc nghiệm trả lời ngắn
Câu 1: Điền đáp án thích hợp vào ô trống (tối đa 4 ký tự gồm: chữ số; dấu '','' ; dấu ''-'').
Ở người, gene lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định bệnh máu khó đông, gene trội tương ứng A quy định tính trạng máu đông bình thường. Một người con gái bình thường nhưng có bố bị mắc bệnh máu khó đông. Người con gái này lấy chồng không bị mắc bệnh trên thì xác suất sinh ra đứa con trai bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu phần trăm?
Câu 2: Ở cây hoa loa kèn, màu sắc hoa do gene nằm trong tế bào chất quy định, nếu người ta tiến hành phép lai như sau: P: ♂hoa vàng × ♀ hoa xanh → F1: 100% xanh. Phép lai P: ♂hoa xanh × ♀ hoa vàng cho tỉ lệ F1 hoa vàng bao nhiêu %?
Câu 3: Điền đáp án thích hợp vào ô trống (chỉ sử dụng chữ số, dấu '','' và dấu ''-'').
Có 10 cây ngô thân cao, bắp dài tự thụ phấn thu được đời con có tỉ lệ 920 cao dài : 136 cao ngắn, 200 thấp dài, 24 thấp ngắn. Biết rằng cao dài trội hoàn toàn so với thấp ngắn, 2 tính trạng trên phân li độc lập. Trong số 10 cây đem lai, có bao nhiêu cây đồng hợp tử?
Đáp án
Phần I. Câu trắc nghiệm phương án nhiều lựa chọn.
Câu |
Đáp án |
1 |
B |
2 |
A |
3 |
D |
4 |
B |
5 |
C |
6 |
A |
7 |
B |
8 |
D |
9 |
D |
10 |
B |
11 |
D |
Phần II. Trắc nghiệm đúng/sai
Câu 1:
P: AB/ab x AB/ab → A-B- = 0,65 → aabb = 0,15 → A-bb = aaB- = 0,1
+) Khẳng định “Tần số hoán vị gene là 40%.” Đúng
ab/ab = 0,15 = 0,5 x 0,3 → f = 40%
+) Khẳng định “Tỉ lệ ruồi kiểu hình thân đen cánh ngắn ở F1 là 15%.” Đúng Thân đen cánh ngắn (aabb) = 0,15 = 15%
+) Khẳng định “Tỉ lệ ruồi kiểu hình thân đen cánh dài F1 là 10%.” Đúng Thân đen cánh dài (aaB-) = 0,1 = 10%
+) Khẳng định “Tỉ lệ ruồi có kiểu hình thân xám cánh ngắn thuần chủng F1 là 24%. “ Sai
Xám ngắn thuần chủng Ab/Ab = 0,2 x 0,2 = 0,04 = 4%.
Câu 2:
+) Khẳng định “Thể đột biến A là đột biến lệch bội dạng thể một” Sai
Thể đột biến A có số lượng NST không thay đổi → Không thể là đột biến lệch bội dạng thể một.
+) Khẳng định “Thể đột biến B có thể là đột biến đảo đoạn NST” Đúng
Thể đột biến B có thể là đột biến đảo đoạn NST (do số lượng NST và hàm lượng DNA không đổi).
+) Khẳng định “Thể đột biến C thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường” Đúng
Thể đột biến C thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường (đây là dạng đột biến đa bội lẻ).
+) Khẳng định “Thể đột biến D thường được dùng để tạo ra cây trồng có năng suất cao” Đúng Thể đột biến D thường được dùng để tạo ra cây trồng có năng suất cao (đột biến đa bội chẵn 4n).
Phần III. Trắc nghiệm trả lời ngắn
Câu 1:
Con gái bình thường có bố mắc bệnh máu khó đông (XaY) => nhận giao tử Xa của bố → kiểu gene của con
gái: XAXa . Người con gái lấy chồng bình thường ta có phép lai:
P: XAXa × XAY
→ 1XAXA : 1XAXa: 1XAY: 1XaY
Xác suất sinh ra đứa con trai bị bệnh máu khó đông = 1/4 = 25%.
Câu 2:
Gene di truyền theo dòng mẹ → P: ♂hoa xanh × ♀ hoa vàng → F1: 100% hoa vàng
Câu 3:
P: A-B-
AABB → AABB
(m)AaBB → 1/4AABB : 1/2AaBB : 1/4aaBB
(n)AABb → 1/4AABB : 1/2AABb : 1/4AAbb
(p)AaBb → (1/4AA : 1/2Aa : 1/4aa)(1/4BB : 1/2Bb : 1/4bb) F1: 0,71875A-B- : 0,10625A-bb : 0,15625aaB- :
0,01875aabb 0,01875 aabb = 1/16 × p
0,15625 aaB- = 3/16 × p + 1/4 × m 0,10625 A-bb = 3/16 × p + 1/4 × n → m = 0,4; n = 0,2 ; p = 0,3 → AABB = 0,1
→ 1 cây đồng hợp.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Sinh học 12 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Tham khảo đề thi Sinh học 12 Cánh diều có đáp án hay khác:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều