Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 10 (sách mới)



Lời giải Sinh học 12 Bài 10 sách mới. Mời các bạn đón đọc:




Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen (sách cũ)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 12 Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 12.

A. Lý thuyết bài học

I. TƯƠNG TÁC GEN.

- Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình.

- Gen không alen: là 2 gen không tương ứng nằm ở những vị trí khác nhau trên một NST hoặc trên các NST khác nhau.

1. Tương tác bổ sung

* Thí nghiệm: Đậu thơm

Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

* Giải thích kết quả:

- Tỉ lệ 9:7 ở F2 cho thấy có 16 (do 9+7 ⇒ F1phải dị hợp tử về 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.

- Với 16 tổ hợp cho 2 loại kiểu hình của 1 tính trạng ⇒ tính trạng màu hoa do 2 gen qui định.

- Để tạo ra màu hoa đỏ phải có mặt động thời của 2 gen trội, các trường hợp còn lại cho hoa màu trắng.

* Sơ đồ lai:

Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

* Khái niệm: Tương tác bổ sung là kiểu tác động qua lại của 2 hay nhiều gen thuộc những lôcut khác nhau (không alen) làm xuất hiện 1 tính trạng mới.

Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

2. Tác động cộng gộp.

- Khái niệm: Tác động cộng gộp là kiểu tác động khi 2 hay nhiều gen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi gen đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít

Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

- Tính trạng số lượng là những tính trạng do nhiều gen cùng qui định theo kiểu tương tác cộng gộp và chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường. (tính trạng năng suất: sản lượng sữa, số lượng trứng gà, khối lượng gia súc, gia cầm).

II. TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN.

- Khái niệm: Trường hợp một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng gọi là tính đa hiệu của gen hay gen đa hiệu.

Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng được gọi là:

  1. Tương tác gen.
  2. Hoán vị gen
  3. Tác động đa hiệu của gen.
  4. Liên kết gen.

Đáp án:

Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng được gọi là tương tác gen.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Ở các loài sinh vật nhân thực, tương tác gen là hiện tượng:

  1. Các alen thuộc cùng một lôcut gen cùng quy định một tính trạng
  2. Các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng
  3. Các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định các tính trạng khác nhau
  4. Các alen thuộc các lôcut gen trên NST giới tính.

Đáp án:

Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng được gọi là tương tác gen.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Thực chất của tương tác gen là:

  1. Sản phẩm của các gen tác động qua lại với nhau trong sự hình thành tính trạng
  2. Các gen tác động qua lại với môi trường trong sự hình thành một kiểu hình.
  3. Các tính trạng do gen quy định tác động qua lại với nhau trong một kiểu gen.
  4. Sản phẩm của gen này tác động lên sự biểu hiện của một gen khác trong một kiểu gen.

Đáp án:

Thực chất của tương tác gen là: Sản phẩm của các gen tác động qua lại với nhau trong sự hình thành tính trạng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Tương tác gen được hình thành do tác động trực tiếp của:

  1. Sản phẩm của các gen với nhau
  2. Các gen tác động với nhau và tạo ra một sản phẩm duy nhất
  3. Các tính trạng do gen quy định tác động qua lại với nhau trong một kiểu gen.
  4. Sản phẩm của gen này tác động một gen khác làm gen đó không hoạt động.

Đáp án:

Thực chất của tương tác gen là: Sản phẩm của các gen tác động qua lại với nhau trong sự hình thành tính trạng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật:

  1. Phân li độc lập
  2. Liên kết gen hoàn toàn
  3. Tương tác bổ sung
  4. Tương tác cộng gộp.

Đáp án:

P: tròn × tròn

F1 9 tròn : 6 bầu : 1 dài

F1 có 16 tổ hợp lai = 4 × 4

→ P mỗi bên cho 4 tổ hợp giao tử

→ P: AaBb

→ F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

Vậy A-B- = tròn

       A-bb = 3aaB- = bầu

       aabb = dài

Vậy tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Khi lai hai giống bí ngô thuần chủng quả dẹt với nhau được F1 đều có quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 355 bí quả tròn, 238 bí quả dẹt, 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của quy luật di truyền

