Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2: Phiên mã và dịch mã

Để giúp học sinh có thêm tài liệu ôn trắc nghiệm Sinh 12 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 2 có đáp án mới nhất đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

A/ ARN VÀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ

Câu 1: Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôdon)?

  1. mARN
  2. ADN
  3. tARN
  4. rARN

Câu 2: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

  1. anticodon.           
  2. triplet.
  3. axit amin.   
  4. codon.

Câu 3: Bộ ba đối mã (anticôđon) là bộ ba có trên

  1. phân tử tARN
  2. mạch gốc của gen
  3. phân tử rARN
  4. phân tử mARN

Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, ARN không đảm nhận chức năng nào sau đây?

  1. Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.
  2. Phân giải prôtêin.
  3. Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
  4. Cấu tạo nên ribôxôm

Câu 5: Ở sinh vật nhân thực, ARN đảm nhận chức năng nào sau đây?

  1. Mang axit amin tham gia quá trình dịch mã.
  2. Cấu tạo nên ribôxôm.
  3. Làm khuôn tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
  4. Cả ba chức năng trên

Câu 6: Cho các đặc điểm:

1. Được cấu tạo bởi một mạch poliribônuclêôtit.

2.  Đơn phân là adenine, timin, guanin, xitorin.

3. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

4. Trong cấu tạo có uraxin mà không có timin.

Số đặc điểm chung có cả ở 3 loại ARN là

  1. 4
  2. 2
  3. 1  
  4. 3

Câu 7: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm chung của ba loại ARN là tARN, mARN, rARN?

1. Chỉ gồm một chuỗi polinucleotid.
2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
3. Các đơn phân có thể liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
4. Có 4 loại đơn phân.

Phương án đúng:

  1. 4
  2. 2
  3. 3
  4. 1

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

  1. mARN có cấu trúc mạch kép, vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
  2. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X
  3. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X
  4. mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X

Câu 9: mARN không có đặc điểm nào dưới đây?

  1. có cấu trúc mạch đơn.
  2. gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
  3. gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
  4. có cấu trúc mạch thẳng.

Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng về tARN?

  1. Thành phần chính cấu trúc nên ribôxôm
  2. Có đầu 5' liên kết với axit amin
  3. Chỉ có cấu trúc mạch đơn
  4. Mang bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao trên mARN

Câu 11: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về tARN?

  1. Mỗi phần tử tARN có thể mang nhiều loại axit amin khác nhau.
  2. Đầu 3’AXX 5’ mang axit amin.
  3. Trong phần tử tARN có liên kết cộng hóa trị và liên kết hiđrô.
  4. Có cấu trúc dạng thùy.

Câu 12: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:

  1. Prôtêin
  2. ADN
  3. ARN
  4. ADN và ARN

Câu 13: Có thế gọi phiên mã là quá trình tổng hợp:

  1. mARN
  2. rARN
  3. tARN
  4. ARN

Câu 14: Quá trình tổng hợp ARN dựa vào khuôn mẫu của ADN được gọi là:

  1. Quá trình giải mã
  2. Quá trình dịch mã
  3. Quá trình tái bản
  4. Quá trình phiên mã

Câu 15: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của

  1. mARN.
  2. tARN
  3. Mạch mã hoá.
  4. Mạch mã gốc

Câu 16: Thành phần nào sau đây không tham gia vào quá trình phiên mã?

  1. mARN.
  2. ADN polimeraza.
  3. ADN.
  4. Nuclêôtit.

Câu 17: Loại enzim nào sau đây tham gia vào quá trình phiên mã?

  1. ADN pôlimeraza. 
  2. Ligaza.
  3. ARN pôlimeraza
  4. Restrictaza.

Câu 18: Enzim nào sau đây xúc tác cho quá trình phiên mã?

  1. ARN pôlimeraza.
  2. amilaza.
  3. ADN pôlimeraza 
  4. ligaza

Câu 19: Trong quá trình phiên mã không có sự tham gia trực tiếp của thành phần nào sau đây?

  1. ADN
  2. ADN pôlimeraza.
  3. Các nuclêôtit A, U, G, X
  4. ARN pôlimeraza.

Câu 20: Trong quá trình tổng hợp ARN không xảy ra hiện tượng nào sau đây?

  1. G trên mạch gốc liên kết với X của môi trường nội bào
  2. X trên mạch gốc liên kết với G của môi trường
  3. A trên mạch gốc liên kết với T của môi trường
  4. T trên mạch gốc liên kết với A của môi trường

Câu 21: Trong quá trình tổng hợp ARN xảy ra hiện tượng nào sau đây?

  1. U của môi trường nội bào liên kết với T trên mạch gốc
  2. T của môi trường nội bào liên kết với A trên mạch gốc
  3. A của môi trường nội bào liên kết với U trên mạch gốc
  4. U của môi trường nội bào liên kết với A trên mạch gốc

Câu 22: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:

1.  ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).

2.  ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ – 5’.

3.  ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc của gen có chiều 3’ – 5’ để kéo dài chuỗi polinucleotit.

4.  Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại.

Trình tự đúng của các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã là:

  1. (2) → (3) → (1) → (4)
  2. (1) → (4) → (3) → (2)
  3. (1) → (2) → (3) → (4)
  4. (2) → (1) → (3) → (4)

Câu 23: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:

(1) ARN polimeraza trượt theo chiều 3’ – 5’ trên mạch mã gốc của gen để tổng hợp kéo dài chuỗi polinucleotit.

(2) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí khởi đầu phiên mã.

(3) ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại.

(4) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ – 5’.

Trình tự đúng của các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã là:

  1. (2) → (3) → (1) → (4)
  2. (1) → (4) → (3) → (2)
  3. (1) → (2) → (3) → (4)
  4. (4) → (2) → (1) → (3)

Câu 24: Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực?

(1) Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.  

(2) Enzyme tham gia vào quá trình này là enzyme ARN polimeraza.

(3) Diễn ra chủ yếu trong nhân của tế bào

(4) Quá trình diễn ra theo nguyên tắc bổ sung ( A-U, G-X).

  1. 3
  2. 1
  3. 2
  4. 4

Câu 25: Trong những phát biểu dưới đây về quá trình phiên mã của sinh vật, số phát biểu đúng về quá trình phiên mã của sinh vật nhân thực là

(1) chỉ có một mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã.

(2) enzim ARN polimeraza tổng hợp mARN theo chiều 5’ – 3’.

(3) mARN được tổng hợp đến đâu thì quá trình dịch mã diễn ra đến đó.

(4) diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

(5) đầu tiên tổng hợp các đoạn ARN ngắn, sau đó nối lại với nhau hình thành ARN hoàn chỉnh.

  1. 1
  2. 2
  3. 4
  4. 3

Câu 26: Cho các nhận định sau về quá trình phiên mã:

1. Quá trình phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn 5’ – 3’ của ADN.

2. Mỗi tARN đều chứa một codon đặc hiệu có thể nhận ra và bắt đôi bổ sung với bộ ba tương ứng trên mARN.

3. Riboxom gồm hai tiểu đơn vị luôn liên kết với nhau.

4. Trong quá trình phiên mã, trước hết enzim ADN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra hai mạch mã gốc của gen.

5. Ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.

Số nhận định sai về quá trình phiên mã là:

  1. 3
  2. 2
  3. 5
  4. 4

Câu 27: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực

  1. Cần môi trường nội bào cung cấp các nuclêôtit A,T,G,X
  2. Chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất
  3. Cần có sự tham gia của enzim ligaza
  4. Chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen

Câu 28: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã của gen trong nhân ở tế bào nhân thực?

  1. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A - U, T – A, X – G, G – X.
  2. mARN được tổng hợp xong tham gia ngay vào quá trình dịch mã tổng hợp protein
  3. Enzim ARN pôlimeraza tổng hợp mARN theo chiều 5’ → 3’
  4. Chỉ có một mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã tổng hợp mARN

Câu 29: Trong phiên mã thì enzim chỉ trượt theo chiều 3'→5' trên mạch gốc của gen là:

  1. ADN polymeraza
  2. ARN polymeraza
  3. Enzim tháo xoắn.
  4. ADN ligaza.

Câu 30: Trong quá trình phiên mã, ARN polimerase trượt theo chiều nào dưới đây

  1. 3’-5’ của mạch bổ sung
  2. 5’-3’ của mạch bổ sung
  3. 5’-3’ của mạch mã gốc
  4. 3’-5’ của mạch mã gốc.

Câu 31: Trong một chu kì tế bào, kết luận đúng về sự nhân đôi của ADN và sự phiên mã diễn ra trong nhân là:

  1. Có một lần nhân đôi và nhiều lần phiên mã.
  2. Tùy theo từng giai đoạn tế bào mà số lần nhân đôi và số lần phiên mã có thể bằng nhau hoặc có thể khác nhau
  3. Số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau.
  4. Số lần nhân đôi gấp nhiều lần số lần phiên mã.

Câu 32: Trong một chu kì tế bào, kết luận đúng về số lần nhân đôi của ADN và phiên mã của gen cấu trúc trong nhân:

  1. Số lần nhân đôi nhiều hơn số lần phiên mã.
  2. Số lần nhân đôi ít hơn số lần phiên mã.
  3. Số lần nhân đôi và số lần phiên mã bằng nhau.
  4. Số lần nhân đôi gấp nhiều lần số lần phiên mã.

Câu 33: Sau khi tổng hợp xong ARN thì mạch gốc của gen trên ADN có hiện tượng nào sau đây?

  1. Bị enzim xúc tác phân giải
  2. Xoắn lại với mạch bổ sung của nó trên ADN
  3. Liên kết với phân tử ARN
  4. Rời nhân để di chuyển ra tế bào chất

Câu 34: Sau khi tổng hợp xong ARN thì?

  1. Mạch gốc trên ADN bị enzim phân giải
  2. ADN vẫn giữ nguyên trạng thái tháo xoắn để tổng hợp ARN thứ hai.
  3. ADN vẫn liên kết với phân tử ARN cho tới khi ARN cần phải tổng hợp prôtêin thì mới tách ra
  4. ADN nhanh chóng xoắn lại như cũ

Câu 35: Những điểm khác nhau cơ bản giữa enzym ADN polymerase và ARN polymerase là:

1. ADN polymerase xúc tác kéo dài chuỗi polynucleotid theo cả hai chiều.

2. ARN polymerase vừa có khả năng tháo xoắn một đoạn ADN, vừa có khả năng xúc tác kéo dài chuỗi polynucleotid.

3. ARN polymerase chỉ trượt dọc trên một mạch ADN làm khuôn theo chiều 3’→5’.

4. ADN polymerase có khả năng bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch đơn còn ARN polymerase thì không.

Chọn đúng là:

  1. (1), (3)
  2. (3), (4)
  3. (2), (3)
  4. (2), (4)

Câu 36: Những điểm khác nhau cơ bản giữa enzym ADN polymerase và ARN polymerase là:

1. ARN polymerase có khả năng tự bắt đầu tổng hợp mạch mới mà không cần mồi.

2. ADN polymerase xúc tác kéo dài chuỗi polynucleotid theo cả hai chiều.

3. ARN polymerase chỉ trượt dọc trên một mạch ADN làm khuôn theo chiều 3’→5’.

4. ADN polymerase tổng hợp bị gián đoạn còn ARN tổng hợp liên tục, không bị gián đoạn.

Chọn đúng là:

  1. (1), (3)
  2. (2), (3)
  3. (3), (4)
  4. (2), (4)

Câu 37: Đặc điểm nào sau đây là sự khác biệt giữa quá trình nhân đôi và quá trình phiên mã của ADN?

  1. Diễn ra trên ADN
  2. Mạch polinucleotit được tổng hợp kéo dài theo chiều từ 5’ → 3’.
  3. Sử dụng nuclêôtit Uracin (U) trong quá trình tổng hợp
  4. Có sự tham gia của enzyme ADN polimeraza.

Câu 38: Đặc điểm nào sau đây là sự khác biệt giữa quá trình nhân đôi và quá trình phiên mã của ADN?

  1. Xảy ra trong nhân tế bào.
  2. Mạch polinucleotit được tổng hợp kéo dài theo chiều từ 5’ → 3’.
  3. Sử dụng nuclêôtit Uracin (U) trong quá trình tổng hợp.
  4. Xảy ra trên cả 2 mạch của cùng một đoạn gen.

Câu 39: Quá trình sao mã có tác dụng:

  1. Truyền nguyên liệu di truyền cho tế bào con trong phân bào
  2. Tạo ra nguyên liệu để xây dựng tế bào
  3. Tạo ra tế bào mới.
  4. Truyền thông tin mật mã về cấu trúc của prôtêin từ gen cấu trúc sang phân tử mARN

Câu 40: Quá trình sao mã không có vai trò nào sau đây?

  1. Truyền thông tin di truyền cho tế bào con trong phân bào
  2. Tạo ra các loại ARN
  3. Chuẩn bị cho tổng hợp prôtêin
  4. Truyền thông tin mật mã về cấu trúc của prôtêin từ gen cấu trúc sang phân tử mARN

Câu 41: Nội dung nào sau đúng khi nói về phiên mã ở tế bào nhân thực?

  1. Phiên mã được thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN
  2. mARN sơ khai là mARN trưởng thành.
  3. mARN sơ khai phải được cắt bỏ các exon và nối các intron lại với nhau tạo thành mARN trưởng thành
  4. mARN sơ khai phải được cắt bỏ các intron và nối các exon lại với nhau tạo thành mARN trưởng thành.

Câu 42: Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về quá trình phiên mã.

  1. Ở sinh vật nhân thực, sau khi kết thúc quá trình phiên mã sẽ diễn ra quá trình dịch mã luôn.
  2. Đoạn ADN mà enzim ARN polimeraza vừa trượt qua sẽ trở lại trạng thái xoắn kép bình thường.
  3. Trình tự nucleotit của vùng kết thúc của gen báo hiệu cho enzim ARN polimeraza thoát khỏi gen.
  4. Ở sinh vật nhân sơ, mARN được tạo ra đượ trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.

Câu 43: Người ta tổng hợp một mARN từ một hỗn hợp nuclêôtít có tỉ lệ A: U: G: X = 4: 3: 2: 1. Nếu sự kết hợp trong quá trình tổng hợp là ngẫu nhiên thì tỷ lệ bộ ba mã có chứa nuclêôtít A là:

  1. 65,8%
  2. 52,6%
  3. 72,6%
  4. 78,4%

Câu 44: Người ta tổng hợp một mARN từ một hỗn hợp nuclêôtít có tỉ lệ A: U: G: X = 2: 1: 3: 4. Nếu sự kết hợp trong quá trình tổng hợp là ngẫu nhiên thì tỷ lệ bộ ba mã có chứa nuclêôtít A là:

  1. 48,8%
  2. 51,2%
  3. 72,6%
  4. 78,4%

Câu 45: Phân tử mARN của virut khảm thuốc lá có 80%U và 20% X. Tỉ lệ các bộ ba mã sao chứa 2U và 1X trên mARN là:

  1. 27,3%
  2. 38,4%
  3. 34,3%
  4. 44,1%

Câu 46: Trong 1 ống nghiệm chứa các loại nuclêôtit A, U, G, X với tỉ lệ tương ứng là 2: 2: 1: 2. Từ 4 loại nuclêôtit này, người ta tổng hợp một phân tử ARN nhân tạo. Tính theo lí thuyết, xác suất xuất hiện bộ ba AUG trên phân tử ARN nhân tạo là:

A. 8/49

B. 4/343

C. 4/49

D. 2/7

Câu 47: Trong một ống nghiệm, có 4 loại nu với tỉ lệ lần lượt là A: U: G: X = 1: 2: 1: 2. Từ 4 loại nu này người ta đã tổng hợp nên một phân tử mARN nhân tạo. Nếu phân tử mARN này có 2700 bộ ba thì theo lí thuyết sẽ có bao nhiêu bộ ba chứa U, X, A?

  1. 100
  2. 150
  3. 75
  4. 300

Câu 48: Phân tử mARN có tỉ lệ loại nuclêôtit như sau A: G: X = 3:1:4. Tính theo lí thuyết tỉ lệ bộ ba có chứa 2 nuclêôtit loại A là:

  1. 26,37%
  2. 27,36%
  3. 8,79%
  4. 7,98%

Câu 49: Nuclêôtit uraxin (U) không phải là đơn phân của phân tử nào sau đây?

  1. rARN. 
  2. tARN. 
  3. ADN. 
  4. mARN.

Câu 50: Trong phân tử mARN không có loại đơn phân nào sau đây?

