Tổng hợp công thức Sinh học lớp 12 hay, chi tiết

Việc nhớ chính xác một công thức Sinh học lớp 12 trong hàng trăm công thức không phải là việc dễ dàng, với mục đích giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc nhớ Công thức, VietJack biên soạn bản tóm tắt Công thức Sinh học lớp 12 đầy đủ, chi tiết được biên soạn theo từng phần. Hi vọng loạt bài này sẽ như là cuốn sổ tay công thức giúp bạn nắm vững kiến thức môn Sinh học để tự tin bước vào kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Công thức về Cấu trúc ADN

I. Tính số nucleotit của ADN hoặc gen

1. Đối với mỗi mạch của gen

- Trong ADN, 2 mạch bổ sung nhau, nên số nu và chiều dài của 2 mạch bằng nhau

A1 + T1 + G1 + X1 = A2 + T2 + G2 + X2 = Công thức về Cấu trúc ADN hay, chi tiết

- Trong cùng một mạch, A và T cũng như G và X, không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải bằng nhau.

- Sự bổ sung chỉ có giữa 2 mạch: A của mạch này bổ sung với T của mạch kia, G của mạch này bổ sung với X của mạch kia . Vì vậy, số nu mỗi loại ở mạch 1 bằng số nu loại bổ sung mạch 2.

A1 = T2;      T1 = A2;      G1 = X2;      X1 = G2

2. Đối với cả 2 mạch:

- Số nu mỗi loại của ADN là số nu loại đó ở cả 2 mạch:

A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2

G = X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2

- Chú ý: Khi tính tỉ lệ %

Công thức về Cấu trúc ADN hay, chi tiết

* Ghi nhớ: Tổng 2 loại nu khác nhóm bổ sung luôn luôn bằng nửa số nu của ADN hoặc bằng 50% số nu của ADN : Ngược lại nếu biết:

+ Tổng 2 loại nu = Công thức về Cấu trúc ADN hay, chi tiết  hoặc bằng 50% thì 2 loại nu đó phải khác nhóm bổ sung

+ Tổng 2 loại nu khác = Công thức về Cấu trúc ADN hay, chi tiết  hoặc khác 50% thì 2 loại nu đó phải cùng nhóm bổ sung

3. Tổng số nu của ADN (N)

- Tổng số nu của ADN là tổng số của 4 loại nu A + T + G + X. Nhưng theo nguyên tắc bổ sung (NTBS), ta có:  A = T , G = X. Vì vậy , tổng số nu của ADN được tính là :

N = 2A + 2G = 2T + 2X hay N = 2(A+ G)

Do đó A + G = Công thức về Cấu trúc ADN hay, chi tiết hoặc %A + %G = 50%

4. Tính số chu kì xoắn (C)

- Một chu kì xoắn gồm 10 cặp nu = 20 nu. khi biết tổng số nu (N) của ADN:

Công thức về Cấu trúc ADN hay, chi tiết

5. Tính khối lượng phân tử ADN (M):

- Một nu có khối lượng trung bình là 300 đvc. khi biết tổng số nu suy ra

M = N × 300 đvc

6. Tính chiều dài của phân tử ADN (L):

- Phân tử ADN là 1 chuỗi gồm 2 mạch đơn chạy song song và xoắn đều đặn quanh 1 trục, vì vậy chiều dài của ADN là chiều dài của 1 mạch và bằng chiều dài trục của nó. Mỗi mạch có Công thức về Cấu trúc ADN hay, chi tiết  nuclêôtit, độ dài của 1 nu là 3,4 Å

Công thức về Cấu trúc ADN hay, chi tiết

- Đơn vị thường dùng:

+ 1 micromet = 104 angstron (Å)

+ 1 micromet = 103 nanomet (nm)

+ 1 mm = 103 micromet = 106 nm = 107

II. Tính số liên kết Hiđrô và liên kết Hóa Trị Đ – P

1. Số liên kết Hiđrô (H)

+ A của mạch này nối với T ở mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô

+ G của mạch này nối với X ở mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô

- Vậy số liên kết hiđrô của gen là:

H = 2A + 3 G hoặc H = 2T + 3X

2. Số liên kết hoá trị (HT)

a) Số liên kết hoá trị nối các nu trên 1 mạch gen: Công thức về Cấu trúc ADN hay, chi tiết  – 1

- Trong mỗi mạch đơn của gen , 2 nu nối với nhau bằng 1 liên kết hoá trị, 3 nu nối nhau bằng 2 liên kết hoá trị, ...  Công thức về Cấu trúc ADN hay, chi tiết nu nối với nhau bằng Công thức về Cấu trúc ADN hay, chi tiết  – 1 liên kết hóa trị

b) Số liên kết hoá trị nối các nu trên 2 mạch gen: Công thức về Cấu trúc ADN hay, chi tiết

c) Số liên kết hoá trị đường – photphát trong gen (HT Đ – P)

- Ngoài các liên kết hoá trị nối giữa các nu trong gen thì trong mỗi nu có 1 lk hoá trị gắn thành phần của H3PO4 vào thành phần đường . Do đó số liên kết hoá trị Đ – P trong cả ADN là:

Công thức về Cấu trúc ADN hay, chi tiết

Công thức về cơ chế tự nhân đôi của ADN

I . Tính số nucleotit tự do cần dùng

1. Qua 1 lần tự nhân đôi (tự sao, tái sinh, tái bản)

+ Khi ADN tự nhân đôi hoàn toàn 2 mạch đều liên kết các nu tự do theo NTBS: AADN nối với TTự do và ngược lại; GADN nối với XTự do và ngược lại. Vì vây số nu tự do mỗi loại cần dùng bằng số nu mà loại nó bổ sung

Atd = Ttd = A = T ; Gtd = Xtd = G = X

+ Số nu tự do cần dùng bằng số nu của AND: Ntd = N

2. Qua nhiều đợt tự nhân đôi (x đợt)

- Tính số ADN con

+ 1 ADN mẹ qua 1 đợt tự nhân đôi tạo 2 = 21 ADN con

+ 1 ADN mẹ qua 2 đợt tự nhân đôi tạo 4 = 22 ADN con

+ 1 ADN mẹ qua3 đợt tự nhân đôi tạo 8 = 23 ADN con

+ 1 ADN mẹ qua x đợt tự nhân đôi tạo 2x ADN con

Vậy: Tổng số ADN con = 2x

- Dù ở đợt tự nhân đôi nào, trong số ADN con tạo ra từ 1 ADN ban đầu , vẫn có 2 ADN con mà mỗi ADN con này có chứa 1 mạch cũ của ADN mẹ. Vì vậy số ADN con còn lại là có cả 2 mạch cấu thành hoàn toàn từ nu mới của môi trường nội bào.

Số ADN con có 2 mạch đều mới = 2x – 2

+ Tính số nu tự do cần dùng:

- Số nu tự do cần dùng thì ADN trải qua x đợt tự nhân đôi bằng tổng số nu sau cùng trong các ADN con trừ số nu ban đầu của ADN mẹ

+ Tổng số nu sau cùng trong trong các ADN con: N.2x

+ Số nu ban đầu của ADN mẹ: N

- Vì vậy tổng số nu tự do cần dùng cho 1 ADN qua x đợt tự nhân đôi:

+ ∑Ntd = N.2x – N = N(2x – 1)

- Số nu tự do mỗi loại cần dùng là:

+ ∑Atd = ∑Ttd = A(2x – 2)

+ ∑Gtd = ∑Xtd = G(2x – 2)

- Nếu tính số nu tự do của ADN con mà có 2 mạch hoàn toàn mới:

+ ∑Ntd mới = N(2x – 2)

+ ∑Atd mới = ∑Ttd mới = A(2x – 2)

+ ∑Gtd mới = ∑Xtd mới = G(2x – 2)

II .Tính số liên kết hidro; liên kết hóa trị Đ – P được hình thành hoặc bị phá vỡ

1. Qua 1 đợt tự nhân đôi

a. Tính số liên kết hiđrôbị phá vỡ và số liên kết hiđrô được hình thành:

Khi ADN tự nhân đôi hoàn toàn :

- 2 mạch ADN tách ra , các liên kết hiđrô giữa 2 mạch đều bị phá vỡ nên số liên kết hiđrô bị phá vỡ bằng số liên kết hiđrô của ADN

Hbị đứt = HADN

- Mỗi mạch ADN đều nối các nu tự do theo NTBS bằng các liên kết hiđrô nên số liên kết hiđrô được hình thành là tổng số liên kết hiđrô của 2 ADN con

Hht=  2.HADN

b. Số liên kết hoá trị được hình thành:

- Trong quá trình tự nhân đôi của ADN , liên kết hoá trị Đ –P nối các nu trong mỗi mạch của ADN không bị phá vỡ . Nhưng các nu tự do đến bổ sung thì dược nối với nhau bằng liên kết hoá trị để hình thành 2 mạch mới

- Vì vậy số liên kết hoá trị được hình thành bằng số liên kết hoá trị nối các nu với nhau trong 2 mạch của ADN

Công thức về cơ chế tự nhân đôi của ADN hay, chi tiết

2. Qua nhiều đợt tự nhân đôi (x đợt)

a. Tính tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ và tổng số liên kết hidrô hình thành:

-Tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ:

∑Hbị phá vỡ = H(2x – 1)

- Tổng số liên kết hidrô được hình thành:

∑Hht = H×2x

b. Tổng số liên kết hoá trị được hình thành:

- Liên kết hoá trị được hình thành là những liên kết hoá trị nối các nu tự do lại thành chuỗi mạchpolinucleotit mới

- Số liên kết hoá trị nối các nu trong mỗi mạch đơn: Công thức về cơ chế tự nhân đôi của ADN hay, chi tiết  – 1

- Trong tổng số mạch đơn của các ADN con còn có 2 mạch cũ của ADN mẹ được giữ lại

- Do đó số mạch mới trong các ADN con là 2.2x – 2, vì vây tổng số liên kết hoá trị được hình thành là:

Công thức về cơ chế tự nhân đôi của ADN hay, chi tiết

III. Tính thời gian sao mã

- Có thể quan niệm sự liên kết các nu tự do vào 2 mạch của ADN là đồng thời, khi mạch này tiếp nhân và đóng góp dược bao nhiêu nu thì mạch kia cũng liên kết được bay nhiêu nu

- Tốc độ tự sao: Số nu dược tiếp nhận và liến kết trong 1 giây

1. Tính thời gian tự nhân đôi (tự sao)

Thời gian để 2 mạch của ADN tiếp nhận và kiên kết nu tự do

- Khi biết thời gian để tiếp nhận và liên kết trong 1 nu là dt , thời gian tự sao dược tính là:

Công thức về cơ chế tự nhân đôi của ADN hay, chi tiết

- Khi biết tốc độ tự sao (mỗi giây liên kết được bao nhiêu nu )thì thời gian tự nhân đôi của ADN là:

Công thức về cơ chế tự nhân đôi của ADN hay, chi tiết

Công thức về Cấu trúc ARN

I. Tính số ribonucleotit của ARN:

- ARN thường gồm 4 loại ribônu : A , U, G, X và được tổng hợp từ 1 mạch ADN theo NTBS . Vì vâỵ số ribônu của ARN bằng số nu 1 mạch của ADN

Công thức về Cấu trúc ARN hay, chi tiết

- Trong ARN A và U cũng như G và X không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải bằng nhau. Sự bổ sung chỉ có giữa A, U , G, X của ARN lần lượt với T, A, X, G của mạch gốc ADN. Vì vậy số ribônu mỗi loại của ARN bằng số nu bổ sung ở mạch gốc ADN.

rA = Tgốc ; rU = Agốc

rG = Xgốc ; rX = Ggốc

* Chú ý: Ngược lại , số lượng và tỉ lệ % từng loại nu của ADN được tính như sau:

+ Số lượng:

A = T = rA + rU

G = X = rR + rX

+ Tỉ lệ %:

Công thức về Cấu trúc ARN hay, chi tiết

II. Tính khối lượng phân tử ARN (MARN)

- Một ribônu có khối lượng trung bình là 300 đvc, nên:

Công thức về Cấu trúc ARN hay, chi tiết

III. Tính chiều dài và số liên kết hóa trị Đ – P của ARN

1. Tính chiều dài:

- ARN gồm có mạch rN ribônu với độ dài 1 nu là 3,4 A0 . Vì vậy chiều dài ARN bằng chiều dài AND tổng hợp nên ARN đó:

- Vì vậy:

Công thức về Cấu trúc ARN hay, chi tiết

2. Tính số liên kết hoá trị Đ – P:

- Trong chuỗi mạch ARN: 2 ribônu nối nhau bằng 1 liên kết hoá trị, 3 ribônu nối nhau bằng 2 liên kết hoá trị ...Do đó số liên kết hoá trị nối các ribônu trong mạch ARN là rN – 1

- Trong mỗi ribônu có 1 liên kết hoá trị gắn thành phần axit H3PO4 vào thành phần đường . Do đó số liên kết hóa trị loại này có trong rN ribônu là rN

- Vậy số liên kết hoá trị Đ – P của ARN là:

HTARN = rN – 1 + rN = 2×rN – 1

Công thức về cơ chế tổng hợp ARN

I . Tính số ribonucleotit tự do cần dùng

1. Qua 1 lần sao mã:

- Khi tổng hợp ARN , chỉ mạch gốc của ADN làm khuôn mẫu liên các ribônu tự do theo NTBS:

AADN nối UARN ; TADN nối AARN

GADN nối XARN ; XADN nối GARN

- Vì vậy:

+ Số ribônu tự do mỗi loại cần dùng bằng số nu loại mà nó bổ sung trên mạch gốc của ADN:

rAtd = Tgốc ; rUtd = Agốc

rGtd = Xgốc ; rXtd = Ggốc

+ Số ribônu tự do các loại cần dùng bằng số nu của 1 mạch AND:

Công thức về cơ chế tổng hợp ARN hay, chi tiết

2. Qua nhiều lần sao mã (k lần)

- Mỗi lần sao mã tạo nên 1 phân tử ARN nên số phân tử ARN sinh ra từ 1 gen bằng số lần sao mã của gen đó.

Số phân tử ARN = Số lần sao mã = K

- Số ribônu tự do cần dùng là số ribônu cấu thành các phân tử ARN . Vì vậy qua K lần sao mã tạo thành các phân tử ARN thì tổng số ribônu tự do cần dùng là:

td = K . rN

+ Suy luận tương tự , số ribônu tự do mỗi loại cần dùng là :

td = K. rA = K . Tgốc ; td = K. rU = K . Agốc

td = K. rG = K . Xgốc ; td = K. rX = K . Ggốc

* Chú ý: Khi biết số ribônu tự do cần dùng của 1 loại:

+ Muốn xác định mạch khuôn mẫu và số lần sao mã thì chia số ribônu đó cho số nu loại bổ sung ở mạch 1 và mạch 2 của ADN => Số lần sao mã phải là ước số giữa số ribbônu đó và số nu loại bổ sung ở mạch khuôn mẫu.

+ Trong trường hợp căn cứ vào 1 loại ribônu tự do cần dùng mà chưa đủ xác định mạch gốc, cần có số ribônu tự do loại khác thì số lần sao mã phải là ước số chung giữa só ribônu tự do mỗi loại cần dùng với số nu loại bổ sung của mạch gốc.

II. Tính số liên kết hidro và liên kết hóa trị Đ – P:

1. Qua 1 lần sao mã:

a. Số liên kết hidro:

Hđứt = HADN

Hht = HADN

=> Hđứt = Hht = HADN

b. Số liên kết hoá trị:

HTht= rN – 1

2. Qua nhiều lần sao mã (K lần):

a. Tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ:

∑Hphá vỡ = K . H

b. Tổng số liên kết hoá trị hình thành:

∑Hht = K(rN – 1)

III. Tính thời gian sao mã

* Tốc độ sao mã: Số ribônu được tiếp nhận và liên kết nhau trong 1 giây.

*Thời gian sao mã:

- Đối với mỗi lần sao mã: là thời gian để mạch gốc của gen tiếp nhận và liên kết các ribônu tự do thành các phân tử ARN

+ Khi biết thời gian để tiếp nhận 1 ribônu là dt thì thời gian sao mã là:

TGsao mã = dt×rN

+ Khi biết tốc độ sao mã (mỗi giây liên kết được bao nhiêu ribônu) thì thời gian sao mã là :

Công thức về cơ chế tổng hợp ARN hay, chi tiết

- Đối với nhiều lần sao mã (K lần):

+ Nếu thời gian chuyển tiếp giữa 2 lần sao mã mà không đáng kể thi thời gian sao mã nhiều lần là:

TGsao mã nhiều lần = K×TGsao mã 1 lần

+ Nếu TG chuyển tiếp giữa 2 lần sao mã liên tiếp đáng kể là Δt thời gian sao mã nhiều lần là :

TGsao mã nhiều lần = K×TGsao mã 1 lần + (K-1)×Δt