Kiến thức trọng tâm Sinh học 12 Bài 31: Tiến hóa lớn
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Sinh học lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Sinh học 12 Bài 31: Tiến hóa lớn theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Sinh học 12.
A. Lý thuyết bài học
- Tiến hoá nhỏ: là quá trình biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác dẫn đến hình thành loài mới
- Tiến hoá lớn: là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài (họ, bộ, lớp …) diễn ra trên qui mô lớn, trong thời gian lịch sử dài.
I. TIẾN HÓA LỚN VÀ VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG
- Tiến hóa lớn nghiên cứu về quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài và mối quan hệ tiến hóa giữa các loài giúp làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của toàn bộ sinh giới trên trái đất.
- Sự phân loại đó dựa trên sự giống nhau về các đặc điểm hình thái, hóa sinh và sinh học phân tử giúp chúng ta có thể phát họa nên cây phát sinh chủng loại.
- Dựa trên một số đặc điểm chung nhất định: nhiều loài → chi ; nhiều chi → họ; nhiều họ → bộ; nhiều bộ → lớp...
- Tốc độ tiến hóa hình thành loài ở các nhóm sinh vật khác nhau là khác nhau
- Nghiên cứu về tiến hóa lớn cho thấy một số chiều hướng tiến hóa khác nhau như:
+ Các loài sinh vật đều được tiến hóa từ tổ tiên chung theo kiểu tiến hóa phân nhánh tạo nên một thế giới sinh vật vô cùng đa dạng. Sự đa dạng về các loài có được là do tích lũy dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành các loài
+ Một số nhóm sinh vật đã tiến hóa theo hướng tăng dần mức độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. Một số khác lại tiến hóa theo hướng đơn giản hóa mức độ tổ chức của cơ thể thích nghi với môi trường. Một số nhóm sinh vật như các loài vi khuẩn,vẫn giữ nguyên cấu trúc đơn bào nhưng tiến hóa theo hướng đa dạng hóa các hình thức chuyển hóa vật chất thích nghi cao độ với các môi trường sống khác nhau.
II. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TIẾN HÓA
- Năm 1988, ông Borax và các cộng sự đã làm thí nghiệm với tảo lục đơn bào, Chlorella vulgaris. Họ đã nuôi tảo trong môi trường có loài thiên địch chuyên ăn tảo. Sau một vài thế hệ, trong môi trường đã xuất hiện các khối tế bào hình cầu và sau 20 thế hệ hầu hết các tập hợp hình cầu bao gồm 8 tế bào. Sau 100 thế hệ, các tập hợp 8 tế bào hình cầu chiếm tuyệt đại đa số. Như vậy dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên các tế bào đã có khả năng tập họp nhau lại để tránh sự tiêu diệt của kẻ thù. Đây được xem là bước đầu tiên tạo tiền đề cho sự hình thành các cơ thể đa bào.
- Những thành tựu về sinh học phân tử và sinh học phát triển cho chúng ta thấy chỉ cần đột biến ở một số gen điều hòa có thể dẫn đến sự xuất hiện các đặc điểm hình thái hoàn toàn mới.
Ví dụ: đột biến làm đóng mở các gen nhầm thời điểm, nhầm vị trí cũng có thể tạo nên những đặc điểm hình thái bất thường (ruồi giấm 4 cánh, sự phát triển không giống nhau của các cơ quan giống nhau trên cơ thể tinh tinh và người).
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa lớn?
- Diễn ra trong phạm vi của loài với quy mô nhỏ
- Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
- Diễn ra trong thời gian lịch sử dài
- Hình thành các đơn vị phân loại trên loài
Đáp án:
Tiến hóa lớn có kết quả là hình thành các đơn vị trên loài, không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm, và diễn ra trong thời gian lịch sử dài.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Nhận xét nào dưới đây về quá trình tiến hoá là không đúng
- Sự tiến hoá của các loài trong sinh giới đã diễn ra theo cùng một hướng với nhịp
- Quá trình tiến hoá lớn đã diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm từ một nguồn
- Hiện tượng đồng quy tính trạng đã tạo ra một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau
- Toàn bộ loài sinh vật đa dạng phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung
Đáp án:
A sai, Sự tiến hoá của các loài trong sinh giới đã diễn ra theo nhiều hướng, tốc độ khác nhau.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự
- Chi → họ → lớp → bộ → ngành → giới.