  1. Uraxin.
  2. Timin.
  3. Xitôzin.
  4. Ađênin.

B/ CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ

Câu 1: Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:

3’… AAATTGAGX…5’

Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là

  1. 3’…UUUAAXUXG…5’
  2. 3’…GXUXAAUUU…5
  3. 5’…TTTAAXTGG…3’
  4. 5’…TTTAAXTXG…3’

Câu 2: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'… AAAXAATGGGGA…5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch mARN được tổng hợp từ đoạn AND nay là:

  1. 5'... GTTGAAAXXXXT…3'
  2. 5'... AAAGTTAXXGGT…3'
  3. 5'... UUUGUUAXXXXU…3'
  4. 5'... GGXXAATGGGGA…3'

Câu 3: Nếu mã gốc có đoạn: 3’TAX ATG GGX GXT AAA 5’ thì mARN tương ứng là:

  1. 5’ AUG UAX XXG XGA UUU 3’
  2. 3’ ATG TAX XXG XGA TTT 5’
  3. 3’ AUG UAX XXG XGA UUU 5’
  4. 5’ ATG TAX XXG XGA TTT 3’

Câu 4: Cho đoạn mạch gốc của gen là: 3’ AGX TTA GXA 5’, đoạn mARN tương ứng do gen này tổng hợp là:

  1. 5’UXG AAU XGU 3’
  2. 5’ TXG AAT XGT 3’
  3. 5’AGX UUA GXA 3’
  4. 3’ AGX UUA GXA 5’

Câu 5: Trình tự sau đây được ghi trong ngân hàng dữ liệu gen là một phần của lôcut mã hoá trong một bộ gen:

5'...AGG-AGG-TAG-XAX-XTT-ATG-GGG-AAT-GXA-TTA-AAX-...3'.

Bộ ba ATG được in đậm là bộ ba mở đầu của gen ở locut này. Trình tự nào dưới đây có thể là một phần của mARN được sao mã tương ứng với locut đó?

  1. 5'  ...AGG-AGG-UAG-XAX-XUU-AUG-GGG-AAU-GXA-UUA-AAX-...  3'
  2. 5'  ...UXX-UXX-AUX-GUG-GAA-UAX-XXX-UUA-XGU-AAU-UUG-...  3'
  3. 5'  ...AXA-AAU-UAX-GUA-AGG-GUA-UUU-XXA-XGA-UGG-AGG-...  3'
  4. 5'  ...UGU-UUA-AUG-XAU-UXX-XAU-AAA-GGU-GXU-AXX-UXX-...  3'

Câu 6: Một đoạn ADN có trình tự mạch mã gốc như sau:

3’  ATG TAX  GTA GXT…….. 5’.

Hãy viết trình tự các nuclêôtit trong mARN sơ khai được tổng hợp từ gen trên:

  1. 5’ UAXAUGXAUXGA 3’…
  2. AUGXAUXGA…
  3. 5’TAXATGXATXGA3’
  4. AUGUAXGUAGXU…

Câu 7: Một chuỗi ADN có trình tự mạch gốc : 5'-ATGGXATXA-3'. Nếu chuỗi này được phiên mã, chuỗi ARN tạo thành sẽ như thế nào?

  1. 5’- AUGGXAUXA -3’
  2. 5’- UGAUGXXAU -3'
  3. 5’- TAXXGTAGT -3'
  4. 5'- UAXXGUAGU -3'

Câu 8: Trình tự phù hợp với trình tự các nucleotit của phân tử mARN được phiên mã từ 1 gen có đoạn mạch bổ sung  5’AGXTTAGXA 3’ là:

  1. 3’UXGAAUXGU5’
  2. 3’AGXUUAGXA5’
  3. 5’UXGAAUXGU3’
  4. 5’AGXUUAGXA3’

Câu 9: Trình tự phù hợp với trình tự các nucleotit của phân tử mARN được phiên mã từ 1 gen có đoạn mạch bổ sung  5’ TXGAATXGT 3’ là:

  1. 3’UXGAAUXGU5’
  2. 3’AGXUUAGXA5’
  3. 5’UXGAAUXGU3’
  4. 5’AGXUUAGXA3’

Câu 10: Nếu một phân tử mARN có tỉ lệ các loại nucleotit là 15% A, 20% G, 30% U và 35% X. Thì tỉ lệ % các loại nucleotit trong phân tử ADN phiên mã nên mARN đó là bao nhiêu?

  1. 15% A, 20% X, 30% T, 35% G
  2. 22,5% T, 22,5% A, 27,5% G, 27,5% X.
  3. 17,5 % G, 17,5% A, 32,5% T, 32,5% X.
  4. 35% G, 20% X, 30% A, 15% T.

Câu 11: Nếu một phân tử mARN có tỉ lệ các loại nucleotit là 15% A, 30% G, 20% U và 35% X. Thì tỉ lệ % các loại nucleotit trong phân tử ADN phiên mã nên mARN đó là bao nhiêu?

  1. 15% A, 20% X, 30% A, 35% G.
  2. 22,5% T, 22,5% A, 27,5% G, 27,5% X.
  3. 17,5 % T, 17,5% A, 32,5% G, 32,5% X.
  4. 35% G, 20% X, 30% A, 15% T.

Câu 12: Ở sinh vật nhân sơ, 1 phân tử tARN có tỉ lệ các loại nuclêôtit A:U:G:X=2:3:5:7. Phân tử ADN được dùng làm khuôn để tổng hợp nên phân tử  tARN có tỉ lệ A/G là:

  1. 5/12
  2. 5/17
  3. 2/5
  4. 3/7

Câu 13: Một gen dài 2040 Å. Khi gen sao mã 1 lần, đã có 200 rG và 150 rX lần lượt vào tiếp xúc với mạch gốc. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen nói trên là

  1. A = T =G = X = 300
  2. A = T = G = X = 600
  3. A = T = 250 và G = X = 350
  4. A = T = 350 và G = X = 250

Câu 14: Một gen dài 2040 Å. Khi gen sao mã 1 lần, đã có 200 rG và 100 rX lần lượt vào tiếp xúc với mạch gốc. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen nói trên là:

  1. A = T =G = X = 300
  2. A = T = G = X = 600
  3. A = T = 250 và G = X = 350
  4. A = T = 350 và G = X = 250

Câu 15: Một phân tử mARN dài 3060Å được tách ra từ vi khuẩn E.coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 25%, 20%, 35% và 20%. Tính theo lý thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen đã tổng hợp ra phân tử mARN trên là:

  1. G = X = 400, A = T = 500
  2. G = X = 540, A = T = 360
  3. G = X = 420, A = T = 480
  4. G = X = 360, A = T = 540

Câu 16: Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử: ARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:

  1. G = X= 320, A = T = 280
  2. G = X = 240, A = T = 360
  3. G = X = 360, A = T = 240
  4. G = X = 280, A = T = 320

Câu 17: Một phân tử mARN của sinh vật nhân sơ có chiều dài 0,51 µm, với tỉ lệ các loại nuclêôtit adenine, guanine, xitozin lần lượt là 10%,20%,20%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một phân tử ADN có chiều dài tương đương. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp trên là:

  1. G= X = 450; A= T = 300
  2. G= X = 600; A= T = 900
  3. G= X = 300; A= T = 450
  4. G= X = 900; A= T = 600

Câu 18: Một phân tử mARN dài 5100Å, có Am – Xm = 300, Um – Gm = 200. Số nuclêôtit của gen tổng hợp phân tử mARN này là:

  1. A = T = 750, G = X = 500
  2. A = T = 900, G = X = 500
  3. A = T = 500, G = X = 1000
  4. A = T = 1000, G = X = 500

Câu 19: Một phân tử mARN có chiều dài 2142 Å và tỷ lệ A : U : G : X = 1:2:2:4. Sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép. Nếu phân tử ADN được tổng hợp có chiều dài bằng chiều dài bằng phân tử ARN này thì số nuclêôtit mỗi loại của ADN là

  1. A = 140, T = 70, G = 280, X = 140
  2. A = T = 420, G = X = 210
  3. A = 70, T = 140, G = 140, X = 280
  4. A = T = 210, G = X = 420

Câu 20: Ở vi khuẩn, một gen thực hiện 3 lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp số lượng nuclêotit các loại: A=525, U=1560, G=1269, X=858. Số lượng nuclêotit từng loại của gen là

  1. A = T = 695, G=X= 709
  2. A = T = 709, G = X = 695
  3. A = 175, T = 520, G = 423, X = 286
  4. A = 520, T= 175, G= 286, X=360

Câu 21: Một gen của Vi khuẩn dài 510 (nm), mạch 1 có A1: T1: G1: X1= 1:2:3:4. Gen phiên mã tạo ra một mARN có nucleotit loại A là 150. Số nucleotit loại G môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã là

  1. 600
  2. 900
  3. 450
  4. 1200

Câu 22: Một gen của Vi khuẩn dài 510 (nm), mạch 1 có A1: T1: G1: X1= 1:2:3:4. Gen phiên mã tạo ra một mARN có nucleotit loại A là 300. Số nucleotit loại G môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã là

  1. 600.
  2. 900.
  3. 450.
  4. 1200.

Câu 23: Một gen có chiều dài 0,408 µm đã tổng hợp được một phân tử mARN có tỉ lệ các loại ribonuclêôtit như sau: G/U=1/4, A/X=2/3 và tích số giữa A và U bằng 115200, số lượng nuclêôtit loại A của gen là:

  1. 480
  2. 640
  3. 360
  4. 720

Câu 24: Gen nhân đôi 2 đợt, mỗi gen con sao mã 3 lần, nếu gen dài 5100 Å thì tổng số liên kết cộng hoá trị có trong tất cả các phân tử mARN được tạo ra là:

  1. 11996
  2. 5996
  3. 17988
  4. 35988

Câu 25: Gen nhân đôi 1 đợt, mỗi gen con sao mã 2 lần, nếu gen dài 5100 Å thì tổng số liên kết cộng hoá trị có trong tất cả các phân tử mARN được tạo ra là:

  1. 11996  
  2. 5996
  3. 17988
  4. 35988

Câu 26: Một gen có chứa 1350 nuclêôtit và có 20% ađênin. Số liên kết hiđrô bị phá vỡ khi gen sao mã 3 lần bằng:

  1. 1755
  2. 5265
  3. 12285
  4. 8755

Câu 27: Một gen có chứa 1350 nuclêôtit và có 20% ađênin. Số liên kết hiđrô bị phá vỡ khi gen sao mã 7 lần bằng:

  1. 1755
  2. 5625
  3. 12285
  4. 8755

Câu 28: Một gen có tỉ lệ A/G=2/3. Gen này sao mà 2 lần đã lấy của môi trường 450 rU và 750 rA. Số liên kết hiđrô của gen nói trên là:

  1. 4875
  2. 2880
  3. 7800
  4. 3900

Câu 29: Một gen có tỉ lệ A/G=2/3. Gen này sao mà 1 lần đã lấy của môi trường 450 rU và 750 rA. Số liên kết hiđrô của gen nói trên là:

  1. 4875
  2. 2880
  3. 7800
  4. 3900

Câu 30: Một gen của vi khuẩn tiến hành phiên mã đã cần môi trường nội bào cung cấp 900U; 1200G; 1500A; 900X. Biết phân tử mARN này có tổng số 1500 nucleotit. Số phân tử mARN tạo ra là

  1. 2
  2. 4
  3. 1
  4. 3

Câu 31: Một gen của vi khuẩn tiến hành phiên mã đã cần môi trường nội bào cung cấp 900U; 1200G; 1500A; 900X. Biết phân tử mARN này có tổng số 2250 nucleotit. Số phân tử mARN tạo ra là:

  1. 2
  2. 4
  3. 1
  4. 3

Câu 32: Một gen dài 0,408 micrômet tự nhân đôi 3 lần và mỗi gen con tạo ra đều sao mã 2 lần. Số phân tử mARN được tổng hợp và số đơn phân có chứa trong các phân tử mARN được tạo ra là:

  1. 8 phân tử và 9600 ribônuclêôtit
  2. 12 phân tử và 14400 ribônuclêôtit
  3. 6 phân tử và 7200 ribônuclêôtit
  4. 16 phân tử và 19200 ribônuclêôtit

Câu 33: Một gen dài 0,51 micrômet tự nhân đôi 2 lần và mỗi gen con tạo ra đều sao mã 3 lần. Số phân tử mARN được tổng hợp và số đơn phân có chứa trong các phân tử mARN được tạo ra là:

  1. 12 phân tử và 36000 ribônuclêôtit
  2. 12 phân tử và 18000 ribônuclêôtit
  3. 4 phân tử và 12000 ribônuclêôtit
  4. 16 phân tử và 19200 ribônuclêôtit

Câu 34: Gen có G = 20% và 720 nu loại T. Mạch đơn thứ nhất của gen có X = 276 nu và 21% A. Quá trình phiên mã của gen cần môi trường cung cấp 1404 nu loại U. Mạch khuôn là mạch nào và gen phiên mã mấy lần?

  1. Mạch 2:2 lần
  2. Mạch 1: 4 lần
  3. Mạch 1: 3 lần
  4. Mạch 2: 3 lần

Câu 35: Gen có G = 20% và 720 nu loại T. Mạch đơn thứ nhất của gen có 39% nuclêôtit loại A. Quá trình phiên mã của gen cần môi trường cung cấp 1872 nu loại U. Mạch khuôn là mạch nào và gen phiên mã mấy lần?

  1. Mạch 2:2 lần
  2. Mạch 1: 4 lần
  3. Mạch 1: 3 lần
  4. Mạch 2: 3 lần

Câu 36: Một gen thành phần có tỉ lệ giữa các đoạn exon/intron = 1,5. Trong các đoạn mã hóa chứa 4050 liên kết hidro. Phân tử mARN trưởng thành có tỉ lệ A:G:U:X= 1:3:2:4. Số nuclêôtit của gen này là:

  1. 3000
  2. 5000
  3. 2000
  4. 2500

Câu 37: Một gen thành phần có tỉ lệ giữa các đoạn exon/intron = 2/3. Trong các đoạn mã hóa chứa 6750 liên kết hidro. Phân tử mARN trưởng thành có tỉ lệ A:G:U:X= 1:3:2:4. Số nuclêôtit của gen này là:

  1. 2500
  2. 5000
  3. 6250
  4. 12500

Câu 38: Trên một phân tử mARN có hiệu số giữa các loại ribonucleotit như sau: A-U=450, X-U=300. Trên mạch khuôn của nó có T - X=20% số nuclêôtit của mạch. Biết gen tổng hợp ra mARN dài 6120 Å. Số lượng nuclêôtit loại A của mARN là

  1. 540
  2. 240
  3. 690
  4. 330

Câu 39: Trên một phân tử mARN có hiệu số giữa các loại ribonucleotit như sau: A-U=450, X-U=300. Trên mạch khuôn của nó có T - X=20% số nuclêôtit của mạch. Biết gen tổng hợp ra mARN dài 5100 Å. Số lượng nuclêôtit loại A của mARN là:

  1. 600.
  2. 1980.  
  3. 690.
  4. 930

Câu 40: Có 5 gen cấu trúc giống nhau đều tiến hành sao mã một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bào 45000 ribônuclêôtit. Biết mỗi gen có 150 vòng xoắn (mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit). Số lần sao mã của mỗi gen nói trên là

  1. 3 lần
  2. 6 lần
  3. 15 lần
  4. 30 lần

Câu 41: Có 2 gen cấu trúc giống nhau đều tiến hành sao mã một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bào 45000 ribônuclêôtit. Biết mỗi gen có 150 vòng xoắn (mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit). Số lần sao mã của mỗi gen nói trên là:

  1. 3 lần
  2. 6 lần
  3. 15 lần
  4. 20  lần

Câu 42: Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là Ađênin, Uraxin và Guanin. Có bao nhiêu bộ ba sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra mARN nói trên?

(1) ATX,         (2) GXA,        (3) TAG,

(4) AAT,         (5) AAA,        (6) TXX.

  1. 4
  2. 2
  3. 3
  4. 5

Câu 43: Một gen cấu trúc thực hiện quá trình nhân đôi liên tiếp 2 lần, mỗi gen con tạo ra phiên mã 2 lần. Số phân tử ARN thông tin (mARN) được tạo ra trong toàn bộ quá trình trên là

  1. 16
  2. 4
  3. 32
  4. 8

Câu 1: Quá trình tổng hợp prôtêin được gọi là:

  1. Sao mã
  2. Tự sao
  3. Giải mã
  4. Khớp mã

Câu 2: Dịch mã còn được gọi là:

  1. Sao mã
  2. Khớp mã
  3. Tự sao
  4. Giải mã

Câu 3: Dịch mã là quá trình tổng hợp:

  1. Protein
  2. mARN
  3. ADN
  4. tARN

Câu 4: Tổng hợp chuỗi polipeptit xảy ra ở:

  1. Tế bào chất
  2. Tất cả các bào quan
  3. Nhân tế bào
  4. Nhiễm sắc thể

Câu 5: Chuỗi polipeptit được tổng hợp ở:

  1. Nhân tế bào
  2. Ti thể
  3. Chất tế bào
  4. Nhiễm sắc thể

Câu 6: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?

  1. ADN.
  2. mARN.
  3. Ribôxôm.
  4. tARN.

Câu 7: Ở sinh vật nhân thực, thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?

  1. Ribôxôm.
  2. mARN trưởng thành.
  3. tARN.
  4. mARN sơ khai.

Câu 8: Phân tử nào có vị trí để ribôxôm nhận biết và gắn vào khi dịch mã?

  1. tARN
  2. ADN
  3. mARN
  4. rARN

Câu 9: Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin là

  1. tARN.    
  2. mARN.      
  3. rARN.    
  4. ADN.

Câu 10: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?

  1. ADN
  2. tARN
  3. rARN
  4. mARN

Câu 11: Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?

  1. ADN
  2. mARN
  3. tARN
  4. rARN

Câu 12: Trong tổng hợp prôtêin, năng lượng ATP thực hiện chức năng nào sau đây?

  1. Tham gia hoạt hoá axit amin
  2. Giúp hình thánh liên kết peptit giữa các axit amin
  3. Cả A và B đúng
  4. Cả A, B, C đều sai

Câu 13: Trong tổng hợp prôtêin, tại sao phải cần tới năng lượng ATP?

  1. Liên kết peptit giữa các axit amin cần có năng lượng để hình thành
  2. Sự hoạt hoá axit amin cần có năng lượng
  3. Các tARN cần có năng lượng để khớp mã với mARN
  4. Cả A, B, C

Câu 14: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ribôxôm?

  1. Ribôxôm cấu tạo gồm hai tiểu đơn vị bằng nhau
  2. Được cấu tạo từ ARN và prôtêin
  3. Hai tiểu đơn vị lớn và bé của ribôxôm chỉ kết hợp tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh khi tiến hành dịch mã.
  4. Ribôxôm chỉ có ở sinh vật nhân thực.

Câu 15: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về ribôxôm?

  1. Được cấu tạo từ rARN.
  2. Ribôxôm chỉ có ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.
  3. Ribôxôm gồm hai tiểu đơn vị lớn và bé tạo thành.
  4. Hai tiểu đơn vị lớn và bé của ribôxôm luôn gắn với nhau để sẵn sàng tổng hợp prôtêin.

Câu 16: Liên kết giữa các axit amin là loại liên kết gì?

  1. Hiđrô
  2. Hoá trị
  3. Phôtphođieste
  4. Peptit

Câu 17: Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết gì?

  1. Cộng hóa trị
  2. Peptit
  3. Vande Van
  4. Phôtphođieste

Câu 18: Trong chuỗi pôlipeptit, các axitamin liên kết với nhau bằng liên kết

  1. peptit.
  2. cộng hóa trị.  
  3. hiđrô.   
  4. glicôzit.

Câu 19: Các giai đoạn cùa dịch mã là:

  1. Giải mã → Sao mã.
  2. Sao mã →Khớp đối mã→Giải mã.
  3. Hoạt hóa→ Tổng hợp polipeptit.
  4. Phiên mã→Hoạt hóa→Tổng hợp polipeptit.

Câu 20: Quá dịch mã được quy ước chia làm bao nhiêu giai đoạn?

  1. 2
  2. 3
  3. 1
  4. 4

Câu 21: Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào?

  1. Phiên mã và hoạt hóa axit amin
  2. Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit
  3. Tổng hợp chuổi polipeptit và loại bỏ axit amin mở đầu
  4. Phiên mã và tổng hợp chuỗi polipeptit

Câu 22: Cho các dữ liệu sau:

1- Enzyme thủy phân aa mở đầu

2- Riboxom tách thành hai tiểu phần bé và lớn rời khỏi mARN

3- Chuỗi polipeptit hình thành bậc cấu trúc không gian của protein

4- Riboxom trượt gặp bộ ba kết thúc trên mARN thì dừng lại

Trình tự đúng trong giai đoạn kết thúc dịch mã là:

  1. 4 -3- 1-2
  2. 4 -2- 3 -1
  3. 4 -1 – 3 -2
  4. 4- 2 -1- 3

Câu 23: Cho các dữ liệu sau:

1- Riboxom gặp bộ ba kết thúc trên mARN thì dừng lại

2- Chuỗi polipeptit hình thành bậc cấu trúc không gian của protein

3- Enzyme cắt bỏ axit amin mở đầu

4- Riboxom rời khỏi mARN

Trình tự đúng trong giai đoạn kết thúc dịch mã là:

  1. 3 -4- 1-2
  2. 1 -3- 2 -4
  3. 1 -4 – 3 -2
  4. 1- 2 -4- 3

Câu 24: Sản phẩm của quá trình hoạt hóa axit amin trong quá trình dịch mã là?

  1. mARN
  2. Chuỗi polipeptit
  3. Axit amin tự do
  4. Phức hợp aa-tARN

Câu 25: Phức hợp aa-tARN là sản phẩm của quá trình?

  1. Hoạt hóa axit amin                    
  2. Hình thành chuỗi polipeptit
  3. Cắt bỏ axit amin mở đầu
  4. Khớp mã của tARN vào mARN

Câu 26: Có bao nhiêu nhận xét sau đúng đối với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?

(1) Dịch mã diễn ra cùng thời điểm với quá trình phiên mã.

(2) Ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều từ 5’ - 3'.

(3) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X và ngược lại).

(4) Xảy ra ở tế bào chất.

(5) 1 phân tử mARN dịch mã tạo 1 loại chuỗi polipeptit.

(6) Gồm quá trình hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit.

(7) Trong quá trình dịch mã, tARN đóng vai trò như “người phiên dịch”.

  1. 4
  2. 6
  3. 5
  4. 7

Câu 27: Có bao nhiêu nhận xét sau đúng đối với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ?

(1) Dịch mã diễn ra cùng thời điểm với quá trình phiên mã.

(2) Ribôxôm di chuyển trên mARN theo chiều từ 5’→ 3.

(3) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X và ngược lại).

(4) Xảy ra ở tế bào chất.

(5) 1 phân tử mARN dịch mã tạo 1 loại chuỗi polipeptit.

(6) Trong quá trình dịch mã, tARN đóng vai trò như “người phiên dịch”.

  1. 4
  2. 6
  3. 5
  4. 7

Câu 28: Phát biểu nào dưới đây không đúng về quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực?

  1. Xảy ra trong tế bào
  2. Dịch mã diễn ra cùng thời điểm với quá trình phiên mã
  3. Axit amin mở đầu là methionin
  4. Nhiều ribôxôm có thể cùng tham gia dịch mã một phân tử mARN

Câu 29: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình dịch mã?

  1. Quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực chỉ xảy ra trong tế bào chất
  2. Quá trình dịch mã hoàn tất khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên mARN
  3. Phân tử rARN đóng vai trò là “người phiên dịch” trong quá trình dịch mã
  4. Trên mỗi phân tử mARN ở sinh vật nhân thực chỉ có một bộ ba mở đầu AUG

Câu 30: Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Ở trên mỗi phân tử mARN, các ribôxôm khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đặc hiệu với mỗi ribôxôm.

(2) Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc này được thể hiện giữa bộ 3 mã hóa trên tARN gắn với bộ 3 đối mã trên mARN.

(3) Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit, các chuỗi polipeptit được tổng hợp từ một mARN có cấu trúc giống nhau.

(4) Trong quá trình dịch mã, mARN thường không gắn với ribôxôm riêng rẽ mà đồng thời gắn với một nhóm ribôxôm gọi là polinuclêôxôm.

  1. 4
  2. 2
  3. 3
  4. 1

Câu 31: Khi nói về quá trình dịch mã kết luận nào sau đây không đúng?

  1. Bộ ba kết thúc quy định tổng hợp axit amin cuối cùng trên chuỗi polipeptit.
  2. Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit
  3. Liên kết hiđrô được hình thành trước liên kết peptit
  4. Chiều dịch chuyển của ribôxôm trên mARN là 5’-3’

Câu 32: Khi nói cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?

  1. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN
  2. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là Metionin
  3. Khi dịch mã, ribôxôm dịch chuyển theo chiểu từ 5’→ 3‘ trên phân tử mARN
  4. Khi dịch mã, ribôxôm dịch chuyển theo chiểu từ 3’→ 5‘ trên phân tử mARN

Câu 33: Điều nào sau đây không đúng với các chuỗi pôlypeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực?

  1. Đều diễn ra trong tế bào chất của tế bào
  2. Sau khi tổng hợp xong, axit amin ở vị trí mở đầu bị cắt bỏ
  3. Đều bắt đầu bằng axit amin mêtiônin
  4. Đều bắt đầu bằng axit amin foocmin mêtiônin

Câu 34: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?

(1) dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực

(2) quá trình dịch mã có thể chia thành 2 giai đoạn là hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit

(3) trong quá trình dịch mã trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động

(4) chuỗi pôlipeptit sẽ được giải phóng khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba mã sao 5'UUG 3' trên phân tử mARN

  1. (2), (4)
  2. (2), (3)
  3. (1), (4)
  4. (1), (3)

Câu 35: Chọn phát biểu đúng

Trong quá trình dịch mã:

  1. Mỗi ribôxôm có thể hoạt động trên bất kỳ loại mARN nào.
  2. Mỗi axit amin đã được hoạt hóa liên kết với bất kỳ tARN nào để tạo thành phức hợp axit amin – tARN.
  3. Mỗi tARN có thể vận chuyển nhiều loại axit amin khác nhau
  4. Trên mỗi mARN nhất định chỉ có một ribôxôm hoạt động

Câu 36: Trong quá trình dịch mã,

  1. nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ các nuclêôtit của mARN
  2. ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 3’ → 5’
  3. có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN
  4. trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số ribôxôm hoạt động được gọi là pôlixôm

Câu 37: Nhận định nào sau đây sai khi nói về quá trình dịch mã?

  1. Trong quá trình tổng hợp protein, hai tiểu đơn vị của ribôxôm kết hợp với nhau tạo ribôxôm hoàn chỉnh.
  2. Ở sinh vật nhân thực, trong phân tử protein có hoạt tính sinh học có chứa axit amin mở đầu là metionin.
  3. Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axitamin và tổng hợp chuỗi polipeptit.
  4. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc, trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

Câu 38: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

  1. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin
  2. Sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu chuỗi polipeptit sẽ được tổng hợp là mêtiônin
  3. Trong cùng một thời điểm chỉ có một ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN
  4. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN

Câu 39: Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?

(1) Xảy ra trong tế bào chất

(2) Cần axit deoxiribonucleic trực tiếp làm khuôn.

(3) Cần ATP và các axit amin tự do

(4) Xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu

  1. 2
  2. 4
  3. 3
  4. 1

Câu 40: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình dịch mã:

(1) Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp foocmin Metionin được cắt khỏi chuỗi polipeptit.

(2) Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo

(3) Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là Metionin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.

(4) Tất cả protein sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiêp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành protein có hoạt tính sinh học.

(5) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc vói bộ ba kết thúc UAA.

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 1

Câu 41: Khi nói về quá trình dịch mã. Cho các nhận định sau:

(1) Mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành trình tự aa trong chuỗi polipeptit của protein gọi là dịch mã.

(2) Hai tiểu phần của riboxom bình thường tách rời nhau.

(3) Một bước di chuyển của riboxom tương ứng 3,4Å

(4) Codon mở đầu trên mARN là 3’AUG5’

(5) Số phân tử H2O được giải phóng nhiều hơn số axit amin là 1

Số câu sai trong số các câu trên là

  1. 3
  2. 4
  3. 2
  4. 5

Câu 42: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng ?

I. quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra đồng thời

II. khi dịch mã, riboxom dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’ → 5’

III. Cùng một thời điểm có thể có nhiều riboxom tham gia dịch mã trên một phân tử mARN

IV. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là methioni

  1. 1
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Câu 43: Kết quả của giai đoạn dịch mã là:

  1. Tạo ra phân tử mARN mới.
  2. Tạo ra phân tử tARN mới.
  3. Tạo ra phân tử rARN mới.
  4. Tạo ra chuỗi pôlipeptit mới.

Câu 44: Kết quả của giai đoạn dịch mã là:

  1. Phân tử mARN mới.
  2. Chuỗi pôlipeptit mới.
  3. Phân tử ADN mới.
  4. NST.

Câu 45: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp:

  1. Tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
  2. Điều hoà sự tổng hợp prôtêin
  3. Tổng hợp các prôtêin cùng loại
  4. Tổng hợp được nhiều loại prôtêin

Câu 46: Pôlixôm (pôliribôxôm) có vai trò gì?

  1. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin khác loại.
  2. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác
  3. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin cùng loại.
  4. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục.

Câu 47: Trong quá trình tổng hợp prôtêin, pôlixôm có vai trò:

  1. Tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
  2. Giúp ribôxôm dịch chuyển trên mARN.
  3. Gắn các axit amin với nhau tạo thành chuỗi pôlipeptit
  4. Gắn tiểu phần lớn với tiểu phần bé để tạo ribôxôm hoàn chỉnh

Câu 48: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều:

  1. Kết thúc bằng Met.
  2. Bắt đầu bằng axit amin Met.
  3. Bắt đầu bằng foocmin-Met.
  4. Bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.

Câu 49: Các protein được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều bắt đầu bằng axit amin:

  1. Mở đầu
  2. Valin
  3. Foocmyl metionin
  4. Metionin

Câu 50: Ribôxôm chuyển dịch trên phân tử mARN theo từng nấc trong quá trình giải mã, mỗi nấc đó tương ứng với:

  1. Một bộ ba ribônuclêôtit
  2. Hai bộ ba ribônuclêôtit
  3. Ba bộ ba ribônuclêôtit
  4. Bốn bộ ba ribônuclêôtit

Câu 51: Ribôxôm chuyển dịch trên phân tử mARN theo từng nấc trong quá trình giải mã, mỗi nấc đó được gọi là:

  1. Codon
  2. Triplet
  3. Anticodon
  4. Exon

Câu 52: Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, nguyên tắc bổ sung theo từng cặp nuclêôtit được thể hiện ở cơ chế nào?

  1. Cơ chế tự sao
  2. Cơ chế phiên mã
  3. Cơ chế giải mã
  4. Cả 3 cơ chế trên

Câu 53: Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, nguyên tắc nào được thể hiện ở cả 3 quá trình nhân đôi, phiên mã, dịch mã?

  1. Nguyên tắc bán bảo toàn
  2. Nguyên tắc bổ sung
  3. Nguyên tắc nửa gián đoạn
  4. Cả 3 nguyên tắc trên

Câu 54: Cơ chế di truyền nào sau đây không sử dụng nguyên tắc bổ sung?

  1. Nhân đôi ADN.   
  2. Phiên mã.
  3. Hoàn thiện mARN.   
  4. Dịchmã.

Câu 55: Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là:

  1. Đều diễn ra trong nhân tế bào.
  2. Đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
  3. Đều có sự tham gia của ARN polimeraza
  4. Đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN

Câu 56: Điểm khác nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là:

  1. Phiên mã diễn ra trong nhân tế bào còn dịch mã diễn ra ngoài tế bào chất.
  2. Chỉ có phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
  3. Phiên mã có sự tham gia của các enzim còn dịch mã thì không
  4. Phiên mã phải cắt bỏ các thành phần của mARN còn dịch mã thì không phải cắt bỏ gì của chuỗi polipeptit

Câu 57: Ở nhóm sinh vật nào thì phiên mã và dịch mã cùng 1 gen có thể diễn ra đồng thời?

  1. Sinh vật nhân sơ.
  2. Sinh vật nhân thực.
  3. A+B.
  4. Tất cá đều sai.

Câu 58: Ở nhóm sinh vật nào thì phiên mã và dịch mã cùng 1 gen không diễn ra đồng thời?

  1. Sinh vật nhân sơ.
  2. Sinh vật nhân thực.
  3. A+B.
  4. Tất cá đều sai.

Câu 59: Cho các thông tin sau đây:

(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.

(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.

(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.

Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:

  1. (1) và (4).
  2. (2) và (4).
  3. (2) và (3).
  4. (3) và (4).

Câu 60: Cho các thông tin sau đây:

(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.

(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.

(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.

(4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.

Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã chỉ có ở tế bào nhân thực hoặc tế bào nhân sơ là:

  1. (1) và (4)
  2. (2) và (4).
  3. (2) và (3)
  4. (3) và (4).

Câu 61: Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự lần lượt là Val – Trp – Lys – Pro. Biết rằng các codon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp – UGG; Val – GUU; Lys – AAG; Pro – XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói trên có trình tự nuclêôtít là:

  1. 5’ GTT – TGG – AAG – XXA 3’.
  2. 5’ TGG – XTT – XXA – AAX 3’
  3. 5’ XAA – AXX – TTX – GGT 3’
  4. 5’ GUU – UGG – AAG – XXA 3’

Câu 62: Biết các codon mã hóa các axitamin như sau:GGG-Gly;XXX-Pro;GXU-Ala;UXG-Ser;AGX-ser, XGA-Arg. Một đoạn mạch của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit của mạch bổ sung là 5’ AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 axitamin thì 4 axitamin đó là

  1. Ser-Arg-Pro-Gly
  2. pro-Gly-Ser-Ala
  3. Gly-Pro-Ser-Arg
  4. Ser-Ala-Gly-Pro

Câu 63: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau:

Côđon

5’UUA3’

5’XUU3’

5’XUG3’

5’XXU3’

5’XXX3’

5’AXU3’

5’AXG3’

5’AGA3’

5’AGG3’

5’AAA3’

Axit amin tương ứng

Lơxin (Leu)

Prôlin (Pro)

Threônin (Thr)

Acginin (Arg)

Lizin (Lys)

Ở một loài sinh vật nhân sơ, một chuỗi pôlipeptit có trình tự các axit amin: Pro – Arg – Lys – Thr. Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit trên là:

  1. 3’ GGG TXT AAT TXG 5’
  2. 3’ GGA TXT AAT TGX 5’
  3. 5’ GGA TXX TTT TXG 3’
  4. 5’ XGT TTT TXT GGG 3’

Câu 64: Các codon (bộ ba mã sao) AAU,XXX,GGG và UUU mã hóa cho các axit amin tương ứng lần lượt là: Asparagin (Asn). Prôlin (Pro), Glixin (Gli), Pheninalanin (Phe).

