Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 10 Học kì 1, Học kì 2 quan trọng
Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 10 Học kì 1, Học kì 2 quan trọng sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, dễ dàng tổng kết lại kiến thức đã học từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí 10.
Công thức tính tốc độ trung bình
1. Định nghĩa
- Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
- Tốc độ trung bình là đại lượng cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động và được xác định bằng thương số giữa quãng đường đi được với thời gian chuyển động.
2. Công thức
Trong đó:
vtb: là tốc độ trung bình (m/s)
S: Tổng quãng đường đi được (m)
t: tổng thời gian đi được (s)
s1, s2, …sn là những quãng đường đi được trong những khoảng thời gian t1, t2, …, tn.
3. Kiến thức mở rộng
- Từ công thức tính tốc độ trung bình, ta có thể tính:
+ Thời gian đi được:
+ Quãng đường đi được: S = vtb.t
- Bảng đơn vị vận tốc:
Đơn vị đo độ dài |
m |
m |
km |
km |
cm |
Đơn vị đo thời gian |
s |
phút |
h |
s |
s |
Đơn vị đo vận tốc |
m/s |
m/phút |
km/h |
km/s |
cm/s |
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: m/s và km/h.
Lưu ý:
- Trong chuyển động thẳng khi chiều chuyển động của vật không đổi thì vận tốc trung bình tương đương với tốc độ trung bình vì độ dời trùng với quãng đường đi được.
- Phân biệt giữa quãng đường đi được và độ dời:
+ Quãng đường đi được:
+ Độ dời = độ biến thiên tọa độ = tọa độ cuối - tọa độ đầu
Công thức tính vận tốc trung bình
1. Định nghĩa
- Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
- Ở lớp 8, công thức vận tốc trung bình được sử dụng trong chuyển động không đều:
Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức:
- Ở lớp 10: Trong chuyển động thẳng, vectơ vận tốc trung bình có phương trùng với đường thẳng quỹ đạo. Vận tốc trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 cho biết, nếu chất điểm giữ nguyên vận tốc bằng vận tốc trung bình thì trong khoảng thời gian đó nó sẽ đi được quãng đường M1M2.
2. Công thức
- Chọn trục tọa độ Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo thì giá trị đại số của vectơ vận tốc trung bình bằng:
Trong đó:
+ x1, x2: tọa độ của chất điểm tại các thời điểm t1, t2
+ Δx là độ dời của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2
- Từ công thức tính vận tốc trung bình, ta có thể tính:
+ Thời gian đi được:
+ Quãng đường đi được: Δx = vtb.Δt
3. Kiến thức mở rộng
- Nếu chất điểm chuyển động theo một chiều và lấy chiều đó làm chiều dương của trục tọa độ thì độ dời trùng với quãng đường đi được.
- Phân biệt giữa quãng đường đi được và độ dời:
+ Quãng đường đi được:
+ Độ dời = độ biến thiên tọa độ = tọa độ cuối - tọa độ đầu
Công thức tính vận tốc tức thời
1. Khái niệm
- Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.
- Vận tốc tức thời v tại thời điểm t đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó.
- Tại mỗi điểm trên quỹ đạo, vận tốc tức thời của vật không những có một độ lớn nhất định, mà còn có phương và chiều xác định. Để đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương, chiều, người ta đưa khái niệm vectơ vận tốc tức thời.
Vectơ vận tốc tức thời của một vật tại một điểm là một vectơ có gốc tại vật chuyển động, có hướng của chuyển động và có độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ xích nào đó.
2. Công thức
- Trong khoảng thời gian rất ngắn Δt , xe rời được một đoạn đường Δs rất ngắn thì độ lớn của vận tốc tức thời của xe được tính bằng:
- Công thức tính vận tốc tức thời của vật ở những thời điểm khác nhau: v = v0 + a.t (với gốc thời gian lấy ở thời điểm t0 )
Trong đó:
+ v là vận tốc tại thời điểm t (m/s)
+ v0 là vận tốc ban đầu (m/s)
+ a là gia tốc
Chú ý:
+ Chuyển động nhanh dần thì v0.a > 0
+ Chuyển động chậm dần thì v0.a < 0
3. Kiến thức mở rộng
- Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều, hoặc giảm đều theo thời gian.
- Chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian gọi là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
- Chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian gọi là chuyển động thẳng chậm dần đều.
- Khi nói vận tốc của vật tại vị trí hoặc thời điểm nào đó, ta hiểu đó là vận tốc tức thời.
-Trên một xe máy đang chạy thì đồng hồ tốc độ (tốc kế) trước mặt người lái xe chỉ độ lớn của vận tốc tức thời của xe.
4. Bài tập minh họa
Câu 1: Sau khi xuất phát được 5s, vận tốc tức thời của một tên lửa là 360km/h. Coi tên lửa tăng tốc đều đặn.
a. Lập công thức tính vận tốc tức thời của tên lửa?
b. Tính vận tốc tức thời của tên lửa sau khi xuất phát được 10s?
Lời giải:
a. Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động.
Gốc thời gian là thời điểm tên lửa xuất phát: t0 = 0.
Có: v1 = 0; v2 = 360km/h = 100m/s ; Δt = 5s.
=> Lúc t0 = 0, thì v0 = 0 => v = v0 + a.(t – t0) = 0 + 20 (t - 0) = 20t (m/s)
b. Vận tốc tức thời của tên lửa sau khi xuất phát được 10s:
v = 20t = 20. 10 = 200m/s = 720km/h.
Câu 2: Phương trình chuyển động của một vật có dạng: x = 3 – 4t + 2t2 . Tìm biểu thức vận tốc tức thời của vật theo thời gian.
Lời giải:
x = 3 – 4t + 2t2 là phuong trình của một chuyển động thẳng biến đổi đều, có dạng:
x0 = 3; v0 = -4; a = 4
=> Vận tốc tức thời: v = v0 + at = - 4 + 4t
..........................
..........................
..........................
Trên đây là phần tóm tắt một số công thức Vật Lí lớp 10 Học kì 1, Học kì 2 năm học 2021 - 2022 quan trọng, để xem chi tiết mời quí bạn đọc vào từng công thức trên!
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)