- Họ →chi → bộ → lớp → ngành → giới.
- Chi → họ → bộ → lớp → ngành → giới.
- Chi → bộ → họ → lớp → ngành → giới
Đáp án:
Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự: Chi → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự từ lớn đến nhỏ
- Giới → ngành → lớp → bộ→ họ → chi
- Giới → ngành → bộ → lớp → họ → chi
- Giới → ngành → lớp → bộ → chi → họ.
- Chi → họ → bộ → lớp → ngành → giới
Đáp án:
Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự: Giới → ngành → lớp → bộ→ họ → chi
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định:
- Quá trình đột biến
- Quá trình giao phối
- Quá trình chọn lọc tự nhiên
- Quá trình phân li tính trạng
Đáp án:
Từ một loài ban đầu, theo con đường phân li tính trạng hình thành nhiều nòi khác nhau rồi đến nhiều loài khác nhau. Trong quá trình tiến hóa có rất nhiều loài bị tiêu diệt.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Trong việc giải thích nguồn gốc chung các loài, quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định?
- Hình thành loài mới
- Chọn lọc tự nhiên
- Hình thành đặc điểm thích nghi
- Đột biến
Đáp án:
Trong việc giải thích nguồn gốc chung các loài, quá trình hình thành loài mới đóng vai trò quyết định
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Vì sao có sự song song tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao?
- Vì trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng hoặc đơn giản hoá tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triển.
- Vì các sinh vật có tổ chức thấp vẫn không ngừng phát sinh.
- Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển.
- Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về năng lượng cho các hoạt động sống.
Đáp án:
Trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng hoặc đơn giản hoá tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triể
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Ngày nay vẫn còn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh nhóm sinh vật có tổ chức cao vì
- Nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm
- Tổ chức của cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống được tồn tại
- Cường độ chọn lọc tự nhiên không giống nhau trong từng hoàn cảnh sống
- Nguồn thức ăn của nhóm tổ chức thấp rất phong phú
Đáp án:
Ngày nay vẫn còn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh nhóm sinh vật có tổ chức cao vì tổ chức của cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống được tồn tại
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Sinh giới đã tiến hoá theo chiều hướng
- Sinh giới ngày càng đa dạng và phong phú
- Sinh giới có tổ chức ngày càng cao
- Sinh giới thích nghi ngày càng hợp lí
- Tất cả đều đúng
Đáp án:
Sinh giới đã tiến hoá theo cả 3 chiều hướng:
- Ngày càng đa dạng và phong phú
- Có tổ chức ngày càng cao
- Thích nghi ngày càng hợp lí
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Sinh giới đã không tiến hoá theo chiều hướng nào dưới đây?
- Ngày càng đa dạng và phong phú
- Ngày càng phức tạp
- Thích nghi ngày càng hợp lí
- Có tổ chức ngày càng cao
Đáp án:
Sinh giới đã tiến hoá theo cả 3 chiều hướng:
- Ngày càng đa dạng và phong phú
- Có tổ chức ngày càng cao
- Thích nghi ngày càng hợp lí
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là
- Ngày càng đa dạng và phong phú.
- Tổ chức ngày càng cao.
- Thích nghi ngày càng hợp lý.