  1. Trội không hoàn toàn
  2. Liên kết hoàn toàn
  3. Phân li độc lập
  4. Tương tác bổ sung

Đáp án:

P: dẹt × dẹt

F1 tròn

F2 9 tròn : 6 dẹt : 1 dài

F2 có 16 tổ hợp lai = 4 × 4

→ P mỗi bên cho 4 tổ hợp giao tử

→ F1: AaBb

→ F2: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

Vậy A-B- = tròn

      A-bb = 3aaB- = dẹt

      aabb = dài

Vậy tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Ở loài đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng một kiểu gen quy định màu hoa ỏ, các tổ hợp gen khác chỉ mang một trong hai loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình màu trắng. Tính trạng màu hoa đỏ là kết quả của hiện tượng:

  1. Trội hoàn toàn
  2. Trội không hoàn toàn
  3. Tác động bổ sung
  4. Tác động  át chế

Đáp án:

A - B biểu hiện kiểu hình hoa đỏ. 

A-bb; aaB-; aabb: kiểu hình hoa trắng. 

→ Kết quả của tương tác bổ trợ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Ở ngựa sự có mặt của 2 gen trội A và B cùng kiểu gen qui định lông xám, gen A có khả năng đình chỉ hoạt động của gen B nên gen B cho lông màu đen khi không đứng cùng với gen A trong kiểu gen. Ngựa mang 2 cặp gen đồng hợp lặn cho kiểu hình lông hung. Các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Tính trạng màu lông ngựa là kết quả của hiện tượng nào?

  1. Tác động cộng gộp
  2. Tác động ác chế
  3. Trội không hoàn toàn
  4. Tác động bổ trợ

Đáp án:

Theo đề bài, gen A có khả năng đình chỉ hoạt động của gen B, gen B chỉ biểu hện kiểu hình khi không đứng cùng với gen A trong cùng 1 kiểu gen.Hay nói cách khác là gen A át chế hoạt động của gen trội B

Suy ra, Tính trạng màu lông ngựa là kết quả của hiện tượng tương tác át chế 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định màu sắc hoa. Giả sử alen A quy định tổng hợp enzyme A tác động Ịàm cơ chất 1 (có màu trắng) chuyển hóa thành cơ chất 2 (cũng có màu trắng); Alen B quy định tổng hợp enzyme B tác động làm cơ chất 2 chuyển hóa thành sản phẩm R (sắc tố đỏ); các alen lặn tương ứng (a, b) đều không có khả năng này. Cơ thể có kiểu gen nào dưới đây cho kiểu hình hoa trắng?

  1. AABb
  2. aaBB
  3. AaBB
  4. AaBb

Đáp án:

Theo đề bài ta có khi có cả hai alen trội A và B thì cơ thể cho kiểu hình hoa đỏ → thiếu 1 trong hai alen thì đều kiểu hình hoa trắng.

Quy ước: A-B- : đỏ

A-bb = aaB- = aabb = trắng

Ta thấy các kiểu gen AABb, AaBB, AaBb đều ở dạng A-B- → cho kiểu hình hoa đỏ.

Kiểu gen cho kiểu hình hoa trắng là aaBB.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định màu sắc hoa. Giả sử alen A quy định tổng hợp enzyme A tác động Ịàm cơ chất 1 (có màu trắng) chuyển hóa thành cơ chất 2 (cũng có màu trắng); Alen B quy định tổng hợp enzyme B tác động làm cơ chất 2 chuyển hóa thành sản phẩm R (sắc tố đỏ); các alen lặn tương ứng (a, b) đều không có khả năng này. Cơ thể có kiểu gen nào dưới đây cho kiểu hình hoa đỏ?

  1. AABb
  2. AaBb
  3. AaBB
  4. Cả ba kiểu gen trên

Đáp án:

Theo đề bài ta có khi có cả hai alen trội A và B thì cơ thể cho kiểu hình hoa đỏ → thiếu 1 trong hai alen thì đều kiểu hình hoa trắng.

Quy ước: A-B- : đỏ

A-bb = aaB- = aabb = trắng

Ta thấy các kiểu gen AABb, AaBB, AaBb đều ở dạng A-B- → cho kiểu hình hoa đỏ.

Kiểu gen cho kiểu hình hoa trắng là aaBB.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Ở một loài thực vật xét 2 cặp gen (A, a và B, b); trong kiểu gen có mặt cả 2 gen trội A và B quy định kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định kiểu hình hoa trắng. Số kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ tối đa trong loài là?

  1. 3
  2. 2
  3. 1
  4. 4

Đáp án:

Số kiểu gen của cây hoa đỏ là 4: AABB; AABb; AaBB; AaBb

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Ở một loài thực vật, chiều cao cây dao động từ 100 đến 180cm. Khi cho cây cao 100cm lai với cây có chiều cao 180cm được F1. Chọn hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thống kê các kiểu hình thu được ở F2, kết quả được biểu diễn ở biểu đồ sau:

Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Giả thuyết nào sau đây phù hợp nhất về sự di truyền của tính trạng chiều cao cây?

  1. Tính trạng di truyền theo quy tương tác gen cộng gộp, có ít nhất 3 cặp gen tác động đến sư hình thành tính trạng.
  2. Tính trạng di truyền theo quy luật trội hoàn toàn,gen quy định chiều cao cây có 9 alen.
  3. Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen bổ sung, có ít nhất 4 cặp gen tác động đến sự hình thành tính trạng.
  4. Tính trạng di truyền theo quy tương tác gen cộng gộp, có ít nhất 4 cặp gen tác động đến sự hình thành tính trạng.

Đáp án:

Nhìn vào sơ đồ ta thấy kiểu hình các cây không dải đều mà các kiểu hình bổ trợ cho nhau (100 và 180, 110 và 170,…) thì đều chiếm tỷ lệ bằng nhau. Cây có chiều cao trung bình (140) là cây có tỷ lệ cao nhất. Biểu đồ này đã cho thấy tỷ lệ kiểu hình đặc trưng của kiểu tương tác cộng gộp.

Do có 9 loại kiểu hình nên có ít nhất 4 cặp gen quy định tính trạng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Lúa mì hạt màu đỏ tự thụ phấn cho F1 phân tính gồm 149 đỏ + 10 trắng. Quy luật chi phối sự di truyền có thể là:

  1. Tương tác bổ sung.
  2. Tương tác cộng gộp
  3. Phân li Menđen.
  4. Tương tác át chế.

Đáp án:

P: hạt đỏ - tự thụ

F1 : 15 đỏ : 1 trắng

Do F1 có 16 tổ hợp lai

→ P cho 4 tổ hợp giao tử

→ P: AaBb

→ F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

Do F1 : 15 đỏ : 1 trắng và P AaBb là đỏ

→ A-B- = A-bb = aaB- = đỏ và aabb = trắng

Vậy qui luật chi phối ở đây là tương tác cộng gộp. có 4 alen lặn thì sẽ cho kiểu hình màu trắng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Tỉ lệ phân li kiểu hình nào đặc trưng cho tương tác át chế?

  1. 15:1, 9:3:3:1.
  2. 12:3:1, 9:3:4, 9:6:1.
  3. 12:3:1, 9:6:1.
  4. 12:3:1, 13:3.

Đáp án:

Kiểu tương tác bổ sung (bổ trợ): 9:6:1, 9:7, 9:3:3:1.

Kiểu tương tác át chế: 13:3, 12:3:1, 9:3:4.

Kiểu tương tác cộng gộp: 15:1, 1:4:6:4:1.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Tỉ lệ phân li kiểu hình nào không phải là đặc trưng cho tương tác át chế?

  1. 15:1.
  2. 9:3:4
  3. 12:3:1
  4. 13:3.

Đáp án:

Kiểu tương tác bổ sung (bổ trợ): 9:6:1, 9:7, 9:3:3:1.

Kiểu tương tác át chế: 13:3, 12:3:1, 9:3:4.

Kiểu tương tác cộng gộp: 15:1, 1:4:6:4:1.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu(hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là

  1. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng. 
  2. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng.
  3. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. 
  4. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng

Đáp án:

A quy định màu đỏ, a quy định màu tím

B-  Có màu, b không màu

→ A-B = màu đỏ

→ A- bb = aabb = màu trắng

→ aaB- màu tím

PL : AaBb  x AaBb = ( 3 A- : 1 aa)( 3 B- : 1 bb) = 9 A- B : 3 A- bb: 3 aaB- : 1 aabb

→ 9 đỏ : 3 tím : 4 trắng .

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tác động của 2 gen A và B theo sơ đồ :

Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Gen a và gen b là các bản sao đột biến, không tạo được enzim tương ứng có các chức năng. Biết hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây AaBb tự thụ phấn được F1 thì tỷ lệ kiểu hình ở đời F1 là:

  1. 9 đỏ: 6 vàng: 1 trắng
  2. 12 đỏ: 3 vàng: 1 trắng
  3. 9 đỏ: 3 trắng: 4 vàng
  4. 9 đỏ: 3 vàng: 4 trắng

Đáp án:

Theo sơ đồ ta thấy gen a ức chế hình thành màu hoa vàng và đỏ.

Quy ước gen a át chế B và b, A không át chế B và b

B: hoa đỏ; b : hoa vàng

Phép lai AaBb x AaBb => 9A-B- : hoa đỏ; 3A-bb : hoa vàng; 4aa-: hoa trắng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tương tác của hai gen A và B theo sơ đồ:

Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Gen a và b không có khả năng đó, hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cho cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn được F1, các cây F1 giao phấn tự do được F2. trong số các cây hoa đỏ ở F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ:

  1. 1/9
  2. 1/8
  3. 1/4
  4. 3/7

Đáp án:

Quy ước:

A-B- đỏ; A-bb/aaB-/aabb: trắng

P: AaBb × AaBb → hoa đỏ: (1AA:2Aa)(1BB:2Bb)

Trong số cây hoa đỏ, cây thuần chủng chiếm tỷ lệ: 1/9

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Một loài thực vật ,nếu có cả 2 gen trội A và B trong cùng cho kiểu hình quả tròn, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình quả dài. Cho cây dị hợp tử 2 cặp gen lai phân tích, theo lý thuyết thì kết quả phân ly kiểu hình ở đời con là

  1. 100% quả tròn
  2. 3 quả tròn: 1 quả dài
  3. 1 quả tròn: 1 quả dài
  4. 1 quả tròn: 3 quả dài

Đáp án:

AaBb × aabb → AaBb : Aabb : aaBb : aabb

Tỷ lệ: 1 quả tròn : 3 quả dài

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là

  1. 1/16
  2. 81/256
  3. 1/81
  4. 16/81

Đáp án:

Phân li theo tỉ lệ: 9 đỏ : 7 trắng

  A- B đỏ

  A- bb = aaB- = aabb = trắng

Xét các cây hoa đỏ có tỉ lệ các kiểu gen như sau:

            1 AABB : 2AaBB : 4 AaBb : 2AABb

Cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn là: aabb

Cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn chỉ xuất hiện trong phép lai của hai cá thể có kiểu gen AaBb.

Tỉ lệ xuất hiện cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn là: 4/9×4/9×1/16=1/81

Đáp án cần chọn là: C

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học