Đoạn mạch gốc nào sau đây sẽ mã hóa chuỗi Phe – Gli- Asn- Pro

  1. 5’….GGGATTXXXAAA….3’
  2. 5’….AAATAAXXXGGG….3’
  3. 5’….AAAXXXTTAGGG….3’
  4. 3’….AAAXXXTTAXGG…5'

Câu 65: Một đoạn mạch bổ sung của một gen ở vi khuẩn E.coli có trình tự các nuclêôtit như sau 5’ ATT GXG XGA GXX 3’. Quá trình dịch mã trên đoạn mARN do đoạn gen nói trên phiên mã có lần lượt các bộ ba đối mã tham gia như sau

  1. 3’UAA5’; 3’XGX5’; 3’GXU5’; 3’XGG5’
  2. 5’UAA3’; 5’XGX3’; 5’GXU3’; 5’XGG3’
  3. 3’AUU5’; 3’GXG5’; 3’XGA5’; 3’GXX5’
  4. 5’AUU3’; 5’GXG3’; 5’XGA3’; 5’GXX3’

Câu 66: Một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau:

3' XGA GAA TTT XGA 5' (mạch mã gốc)

5' GXT XTT AAA GXT 3'

Cho biết một số axit amin được mã hóa tương ứng với các bộ ba: XGA: acginin, GAA: axit glutamic, UUU: phênialanin, GXU: alanin, XUU: lơxin, AAA: lizin, GGU: alixin, AUG: mêtiônin.

Trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên là:

  1. axit glutamic - acginin - phênialanin - axit glutamic
  2. acginin - axit glutamic - phênialanin - acginin
  3. alanin - lơxin - lizin - alanin
  4. lơxin - alanin - valin - lizin

Câu 67: Trong một phòng thí nghiệm sinh học phân tử, trình tự các axit amin của một protein armadillo đã được xác định một phần. Các phân tử tRNA được sử dụng trong quá trình tổng hợp có anticodon sau đây: 3'UAX5', 3'XGA5', 3'GGA5', 3'GXU5', 3'UUU5', 3'GGA5'.

Trình tự nuclêôtit ADN của chuỗi bổ sung cho chuỗi ADN mã hóa cho protein armadillo

  1. 5'-ATG-GXT-GGT-XGA-AAA-XXT-3'
  2. 5'-ATG-GXT-XXT-XGA-AAA-XXT-3’
  3. 5'-ATG-GXT-GXT-XGA-AAA-GXT-3’
  4. 5'-ATG-GGT-XXT-XGA-AAA-XGT-3’

Câu 68: Một đoạn polipeptit ở sinh vật nhân sơ có trình tự các axit amin như sau: … Gly – Arg – Lys – Ser…

Bảng dưới đây mô tả các anticodon của tARN vận chuyển axit amin:

ARN VÀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ

Đoạn mạch gốc của gen mã hóa đoạn polipeptit có trình tự:

  1. 5’TXXXXATAAAAG3'
  2. 5’XTTTTATGGGGA3’.
  3. 5’AGGGGTATTTTX3’.
  4. 5’GAAAATAXXXXT3’.

Câu 69: Một đoạn mạch bổ sung của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:

5…GXT XTT AAA GXT…3.

Biết các bộ ba mã hóa các axit amin là GXU: Ala, AAA: Lys, XUU: Leu. Trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên là

  1. – Leu – Ala – Lys  – Ala –
  2. – Ala – Leu – Lys – Ala –
  3. – Lys – Ala –  Leu – Ala –
  4. – Leu – Lys –  Ala – Ala –

Câu 70: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là:

  1. Ba loại G, A, U.
  2. Ba loại U, G, X.
  3. Ba loại A, G, X.
  4. Ba loại U, A, X.

Câu 71: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng các loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này sẽ không thể thực hiện được dịch mã khi sử dụng các loại nuclêôtit là:

  1. X, G, A, U.
  2. A, U, G.
  3. A, G, X.
  4. Cả A và B.

Câu 72:Phát biểu nào sau đấy đúng. Trong quá trình dịch mã:

  1. Mỗi Riboxom có thể hoạt động trên bất kỳ mARN trưởng thành nào
  2. Mỗi axit amin đã được hoạt hóa liên kết với bất kỳ tARN nào để tạo thành phức hợp axit amin – tARN.
  3. Mỗi tARN có thể vận chuyển nhiều loại axit amin khác nhau.
  4. Trên mỗi mARN nhất định chỉ có một riboxom hoạt động.

Câu 73: Phát biểu nào sau đây sai. Trong quá trình dịch mã:

  1. Mỗi Riboxom có thể hoạt động trên bất kỳ mARN trưởng thành nào.
  2. Mỗi axit amin đã được hoạt hóa liên kết với tARN đặc hiệu của nó để tạo thành phức hợp axit amin – tARN.
  3. Có nhiều tARN khác nhau vận chuyển các axit amin khác nhau.
  4. Trên mỗi mARN nhất định chỉ có một riboxom hoạt động.

Câu 74: Sao ngược là hiện tượng:

  1. Prôtêin tống hợp ra ADN.
  2. ARN tồng hợp ra ADN.
  3. ADN tồng hợp ra ARN.
  4. Prôtêin tống hợp ra ARN.

Câu 75: Sao mã ngược là hiện tượng tổng hợp:

  1. ADN từ prôtêin.
  2. ARN từ ADN.
  3. ADN từ ARN.
  4. ARN từ prôtêin.

Câu 76: Nguyên liệu của quá trình dịch mã là

  1. axít béo
  2. nuclêôtit.
  3. glucôzơ
  4. axit amin.

Câu 77: Đơn phân cấu tạo nên phân tử protein là:

  1. lipit. 
  2. glucozơ.     
  3. axit amin
  4. nuclêôtit.

Câu 78: Đơn phân của prôtêin là

  1. axit amin
  2. nuclêôtit
  3. Axit béo 
  4. nuclêôxôm

C/ CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ

Câu 1: Trong tế bào của vi khuẩn E. coli, Gọi N là số nuclêôtit của gen cấu trúc thì số axitamin cần thiết mà môi trường nội bào phải cung cấp để tổng hợp một chuỗi pôlipeptit là:

  1. N/6 – 2.
  2. N/3 – 2.
  3. N/3 – 1.
  4. N/6 – 1.

Câu 2: Trong tế bào của vi khuẩn E. coli, ta có thể tính được số axit amin của một chuỗi pôlipeptit toornh hợp từ 1 gen theo công thức:

  1. N/6 – 2.
  2. N/6 – 1.
  3. N/3 – 1.
  4. N/3 – 2.

Câu 3: Nếu một chuỗi polypeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của nó sẽ là bao nhiêu ?

5’ -XGAUGUGUUUXXAAGUGAUGXAUAAAGAGUAGX-3’

  1. 8
  2. 6
  3. 5
  4. 9

Câu 4: Nếu một chuỗi polypeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của nó sẽ là bao nhiêu ?

5’ -XGAUGUGUUUXXAAGUGAUGXAUAAAGGGGAGUAGX-3’

  1. 8  
  2. 6
  3. 5
  4. 9

Câu 5: Một đoạn mạch gốc ADN vùng mã hóa của gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit như sau:

3’…..GXXAAAGTTAXXTTTXGG….5’
 Phân tử protein do đoạn gen đó mã hóa có bao nhiêu axit amin?

  1. 3
  2. 5
  3. 8
  4. 6

Câu 6: Số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ phân tử mARN có 1500 nuclêôtit là:

  1. 1500
  2. 498
  3. 499
  4. 500

Câu 7: Số axitamin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ phân tử mARN có 3000 nuclêôtit là:

  1. 3000
  2. 999
  3. 1000
  4. 998

Câu 8: Một mARN sơ khai phiên mã từ một gen cấu trúc ở sinh vật nhân chuẩn có các vùng và số nucleotit tương ứng như sau:

Exon 1

Intron 1

Exon 2

Intron 2

Exon 3

Intron 3

Exon 4

90

63

60

120

150

66

63

Số axit amin trong 1 phân tử protein hoàn chỉnh do mARN trên tổng hợp là: 

  1. 121
  2. 120
  3. 119
  4. 204

Câu 9: Một mARN sơ khai phiên mã từ một gen cấu trúc ở sinh vật nhân chuẩn có các vùng và số nucleotit tương ứng như sau:

Exon 1

Intron 1

Exon 2

Intron 2

Exon 3

Intron 3

Exon 4

90

63

60

120

150

66

66

Số axit amin trong 1 phân tử protein hoàn chỉnh do mARN trên tổng hợp là: 

  1. 121
  2. 120
  3. 119
  4. 204

Câu 10: Một gen (M) có chiều dài 0,51μm. Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi pôlipeptít có 399 axitamin. (M) là gen của loại sinh vật nào sau đây?