- Lượng ADN ngày càng tăng
Đáp án:
Sự thích nghi ngày càng hợp lí là hướng tiến hóa cơ bản nhất vì: Trong những điều kiện xác định, có những sinh vật vẫn duy trì tổ chức nguyên thủy hoặc đơn giản hóa tổ chức vẫn tồn tại và phát triển được, điều này giải thích vì sao ngày nay có sự song song tồn tại những nhóm có tổ chức thấp bên cạnh những nhóm có tổ chức cao. Sự tiến hóa của mỗi nhóm trong sinh giới đã diễn ra theo con đường cụ thể khác nhau và với những nhịp điệu khác nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học là
- Phân hoá ngày càng đa dạng
- Tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp
- Thích nghi ngày càng hợp lí
- Phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện
Đáp án:
Đặc điểm cơ bản giúp ta nhận biết sự tiến hoá sinh học là tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Các loài vi khuẩn qua hàng tỉ năm vẫn không tiến hoá thành các loài đa bào vì
- Hệ gen của chúng quá đơn giản nên không tiến hoá được.
- Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.
- Vi khuẩn có thể sinh bào tử để chống lại điều kiện bất lợi.
- Vi khuẩn ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên
Đáp án:
Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Các loài vi khuẩn qua hàng tỉ năm vẫn giữ cấu trúc cơ thể đơn bào đơn giản vì
- Hệ gen của chúng quá đơn giản nên không tiến hoá được.
- Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.
- Chúng trao đổi chất dinh dưỡng và sinh trưởng nhanh.
- Cả B và C
Đáp án:
Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, trao đổi chất dinh dưỡng và sinh trưởng nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Nhóm sinh vật nào tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể?
- Động vật có xương sống.
- Sinh vật sống cộng sinh.
- Sinh vật sống kí sinh.
- Sinh vật nhân sơ.
Đáp án:
Sinh vật sống kí sinh tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Nhóm sinh vật nào tiến hoá theo hướng tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp?
- Động vật có xương sống.
- Sinh vật sống cộng sinh.
- Sinh vật sống kí sinh.
- Sinh vật nhân sơ
Đáp án:
Động vật có xương sống tiến hoá theo hướng tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Tiến hóa lớn là?
- quá trình biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
- quá trình hình thành loài
- quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài
- quá trình hình thành quần thể thích nghi
Đáp án:
Tiến hoá lớn: là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài (chi, họ, bộ, lớp, ngành…) diễn ra trên qui mô lớn, trong thời gian lịch sử dài.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng
- Hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.
- Đào thải các biến dị mà con người không ưa thích.
- Tích lũy các biến dị đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của loài người
- Hình thành những loài mới từ một loài ban đầu, các loài này được phân loại học xếp vào cùng một chi.
Đáp án:
Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng : hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.
D đúng một phần nhưng chưa đủ do thực hiện trên qui mô rộng lớn nên sẽ tạo ra được nhiều phân loại hơn
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Tiến hóa lớn được nghiên cứu dựa trên cơ sở nào?
- Dựa trên các thực nghiệm khoa học
- Dựa trên nghiên cứu hóa thạch và lịch sử hình thành sinh giới
- Dựa trên các nghiên cứu phân loại thông qua đặc điểm hình thái, hóa sinh, sinh học phân tử...
- Cả B và C
Đáp án:
Tiến hoá lớn được nghiên cứu trên cơ sở của các hóa thạch, lịch sử hình thành sinh giới và các nghiên cứu phân loại học.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Tiến hóa lớn dựa trên cơ sở nghiên cứu nào?
1. Các thực nghiệm khoa học
2. Nghiên cứu hóa thạch và lịch sử hình thành sinh giới
3. Nghiên cứu phân loại học thông qua đặc điểm hình thái, hóa sinh, sinh học phân tử...
- 1, 2
- 2, 3
- 1, 3
- 1, 2, 3
Đáp án:
Tiến hoá lớn được nghiên cứu trên cơ sở của các hóa thạch, lịch sử hình thành sinh giới và các nghiên cứu phân loại học thông qua đặc điểm hình thái, hóa sinh, sinh học phân tử...
Đáp án cần chọn là: B
C. Giải bài tập sgk
Xem thêm các bài học Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
- Sinh học 12 Bài 32: Nguồn gốc sự sống
- Sinh học 12 Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
- Sinh học 12 Bài 34: Sự phát sinh loài người
- Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều