Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Để giúp học sinh có thêm tài liệu ôn trắc nghiệm Sinh 12 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 40 có đáp án mới nhất đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

A/ QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ

Câu 1: Rừng mưa nhiệt đới là:

  1. Một loài
  2. Một quần thể
  3. Một giới
  4. Một quần xã

Câu 2: Tất cả các loài sinh vật sống trong một đầm nước nông đang bị bồi cạn thuộc về một:

  1. Quần xã sinh vật.
  2. Quần xã các loài sinh vật dị dưỡng.
  3. Nhóm sinh vật tiêu thụ.
  4. Nhóm sinh vật phân giải.

Câu 3: Thành phần không thuộc quần xã là

  1. Sinh vật phân giải
  2. Sinh vật tiêu thụ.
  3. Sinh vật sản xuất.
  4. Xác sinh vật, chất hữu cơ.

Câu 4: Thành phần thuộc quần xã là

  1. Sinh vật phân giải.
  2. Sinh vật tiêu thụ.
  3. Sinh vật sản xuất.
  4. Cả A, B và C.

Câu 5: Đặc trưng nào sau đây là của quần xã sinh vật?

  1. Kiểu tăng trưởng.
  2. Nhóm tuổi.
  3. Thành phần loài.
  4. Mật độ cá thể.

Câu 6: Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng của quần xã sinh vật? 

(1) Mật độ cá thể. 

(2) Loài ưu thế 

(3) Loài đặc trưng 

(4) Nhóm tuổi

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 7: Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Các quần xã sinh vật khác nhau nhưng có độ đa dạng giống nhau.
  2. Số lượng loài trong quần xã là một chỉ tiêu biểu thị độ đa dạng của quần xã đó.
  3. Quần xã có độ đa dạng cao khi có số lượng loài lớn và số cá thể của mỗi loài thấp.
  4. Mức độ đa dạng của quần xã không biểu thị sự ổn định hay suy thoái của quần xã.

Câu 8: Khẳng định nào sau đây không đúng?

  1. Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất định, khác với quần xã khác.
  2. Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở vùng nhiệt đới.
  3. Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, sự thay đổi môi trường vô sinh.
  4. Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu.

Câu 9: Giả sử trong rừng số lượng các loài chim phụ thuộc vào sự phân tầng của thực vật. Khu hệ sinh vật nào sau đây có số lượng loài chim nhiều nhất?

  1. Savan.
  2. Rừng rụng lá ôn đới.
  3. Rừng mưa nhiệt đới.
  4. Đồng cỏ ôn đới.

Câu 10: Giả sử trong rừng số lượng các loài chim phụ thuộc vào sự phân tầng của thực vật. Khu hệ sinh vật nào sau đây có số lượng loài chim ít nhất?

  1. Rừng lá kim.
  2. Rừng rụng lá ôn đới.
  3. Rừng mưa nhiệt đới.
  4. Đồng cỏ ôn đới.

Câu 11: Trong quần xã sinh vật, loài có số lượng cá thể nhiều và hoạt động mạnh được gọi là.

  1. Loài đặc trưng
  2. Loài đặc hữu
  3. Loài ưu thế   
  4. Loài ngẫu nhiên

Câu 12: Loài ưu thế là loài

  1. Luôn có kích thước cá thể lớn hơn các cá thể của các loài khác trong quần xã sinh vật.
  2. Đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh.
  3. Chỉ có ở một quần xã nhất định mà không có ở các quần xã khác.
  4. Chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn và vai trò quan trọng hơn loài khác.

Câu 13: Các sinh vật trong quần xã phân bố

  1. Theo chiều thẳng đứng và chiều ngang
  2. Đồng đều và theo nhóm.
  3. Ngẫu nhiên và đồng đều.
  4. Theo chiều thẳng đứng và theo nhóm.

Câu 14: Các sinh vật trong quần xã phân bố

  1. Theo chiều thẳng đứng.
  2. Theo chiều ngang.
  3. Theo nhóm.
  4. Cả A và B.

Câu 15: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã

  1. Do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau
  2. Để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
  3. Để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau và tăng không gian phân bố của các cá thể sinh vật.
  4. Để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích và tạo ra sự giao thoa ổ sinh thái giữa các quần thể sinh vật.

Câu 16: Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?

  1. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng
  2. Do nhu cầu sống khác nhau
  3. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
  4. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài

Câu 17: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa gì?

  1. Tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự canh tranh giữa các quần thể.
  2. Giảm mức độ canh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
  3. Giảm khả năng tận dụng nguồn sống, tăng sự canh tranh giữa các quần thể.
  4. Giảm mức độ canh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.

Câu 18: Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng

  1. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
  2. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống.
  3. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống.
  4. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống.

Câu 19: Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

  1. giới động vật
  2. giới thực vật
  3. giới nấm
  4. giới nhân sơ (vi khuẩn)

Câu 20: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài ưu thế là:

  1. cỏ
  2. trâu bò
  3. sâu ăn cỏ
  4. bướm

Câu 21: Cho các nhóm sinh vật sau: 

(1). Thực vật có hạt trong các quần xã trên cạn 

(2). Cây tràm trong quần xã rừng U Minh 

(3). Bò rừng Bizông sống trong các quần xã ở đồng cỏ Bắc Mĩ 

(4). Cây cọ trong quần xã vùng đồi Phú Thọ 

(5). Cây lau, cây lách thường gặp trong các quần xã rừng mưa nhiệt đới 

Dạng sinh vật nào thuộc loài ưu thế?

  1. (5)
  2. (1), (3) và (5)
  3. (2), (4) và (5)
  4. (1) và (3)

Câu 22: Thảm thực vật của rừng mưa nhiệt đới được phân thành 4 tầng như sau: 

1. Tầng thảm xanh 

2. Tầng tán rừng 

3. Tầng vượt tán 

4. Tầng dưới tán rừng 

Thứ tự nào sau đây của các tầng nêu trên là đúng, nếu tính từ dưới lên?

  1. 2-1-3-4
  2. 1-4-2-3
  3. 3-2-1-4
  4. 1-2-3-4

Câu 23: Thảm thực vật của rừng mưa nhiệt đới được phân thành 4 tầng như sau: 

1. Tầng thảm xanh; 

2. Tầng tán rừng; 

3. Tầng vượt tán; 

4. Tầng dưới tán rừng. 

Thứ tự nào sau đây của các tầng nêu trên là đúng, nếu tính từ trên xuống?

  1. 2-1-3-4. 
  2. 3-2-1-4. 
  3. 3-2-4-1
  4. 1-2-3-4.

B/ QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT

Câu 1: Trong một ao cá, mối quan hệ có thể xảy ra khi hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là

  1. Vật ăn thịt con mồi           
  2. Ức chế - cảm nhiễm
  3. Cạnh tranh   
  4. Kí sinh

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự cạnh tranh giữa các loài là do chúng

  1. cùng sống trong một nơi ở.
  2. có ổ sinh thái trùng lặp nhau.
  3. có mùa sinh sản trùng nhau
  4. có thời gian hoạt động kiếm ăn trùng nhau.

Câu 3: Trong quần xã sinh vật, những mối quan hệ nào sau đây một loài được lợi và loài kia bị hại?

  1. Sinh vật này ăn sinh vật khác, ức chế cảm nhiễm
  2. Kí sinh vật chủ, sinh vật này ăn sinh vật khác
  3. Kí sinh vật chủ, ức chế cảm nhiễm
  4. Ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh

Câu 4: Trong quần xã, các mối quan hệ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác gồm:

  1. Cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, hội sinh.
  2. Cộng sinh, hợp tác, kí sinh - vật chủ.
  3. Cộng sinh, cạnh tranh, hội sinh.
  4. Cộng sinh, hợp tác, hội sinh.

Câu 5: Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và không nhất thiết phải xảy ra là

  1. quan hệ hợp tác
  2. quan hệ cộng sinh
  3. quan hệ hội sinh
  4. quan hệ kí sinh.

Câu 6: Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và cần thiết phải xảy ra là

  1. quan hệ hợp tác.
  2. quan hệ cộng sinh
  3. quan hệ hội sinh
  4. quan hệ kí sinh.

Câu 7: Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài có lợi? 

1. Cây tỏi tiết chất gây ức chế  hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh. 

2. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ. 

3. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng 

4. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn 

5. Cá ép sống bám trên cá lớn.

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 8: Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài được lợi? 

(1) Cú và chồn cùng hoạt động vào ban đêm và sử dụng chuột làm thức ăn. 

(2) Cây tỏi tiết chất ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh 

(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ 

(4) Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng 

(5) Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn 

(6) Cá ép sống bám trên cá lớn

  1. 5
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Câu 9: Sắp xếp các mối quan hệ sau theo nguyên tắc: Mối quan hệ chỉ có loài có lợi → Mối quan hệ có loài bị hại → Mối quan hệ có nhiều loài bị hại. 

1. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá. 

2. Chim mỏ đỏ và linh dương. 

3. Cá ép sống bám cá lớn. 

4. Cú và chồn. 

5. Cây nắp ấm bắt ruồi.

  1. (2) → (3) → (5) → (4) → (1)
  2. (2) → (1) → (5) → (3) → (4).
  3. (2) → (3) → (5) → (1) → (4).
  4. (3) → (2) → (5) → (1) → (4).

Câu 10: Xét các mối quan hệ sinh thái 

1. Cộng sinh 

2. Vật kí sinh – vật chủ 

3. Hội sinh

4. Hợp tác 

5. Vật ăn thịt và con mồi 

6. Từ những mối quan hệ sinh thái này, xếp theo thứ tự tăng cường tính đối kháng ta có:

  1. 1, 4, 5, 3, 2
  2. 1, 4, 3, 2, 5
  3. 5, 1, 4, 3, 2
  4. 1, 4, 2, 3, 5

Câu 11: Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm thức ăn. Mối quan hệ giữa các loài đươc  tóm tắt ở hình bên. Khi xác định các mối quan hệ (1), (2), (3), (4), (5), (6) giữa từng cặp loài sinh vật, có 6 kết luận dưới đây. 

(1) Quan hệ giữa ve bét và chim mỏ đỏ là mối quan hệ vật dữ - con mồi 

(2) Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ hợp tác. 

(3) Quan hệ giữa ngựa vằn và côn trùng là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm ( hãm sinh). 

(4) Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ vật dữ - con mồi. 

(5) Quan hệ giữa chim diệc và ngựa vằn là mối quan hệ hội sinh. 

(6) Quan hệ giữa ngựa vằn và ve bét là mối quan hệ ký sinh – vật chủ. 

Số phát biểu đúng là:

  1. 4
  2. 5
  3. 6
  4. 3

Câu 12: Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng? 

(1) Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài. 

(2) Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ. 

(3) Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều chỉnh về mức cân bằng. 

(4) Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. 

(5) Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.

  1. 2
  2. 3
  3. 5
  4. 4

Câu 13: Loài nấm penixilin trong quá trình sống tiết ra kháng sinh penixilin giết chết nhiều loài vi sinh vật và vi khuẩn xung quanh loài nấm đó sinh sống. Ví dụ này minh họa mối quan hệ

  1. cạnh tranh.  
  2. ức chế - cảm nhiễm.
  3. hội sinh.   
  4. hợp tác.

Câu 14: Một số loài tảo biển khi nở hoa, gây ra "thủy triều đỏ" làm cho hàng loạt loài động vật không xương sống, cá, chim chết vì nhiễm độc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua chuỗi thức ăn. Ví dụ này minh họa mối quan hệ

  1. cạnh tranh
  2. ức chế cảm nhiễm
  3. hội sinh.
  4. hợp tác

Câu 14: Ở mối quan hệ này nấm Penixilin không được lợi còn các loài vi sinh vật khác bị hại, chất kháng sinh nấm tiết ra vô tình đã gây hại cho VSV khác. Đây là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm. 

QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ

Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ:

  1. Ký sinh và ức chế cảm nhiễm.
  2. Cạnh tranh và vật ăn thịt – con mồi.
  3. Hợp tác và hội sinh.
  4. Ký sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác.

Câu 15: Mối đe dọa của cành từ một cây cao phủ bóng lên một cây bụi khác là một ví dụ cho mối quan hệ nào:

  1. Cạnh tranh
  2. Ức chế - cảm nhiễm.
  3. Cộng sinh.
  4. Hội sinh

Câu 16: Khi nói về sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ- ký sinh và mối quan hệ vật ăn thịt con mồi, phát biểu nào sau đây là đúng ?

  1. Vật ký sinh thường có số lượng ít hươn vật chủ, còn vật ăn  thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi.
  2. Vật ký sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thì giết chết con mồi.
  3. Vật ký sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi.
  4. Trong thiên nhiên, mối quan hệ vật ký sinh – vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ  vật ăn thịt- con mồi không có vai trò đó.

Câu 17: Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.
  2. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học
  3. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.
  4. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ.

Câu 18: Mối quan hệ giữa 2 loài mà một loài có lợi và một loài không bị hại, bao gồm:

  1. Hội sinh và ức chế cảm nhiễm
  2. Ức chế cảm nhiễm và cạnh tranh
  3. Hội sinh và hợp tác
  4. Hội sinh và cộng sinh

Câu 19: Trong quần xã sinh vật, những mối quan hệ nào sau đây một loài được lợi và loài kia bị hại?

  1. Sinh vật này ăn sinh vật khác, ức chế cảm nhiễm
  2. Kí sinh vật chủ, sinh vật này ăn sinh vật khác
  3. Kí sinh vật chủ, ức chế cảm nhiễm
  4. Ức chế cả nhiễm, cạnh tranh

Câu 20: Ví dụ nào sau đây không phải ứng dụng khống chế sinh học?

  1. Nuôi cá để diệt bọ gậy
  2. Dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân hại lúa
  3. Cây bông mang gen kháng sâu bệnh của vi khuẩn
  4. Nuôi mèo để diệt chuột

Câu 21: Ví dụ nào sau đây là ứng dụng khống chế sinh học?

  1. Nuôi cá để diệt bọ gậy
  2. Nuôi ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân hại lúa
  3. Nuôi mèo để bắt chuột
  4. Cả A, B và C

Câu 22: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã?

  1. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ.
  2. Quần thể cá chép và quần thể cá mè.
  3. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào
  4. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo

Câu 23: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể:

  1. cá rô phi và cá chép.       
  2. chim sâu và sâu đo.
  3. ếch đồng và chim sẻ. 
  4. tôm và tép.

Câu 24: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã biểu hiện ở

  1. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ cao phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
  2. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ tối thiểu phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
  3. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) do sự tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
  4. Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định gần phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

Câu 25: Hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị các loài khác kìm hãm ở một mức độ nhất định gọi là hiện tượng

  1. Cạnh tranh giữa các loài
  2. Khống chế sinh học.
  3. Cạnh tranh cùng loài.
  4. Đấu tranh sinh tồn.

Câu 26: Cho các ví dụ 

(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường. 

(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng. 

(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng. 

(4) Nấm sợi và vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y. 

Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là

  1. (2) và (3).
  2. (1) và (4).
  3. (3) và (4).
  4. (1) và (2).

Câu 27: Cho các ví dụ 

(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường. 

(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng. 

(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng. 

(4) Nấm sợi và vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y. 

Những ví dụ thể hiện mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã sinh vật

  1. (2) và (3)
  2. (1) và (4)
  3. (3) và (4).
  4. (1) và (2)

Câu 28: Trong nông nghiệp, người ta ứng dụng khống chế sinh học để phòng trừ sâu hại cây bằng cách sử dụng:

  1. thuốc trừ sâu có nguồn gốc thực vật
  2. thuốc trừ sâu hóa học
  3. bẫy đèn
  4. thiên địch

Câu 29: Người ta ứng dụng khống chế sinh học trong:

  1. bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
  2. sản xuất phân bón
  3. sản xuất chế phẩm sinh học
  4. công nghiệp chế biến thực phẩm

Câu 30: Bảng dưới đây biểu hiện các mối quan hệ giữa 2 loài A và B: Hãy sắp xếp các mối quan hệ trên tương thích với các ví dụ dưới đây.

Bảng dưới đây biểu hiện các mối quan hệ giữa 2 loài A và B:

QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ

Hãy sắp xếp các mối quan hệ trên tương thích với các ví dụ dưới đây.

  1. (1): tảo nở hoa và cá, (2): chim sáo và trâu sừng, (3): vi khuẩn và tảo thành địa y, (4): bò ăn cỏ.
  2. (1): lúa và cây dại, (2): hải quỳ và cua, (3): cây phong lan và cây gỗ, (4): hổ ăn thỏ.
  3. (1): dây tơ hồng bám lên cây khác, (2): rêu bám lên thân cây (3): vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ Đậu (4): loài kiến sống trên cây kiến.
  4. (1): thỏ và chuột (2): nhạn bể và chim cò làm tổ tập đoàn, (3): cá ép sống bám trên cá lớn (4): tảo nở hoa và cá.

Câu 30: Cho các ví dụ 

(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường. 

(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng. 

(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng. 

(4) Nấm sợi và vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y. 

Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là

  1. (2) và (3).
  2. (1) và (4).
  3. (3) và (4).
  4. (1) và (2).

Câu 31: Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến:

  1. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.            
  2. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.    
  3. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã
  4. Sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.

Câu 32: Hiện tượng khống chế sinh học

  1. đảm bảo sự cân bằng sinh thái trong quần xã.
  2. làm cho một loài bị tiêu diệt.
  3. làm cho quần xã chậm phát triển.
  4. làm mất cân bằng sinh thái trong quần xã.

Câu 33: Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lí thuyết, cách nào trong số các cách nêu dưới đây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất:

  1. Thu nhặt, tiêu hủy càng nhiều ổ trứng của chúng càng tốt
  2. Tìm kiếm và tiêu diệt ở tuổi trưởng thành
  3. Nhân nuôi thiên địch (nếu có) và thả vào tự nhiên nơi có ốc bươu vàng sinh sống
  4. Hạn chế nguồn thức ăn của chúng

Câu 34: Để giảm mạnh kích thước quần thể chuột trong thành phố, cách nào trong số các cách sau đây sẽ đem lại hiệu quả cao nhất và kinh tế nhất:

  1. Dùng hoá chất tẩm vào thức ăn để tiêu diệt tất cả các con chuột ở mọi lứa tuổi.
  2. Đặt bẫy để tiêu diệt càng nhiều càng tốt các con chuột đang ở độ tuổi sinh sản.
  3. Cho chuột ăn thức ăn chứa hoá chất để chúng không sinh sản được.
  4. Hạn chế tối đa nguồn thức ăn, chỗ ở của chúng.

Câu 35: Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng về ưu điểm của biện pháp sử dụng loài thiên địch so với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học? 

(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. 

(2) Không gây ô nhiễm môi trường. 

(3) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết. 

(4) Nhanh chóng dấp tắt tất cả các loại bệnh dịch.

  1. 3
  2. 4
  3. 2
  4. 1

Câu 36: Ưu điểm của biện pháp sử dụng loài thiên địch so với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học là?

  1. Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
  2. Không gây ô nhiễm môi trường.
  3. Sản phẩm nông nghiệp không bị tích trữ chất độc hại.
  4. Cả A, B và C.

Bài giảng: Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật - Cô Quỳnh Thư (Giáo viên VietJack)

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 chọn lọc, năm 2023 (có đáp án) hay khác:


Các loạt bài lớp 12 khác