Bộ câu hỏi ôn tập Vật Lí lớp 10 Chương 4 có đáp án chi tiết
Để hiểu rõ, nắm vững các khái niệm, định nghĩa cũng như công thức quan trọng của môn Vật Lí lớp 10, loạt bài tổng hợp trên 200 câu hỏi ôn tập môn Vật Lí 10 Chương 4: Các định luật bảo toàn chọn lọc, có trả lời chi tiết giúp bạn củng cố kiến thức từ đó ôn tập đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí 10.
Xung lượng của lực là gì? Đơn vị của xung lượng của lực là gì?
Chuyển động bằng phản lực là gì? Vận tốc của vật trong chuyển động này được xác định như thế nào?
Nêu mối quan hệ giữa độ biến thiên động năng và công của lực tác dụng.
Thế năng trọng trường là gì? Biểu thức tính thế năng trọng trường.
Độ biến thiên thế năng trọng trường có liên hệ với công của trọng lực như thế nào?
Nêu sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.
Câu hỏi: Động lượng là gì? Biểu thức và đơn vị của động lượng
Trả lời:
Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc là đại lượng được xác định bởi công thức:
Động lượng là một vecto cùng hướng với vận tốc của vật.
Độ lớn của động lượng được tính bằng công thức: p = m.v
Đơn vị của động lượng là kilogam mét trên giây (kí hiệu kg.m/s).
Ví dụ: Một viên bi nặng 10 g đang chuyển động với vận tốc 5m/s thì động lượng có độ lớn là p = m.v = 0,01.5 = 0,05 kg.m/s.
Vecto động lượng của viên bi được biểu diễn như hình sau:
Câu hỏi: Xung lượng của lực là gì? Đơn vị của xung lượng của lực là gì?
Trả lời:
Xung lượng của lực tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian ∆t được tính bằng tích
Ở đây, ta giả thiết lực không đổi trong thời gian tác dụng ∆t.
Đơn vị của xung lượng của lực là niu tơn giây (kí hiệu N.s).
Từ định nghĩa động lượng và xung lượng, ta có thể viết:
Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
Ý nghĩa: Lực đủ mạnh tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian hữu hạn thì có thể gây ra biến thiên động lượng của vật.
Ví dụ: Dũng dùng chân đá một lực 50N tác dụng vào quả bóng có khối lượng 0,1 kg ban đầu nằm yên; thời gian tác dụng lực là 0,01s. Xác định vận tốc của quả bóng ngay sau cú đá.
Bài làm:
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả bóng ngay sau cú đá.
Ban đầu quả bóng nằm yên nên nó có động lượng
Áp dụng công thức về độ biến thiên động lượng và xung lượng:
Về mặt độ lớn, ta có:
Vậy vận tốc của quả bóng ngay sau cú đá là 5 m/s.
Câu hỏi: Thế nào là hệ cô lập - hệ kín?
Trả lời:
Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập (hay hệ kín) khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau.
Trong một hệ cô lập, chỉ có các nội lực tương tác giữa các vật. Các nội lực này theo định luật III Niu tơn trực đối nhau từng đôi một.
Ví dụ: Hai quả cầu nhỏ hút nhau bởi cặp nội lực trực đối như hình vẽ sau:
Hoặc một viên đạn đại bác bị nổ, trong thời gian nổ, nội lực rất lớn so với các ngoại lực tác dụng nên ta có thể coi nó là một hệ cô lập.
Hình ảnh một viên đạn bị nổ thành nhiều mảnh nhỏ.
..........................
..........................
..........................
Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Vật Lí lớp 10 hay và chi tiết khác:
- Chương 1. Chuyển động học chất điểm
- Chương 2. Động lực học chất điểm
- Chương 3. Cân bằng và chuyển động của vật rắn
- Chương 5. Chất khí
- Chương 6. Cơ sở của nhiệt động lực học
- Chương 7. Chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)