Tổng hợp Công thức ARN (đầy đủ, chi tiết)
Việc nhớ chính xác một công thức Sinh học lớp 12 trong hàng trăm công thức không phải là việc dễ dàng, với mục đích giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc nhớ Công thức, VietJack biên soạn bản tóm tắt Tổng hợp Công thức ARN đầy đủ, chi tiết đầy đủ, chi tiết. Hi vọng loạt bài này sẽ như là cuốn sổ tay công thức giúp bạn nắm vững kiến thức môn Sinh học để tự tin bước vào kì thi tốt nghiệp THPT.
A. CẤU TRÚC ARN
I. Tính số ribonucleotit của ARN:
- ARN thường gồm 4 loại ribônu : A , U, G, X và được tổng hợp từ 1 mạch ADN theo NTBS . Vì vâỵ số ribônu của ARN bằng số nu 1 mạch của ADN
- Trong ARN A và U cũng như G và X không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải bằng nhau. Sự bổ sung chỉ có giữa A, U , G, X của ARN lần lượt với T, A, X, G của mạch gốc ADN. Vì vậy số ribônu mỗi loại của ARN bằng số nu bổ sung ở mạch gốc ADN.
rA = Tgốc ; rU = Agốc
rG = Xgốc ; rX = Ggốc
* Chú ý: Ngược lại , số lượng và tỉ lệ % từng loại nu của ADN được tính như sau:
+ Số lượng:
A = T = rA + rU
G = X = rR + rX
+ Tỉ lệ %:
II. Tính khối lượng phân tử ARN (MARN)
- Một ribônu có khối lượng trung bình là 300 đvc, nên:
III. Tính chiều dài và số liên kết hóa trị Đ – P của ARN
1. Tính chiều dài:
- ARN gồm có mạch rN ribônu với độ dài 1 nu là 3,4 A0 . Vì vậy chiều dài ARN bằng chiều dài AND tổng hợp nên ARN đó:
- Vì vậy:
2. Tính số liên kết hoá trị Đ – P:
- Trong chuỗi mạch ARN: 2 ribônu nối nhau bằng 1 liên kết hoá trị, 3 ribônu nối nhau bằng 2 liên kết hoá trị ...Do đó số liên kết hoá trị nối các ribônu trong mạch ARN là rN – 1
- Trong mỗi ribônu có 1 liên kết hoá trị gắn thành phần axit H3PO4 vào thành phần đường . Do đó số liên kết hóa trị loại này có trong rN ribônu là rN
- Vậy số liên kết hoá trị Đ – P của ARN là:
HTARN = rN – 1 + rN = 2×rN – 1
B. CƠ CHẾ TỔNG HỢP ARN
I . Tính số ribonucleotit tự do cần dùng
1. Qua 1 lần sao mã:
- Khi tổng hợp ARN , chỉ mạch gốc của ADN làm khuôn mẫu liên các ribônu tự do theo NTBS:
AADN nối UARN ; TADN nối AARN
GADN nối XARN ; XADN nối GARN
- Vì vậy:
+ Số ribônu tự do mỗi loại cần dùng bằng số nu loại mà nó bổ sung trên mạch gốc của ADN:
rAtd = Tgốc ; rUtd = Agốc
rGtd = Xgốc ; rXtd = Ggốc
+ Số ribônu tự do các loại cần dùng bằng số nu của 1 mạch AND:
2. Qua nhiều lần sao mã (k lần)
- Mỗi lần sao mã tạo nên 1 phân tử ARN nên số phân tử ARN sinh ra từ 1 gen bằng số lần sao mã của gen đó.
Số phân tử ARN = Số lần sao mã = K
- Số ribônu tự do cần dùng là số ribônu cấu thành các phân tử ARN . Vì vậy qua K lần sao mã tạo thành các phân tử ARN thì tổng số ribônu tự do cần dùng là:
td = K . rN
+ Suy luận tương tự , số ribônu tự do mỗi loại cần dùng là :
td = K. rA = K . Tgốc ; td = K. rU = K . Agốc
td = K. rG = K . Xgốc ; td = K. rX = K . Ggốc
* Chú ý: Khi biết số ribônu tự do cần dùng của 1 loại:
+ Muốn xác định mạch khuôn mẫu và số lần sao mã thì chia số ribônu đó cho số nu loại bổ sung ở mạch 1 và mạch 2 của ADN => Số lần sao mã phải là ước số giữa số ribbônu đó và số nu loại bổ sung ở mạch khuôn mẫu.
+ Trong trường hợp căn cứ vào 1 loại ribônu tự do cần dùng mà chưa đủ xác định mạch gốc, cần có số ribônu tự do loại khác thì số lần sao mã phải là ước số chung giữa só ribônu tự do mỗi loại cần dùng với số nu loại bổ sung của mạch gốc.
II. Tính số liên kết hidro và liên kết hóa trị Đ – P:
1. Qua 1 lần sao mã:
a. Số liên kết hidro:
Hđứt = HADN
Hht = HADN
=> Hđứt = Hht = HADN
b. Số liên kết hoá trị:
HTht= rN – 1
2. Qua nhiều lần sao mã (K lần):
a. Tổng số liên kết hidrô bị phá vỡ:
∑Hphá vỡ = K . H
b. Tổng số liên kết hoá trị hình thành:
∑Hht = K(rN – 1)
III. Tính thời gian sao mã
* Tốc độ sao mã: Số ribônu được tiếp nhận và liên kết nhau trong 1 giây.
*Thời gian sao mã:
- Đối với mỗi lần sao mã: là thời gian để mạch gốc của gen tiếp nhận và liên kết các ribônu tự do thành các phân tử ARN
+ Khi biết thời gian để tiếp nhận 1 ribônu là dt thì thời gian sao mã là:
TGsao mã = dt×rN
+ Khi biết tốc độ sao mã (mỗi giây liên kết được bao nhiêu ribônu) thì thời gian sao mã là :
- Đối với nhiều lần sao mã (K lần):
+ Nếu thời gian chuyển tiếp giữa 2 lần sao mã mà không đáng kể thi thời gian sao mã nhiều lần là:
TGsao mã nhiều lần = K×TGsao mã 1 lần
+ Nếu TG chuyển tiếp giữa 2 lần sao mã liên tiếp đáng kể là Δt thời gian sao mã nhiều lần là :
TGsao mã nhiều lần = K×TGsao mã 1 lần + (K-1)×Δt
Xem thêm các công thức Sinh học lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT hay khác:
- Công thức Cấu trúc ARN
- Công thức cơ chế tổng hợp ARN
- Công thức Protein (tính số bộ ba mật mã, số axit amin, số liên kết peptit)
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)