Trắc nghiệm Sinh học 12 ôn thi Tốt nghiệp 2025

Nhằm mục đích giúp học sinh có thêm tài liệu ôn luyện trắc nghiệm Sinh 12 ôn thi Tốt nghiệp THPT năm 2025, bộ 1500 Câu hỏi trắc nghiệm Sinh 12 có đáp án chương trình sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều với đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 này sẽ giúp học sinh nắm vững, củng cố và ôn tập trắc nghiệm để đạt điểm cao trong các bài thi môn Sinh học 12.




Lưu trữ: Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 (sách cũ)

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1 có đáp án

A/ BÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN

Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

  1. Anticodon.
  2. Gen.
  3. Mã di truyền.
  4. Codon.

Câu 2: Gen là một đoạn của phân tử ADN

  1. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
  2. mang thông tin di truyền của các loài.
  3. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
  4. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.

Câu 3: Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là

  1. Một phân tử protein
  2. Một phân tử mARN
  3. Một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN
  4. Một phân tử protein hay 1 phân tử ARN

Câu 4: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nào:

  1. Guanin(G).
  2. Uraxin(U).
  3. Ađênin(A).
  4. Timin(T).

Câu 5: ADN không được cấu tạo từ các loại nuclêôtit nào:

  1. A, T, G, X.
  2. G, X
  3. A, U, G, X.
  4. A, T

Câu 6: Timin là nucleotit cấu tạo nên phân tử nào sau đây:

  1. ADN
  2. mARN
  3. ARN 
  4. Protein

Câu 7: Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit là 3’AGXTTAGXA5’. Trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn Gen trên là:

  1. 3’TXGAATXGT5’
  2. 5’AGXTTAGXA3’
  3. 5’TXGAATXGT3’
  4. 5’UXGAAUXGU3’

Câu 8: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là

  1. 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.  
  2. 5'...GTTGAAAXXXXT...3'.
  3. 5'...AAAGTTAXXGGT...3'.  
  4. 5'...GGXXAATGGGGA...3'.

Câu 9: Mạch thứ nhất của gen có trình tự nuclêôtít là 3’AAAXXAGGGTGX 5’. Tỉ lệBÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ GEN VÀ MÃ DI TRUYỀNở mạch thứ 2 của gen là?

  1. 1/4
  2. 1
  3. 1/2
  4. 2

Câu 10: Người ta sử dụng 1 chuỗi polinucleotit có tỉ lệ (A+G)/(T+X)=4 để tổng hợp một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chuỗi polinucleotit này.Trong tổng số nucleotit tự do mà môi trường nội bào cung cấp có số loại (T+X) chiếm:

  1. 4/5
  2. 1/5      
  3. 1/4
  4. 3/4

B/ CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ GEN

Câu 1: Một gen có chiều dài L, đâu là công thức thể hiện liên hệ giữa chiều dài gen và tổng số nuclêôtit của gen:

  1. L = N×2
  2. L =BÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN×2
  3. L = N×3,4×2
  4. L =BÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN×3,4

Câu 2: Một gen có tổng số nuclêôtit là N, đâu là công thức thể hiện liên hệ giữa chiều dài gen và tổng số nuclêôtit của gen:

  1. L=N×2
  2. L=BÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN×2
  3. L=N×3,4×2
  4. L=BÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN×3,4

Câu 3: Một gen có chiều dài L, đâu là công thức tính tổng số nuclêôtit của gen:

  1. N=L×2
  2. N=BÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN×2
  3. N=L×3,4×2
  4. N=BÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN×3,4

Câu 4: Một gen có chiều dài L, công thức nào có thể tính được tổng số nuclêôtit của gen:

  1. N=L:2
  2. N=BÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN:2
  3. N=L×3,4:2
  4. N=BÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN×2

Câu 5: Một gen có chiều dài 5100Å có tổng số nuclêôtit là

  1. 3000
  2. 3600
  3. 2400
  4. 4200

Câu 6: Một gen có chiều dài 4080 Å có tổng số nuclêôtit là

  1. 3000
  2. 3600
  3. 2400
  4. 4200

Câu 7: Mạch thứ nhất của gen có 10%A, 20%T; mạch thứ hai có tổng số nuclêôtit G với X là 910. Chiều dài của gen (được tính bằng nanomet) là:

  1. 4420
  2. 884
  3. 442
  4. 8840

Câu 8: Mạch thứ nhất của gen có 10%A, 20% T; mạch thứ hai có tổng số nuclêôtit G với X là 1820. Chiều dài của gen (được tính bằng nanomet) là:

  1. 4420
  2. 884
  3. 442
  4. 8840

Câu 9: Trên mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa X với A bằng 10% và giữa G với X bằng 20% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch thứ hai của gen có G = 300 nuclêôtit và hiệu số giữa A với G bằng 10% số nuclêôtit của mạch. Chiều dài của gen bằng

  1. 2550 µm
  2. 0,255 µm
  3. 0,51 µm
  4. 5100 µm

Câu 10: Một gen có số nuclêôtit N, đâu là công thức thể hiện tính khối lượng trung bình của gen từ tổng số nuclêôtit của gen:

  1. N=M×300
  2. M=N/2×300
  3. M=N×300
  4. M=N/300

Câu 1: Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôdon)?

  1. mARN
  2. ADN
  3. tARN
  4. rARN

Câu 2: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

  1. anticodon.           
  2. triplet.
  3. axit amin.   
  4. codon.

Câu 3: Bộ ba đối mã (anticôđon) là bộ ba có trên

  1. phân tử tARN
  2. mạch gốc của gen
  3. phân tử rARN
  4. phân tử mARN

Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng nào sau đây?

  1. Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.
  2. Phân giải prôtêin.
  3. Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
  4. Cấu tạo nên ribôxôm

Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, ARN đảm nhận chức năng nào sau đây?

  1. Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.
  2. Cấu tạo nên ribôxôm.
  3. Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
  4. Cả ba chức năng trên

Câu 6: Cho các đặc điểm:

1. Được cấu tạo bởi một mạch poliribônuclêôtit.

2.  Đơn phân là adenine, timin, guanin, xitorin.

3. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

4. Trong cấu tạo có uraxin mà không có timin.

Số đặc điểm chung có cả ở 3 loại ARN là

  1. 4
  2. 2
  3. 1  
  4. 3

Câu 7: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm chung của ba loại ARN là tARN, mARN, rARN?

1. Chỉ gồm một chuỗi polinucleotid.
2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
3. Các đơn phân có thể liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
4. Có 4 loại đơn phân.

Phương án đúng:

  1. 4
  2. 2
  3. 3
  4. 1

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

  1. mARN có cấu trúc mạch kép, vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
  2. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X
  3. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X
  4. mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X

Câu 9: mARN không có đặc điểm nào dưới đây?

  1. có cấu trúc mạch đơn.
  2. gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
  3. gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
  4. có cấu trúc mạch thẳng.

Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng về tARN?

  1. Thành phần chính cấu trúc nên ribôxôm
  2. Có đầu 5' liên kết với axit amin
  3. Chỉ có cấu trúc mạch đơn
  4. Mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao trên mARN

Câu 11: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về tARN?

  1. Mỗi phần tử tARN có thể mang nhiều loại axit amin khác nhau.
  2. Đầu 3’AXX 5’ mang axit amin.
  3. Trong phần tử tARN có liên kết cộng hóa trị và liên kết hiđrô.
  4. Có cấu trúc dạng thùy.

Câu 12: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:

  1. Prôtêin
  2. ADN
  3. ARN
  4. ADN và ARN

Câu 13: Có thế gọi phiên mã là quá trình tổng hợp:

  1. mARN
  2. rARN
  3. tARN
  4. ARN

Câu 14: Quá trình tổng hợp ARN dựa vào khuôn mẫu của ADN được gọi là:

  1. Quá trình giải mã
  2. Quá trình dịch mã
  3. Quá trình tái bản
  4. Quá trình phiên mã

Câu 15: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của

  1. mARN.
  2. tARN
  3. Mạch mã hoá.
  4. Mạch mã gốc

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 3 có đáp án

Câu 1: Điều hòa hoạt động gen chính là

  1. Điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra
  2. Điều hòa lượng mARN
  3. Điều hòa lượng tARN
  4. Điều hòa lượng rARN

Câu 2: Điều hòa hoạt động của gen chính là:

  1. Điều hòa lượng mARN, tARN, rARN tạo ra để tham gia tổng hợp protein.
  2. Điều hòa lượng enzim tạo ra để tham gia tổng hợp protein.
  3. Điều hòa lượng sản phẩm của gen đó được tạo ra.
  4. Điều hòa lượng ATP cần thiết cho quá trình tổng hợp protein.

Câu 3: Sự biểu hiện điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở cấp độ:

  1. Phiên mã
  2. Sau phiên mã
  3. Trước phiên mã
  4. Dịch mã

Câu 4: Ở tế bào nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen xảy ra chủ yếu ở mức độ:

  1. Từ trước phiên mã đến sau dịch mã
  2. Phiên mã
  3. Dịch mã
  4. Ở giai đoạn trước phiên mã

Câu 5: Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:

  1. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
  2. Vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P).
  3. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O).
  4. Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P).

Câu 6: Trình tự các thành phần của một Opêron gồm :

  1. Vùng vận hành - Vùng khởi động - Nhóm gen cấu trúc
  2. Nhóm gen cấu trúc - Vùng vận hành - Vùng khởi động
  3. Vùng khởi động - Vùng vận hành - Nhóm gen cấu trúc
  4. Nhóm gen cấu trúc - Vùng khởi động - Vùng vận hành

Câu 7: Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của opêron Lac ở E.coli?

  1. Gen điều hoà
  2. Nhóm gen cấu trúc
  3. Vùng vận hành (O)
  4. Vùng khởi động (P)

Câu 8: Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?

  1. Vùng khởi động của gen điều hòa.
  2. Gen Y của opêron.
  3. Vùng vận hành của opêron. 
  4. Gen Z của opêron.

Câu 9: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, kí hiệu O (operator) là:

  1. Vùng khởi động.
  2. Vùng kết thúc.
  3. Vùng mã hoá
  4. Vùng vận hành.

Câu 10: Operator (viết tắt: O) là:

  1. Cụm gen cấu trúc liên quan về chức năng
  2. Vùng vận hành có thể liên kết prôtêin ức chế
  3. Vùng điều hòa đầu gen nơi khởi đầu phiên mã
  4. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế

Câu 11: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, vùng vận hành được kí hiệu là:

  1. O (operator)
  2. P (promoter)
  3. Z, Y, Z
  4. R

Câu 12: Trên sơ đồ cấu tạo của opêron Lac ở E. coli, vùng khởi động được kí hiệu là:

  1. O (operator)
  2. P (promoter)
  3. Z, Y, Z
  4. R

Câu 13: Vùng khởi động (vùng P hay promotor) của Operon là

  1. nơi ARN polymerase bám vào và khởi động quá trình phiên mã.
  2. vùng mã hóa cho prôtêin trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào.
  3. vùng gen mã hóa prôtêin ức chế.
  4. trình tự nuclêôtit đặc biệt, nơi liên kết của protein ức chế.

Câu 14: Tín hiệu điều hòa hoạt động gen của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli là:

  1. Prôtêin ức chế.
  2. Đường lactozơ.
  3. Enzim ADN-polimeraza.
  4. Đường mantôzơ.

Câu 15: Chất nào đóng vai trò như tín hiệu điều hòa hoạt động gen của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli là:         

  1. mARN.
  2. Enzim ARN-polimeraza.
  3. Đường lactozơ.     
  4. Prôtêin ức chế.    

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học