  1. Thể ăn khuẩn
  2. Virút
  3. Nấm.
  4. Vi khuẩn Ecôli.

Câu 11: Một gen (M) có chiều dài 0,408μm. Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một chuỗi pôlipeptit có 399 axitamin. (M) là gen của loại sinh vật nào sau đây?

  1. Thực vật.
  2. Virut HIV.
  3. Nấm.
  4. Vi khuẩn Ecôli.

Câu 12: Ở sinh vật nhân sơ, một gen cấu trúc có chiều dài bằng 0,408 micrômet. Hỏi chuỗi pôlipeptit do gen này tổng hợp có bao nhiêu axit amin? Biết quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra bình thường và không tính axit amin mở đầu.

  1. 399
  2. 398
  3. 400
  4. 798

Câu 13: Ở sinh vật nhân sơ, một gen cấu trúc có chiều dài bằng 0,51 micrômet. Hỏi chuỗi pôlipeptit do gen này tổng hợp có bao nhiêu axit amin? Biết quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra bình thường và không tính axit amin mở đầu.

  1. 498.
  2. 499.
  3. 500.
  4. 1498.

Câu 14: Phân tử prôtêin gồm 1 chuỗi pôlipeptit có chứa các loại axit amin như sau: 100 alanin, 80 xistêin, 70 triptôphan, 48 lơxin. Chiều dài của gen đã điều khiển tổng hợp phân tử prôtêin nói trên là:

  1. 3060 Å
  2. 3570 Å
  3. 4080 Å
  4. 4590 Å

Câu 15: Phân tử prôtêin gồm 1 chuỗi pôlipeptit có chứa các loại axit amin như sau: 125 alanin, 105 xistêin, 120 triptôphan, 98 lơxin. Chiều dài của gen đã điều khiển tổng hợp phân tử prôtêin nói trên là:

  1. 3060 Å
  2. 3570 Å
  3. 4080 Å
  4. 4590 Å

Câu 16: Một phân tử mARN dài 2040 Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:

  1. G = X = 320, A = T = 280.
  2. G = X = 240, A = T = 360.
  3. G = X = 360, A = T = 240.
  4. G = X = 280, A = T = 320.

Câu 17: Một gen ở vi khuẩn E. coli đã tổng hợp cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 axit amin. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có tỷ lệ A : U : G : X  là 1:2:3:4. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen trên là:

  1. A = T = 270; G  = X = 630.
  2. A = T = 630; G  = X = 270.
  3. A = T = 270; G  = X = 627.
  4. A = T = 627; G  = X = 270.

Câu 18: Ở sinh vật nhân sơ, một chuỗi pôlipeptit được tổng hợp đã cần 499 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có A = 447; ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Số nuclêôtit mỗi loại của mARN làm khuôn cho sự tổng hợp chuỗi pôlipeptit nói trên là?

  1. A = 448; X =350; U = G = 351
  2. U = 447; A = G = X = 351
  3. U = 448; A = G = 351; X = 350
  4. A = 447; U = G = X = 352

Câu 19: Một gen có vùng mã hóa gồm 150 chu kì xoắn. Quá trình dịch mã tạo chuỗi pôlipeptit do gen này quy định đã giải phóng ra số phân tử nước là

  1. 500.
  2. 1500.
  3. 498.
  4. 499.

Câu 20: Cho biết các phân tử tARN mang các bộ ba đội mã vận chuyển tương ứng các axit amin như sau:

- tARN mang bộ ba đổi mã AGA vận chuyển axit amin serin

- tARN mang bộ ba đổi mã GGG vận chuyển axit amin prolin

- tARN mang bộ ba đổi mã AXX vận chuyển axit amin tryptophan

- tARN mang bộ ba đổi mã AXA vận chuyển axit amin cystein

- tARN mang bộ ba đổi mã AUA vận chuyển axit amin tyrosine

- tARN mang bộ ba đổi mã AAX vận chuyển axit amin leucin

Trong quá trình tổng hợp, một phân tử Protein, phân tử mARN đã mã hóa được 50 axit amin Serin, 70 axit amin prolin, 80 axit tryptophan, 90 axit amin cysteine, 100 axit ain tyrosin, 105 axit amin leucin. Biết mã kết thúc trên phân tử mARN này là UAA. Số lượng từng loại nucleotit trên phân tử mARN đã tham gia dịch mã là.

  1. A = 102, U = 771, G = 355, X = 260
  2. A = 103, U = 772, G = 356, X = 260
  3. A = 770, U = 100, G = 260, X = 355
  4. A = 772, U = 103, G = 260, X = 356

Câu 21: Cho biết các phân tử tARN mang các bộ ba đội mã vận chuyển tương ứng các axit amin như sau:

  • tARN mang bộ ba đổi mã AGA vận chuyển axit amin serin
  • tARN mang bộ ba đổi mã GGG vận chuyển axit amin prolin
  • tARN mang bộ ba đổi mã AXX vận chuyển axit amin tryptophan
  • tARN mang bộ ba đổi mã AXA vận chuyển axit amin cystein
  • tARN mang bộ ba đổi mã AUA vận chuyển axit amin tyrosine
  • tARN mang bộ ba đổi mã AAX vận chuyển axit amin leucin

Trong quá trình tổng hợp, một phân tử Protein, phân tử mARN đã mã hóa được 55 axit amin Serin, 70 axit amin prolin, 66 axit tryptophan, 85 axit amin cysteine, 100 axit ain tyrosin, 94 axit amin leucin. Biết mã kết thúc trên phân tử mARN này là UAA. Số lượng từng loại nucleotit trên phân tử mARN đã tham gia dịch mã là.

  1. A= 734, U=100, X=311, G = 265
  2. A = 100, U = 734, G = 311, X = 265
  3. A = 737, U = 102, G = 266, X = 311
  4. A = 103, U = 736, G = 312, X = 265

Câu 22: Một gen ở sinh vật nhân sơ tự nhân đôi 4 đợt liên tiếp thu được các gen con. Các gen con này đều được phiên mã 5 lần thu được các mARN. Mỗi mARN được tạo thành có 6 lần riboxom trượt qua để dịch mã. Theo lí thuyết, số chuỗi polipeptit được tổng hợp trong quá trình dịch mã trên là :

  1. 480
  2. 240
  3. 960
  4. 120

Câu 23: Một gen ở sinh vật nhân sơ tự nhân đôi 3 đợt liên tiếp thu được các gen con. Các gen con này đều được phiên mã 5 lần thu được các mARN. Mỗi mARN được tạo thành có 3 lần riboxom trượt qua để dịch mã. Theo lí thuyết, số chuỗi polipeptit được tổng hợp trong quá trình dịch mã trên là:

  1. 480
  2. 240  
  3. 960
  4. 120

Câu 24: Số liên kết peptit được hình thành khi phân tử mARN dài 0,408 micrômet tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit là:

  1. 404 liên kết
  2. 402 liên kết
  3. 400 liên kết
  4. 398 liên kết

Câu 25: Số liên kết peptit được hình thành khi phân tử mARN dài 0,255 micrômet tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit là:

  1. 750 liên kết
  2. 250 liên kết
  3. 248 liên kết
  4. 249 liên kết

Câu 26: Phân tử mARN dài 3366 Å. Có một ribôxôm trượt qua 1 lần trên mARN mất 33 giây. Hãy cho biết tốc độ giữ mã của ribôxôm là bao nhiêu axit amin trong một giây?

  1. 12
  2. 10
  3. 8
  4. 6

Câu 27: Phân tử mARN dài 5100 Å. Có một ribôxôm trượt qua 1 lần trên mARN mất 50 giây. Hãy cho biết tốc độ giữ mã của ribôxôm là bao nhiêu axit amin trong một giây?

  1. 12
  2. 6
  3. 8
  4. 10

Câu 28: Phân tử mARN có chiều dài 4488 ăngstron để cho 6 ribôxôm trượt không lặp lại. Tổng số axit amin đã được các phân tử tARN mang vào để giải mã là:

  1. 4362 axit amin
  2. 3426 axit amin
  3. 2346 axit amin
  4. 2634 axit amin

Câu 29: Phân tử mARN có chiều dài 3468 ăngstron để cho 5 ribôxôm trượt không lặp lại. Tổng số axit amin đã được các phân tử tARN mang vào để giải mã là:

  1. 1695 axit amin   
  2. 5100 axit amin
  3. 1700 axit amin  
  4. 2034 axit amin

Bài giảng: Bài 2: Phiên mã và dịch mã - Cô Kim Tuyến (Giáo viên VietJack)

Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 chọn lọc, năm 2024 (có đáp án) hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học