Công thức tính trọng lượng (hay, chi tiết)

Công thức tính trọng lượng đầy đủ, chi tiết nhất Vật Lí lớp 10 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi Vật Lí 10.

Bài viết Công thức tính trọng lượng đầy đủ, chi tiết nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Ví dụ minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính trọng lượng đầy đủ, chi tiết nhất Vật Lí 10.

1. Khái niệm

- Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. Đơn vị của khối lượng là kilôgam (kg). Người ta dùng cân để đo khối lượng.

- Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực hút của Trái Đất gọi là trọng lực. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.

 Công thức tính trọng lượng

- Trọng lượng của một vật là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật đó. Đơn vị là niutơn (N).

2. Công thức

P = m.g

Trong đó:

+ P là trọng lượng của vật (N).

+ m là khối lượng của vật (kg).

+ g là gia tốc trọng trường (m/s2).

                                  Công thức tính trọng lượng

3. Kiến thức mở rộng

- Trọng lượng của một vật phụ thuộc vào vị trí của vật trên Trái Đất hay nói cách khác phụ thuộc vào gia tốc rơi tự do. Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào độ cao h so với mặt đất. Càng lên cao, trọng lượng của vật càng giảm do gia tốc rơi tự do giảm còn khối lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.

+ Gia tốc trọng trường thường lấy trên bề mặt trái đất, g = 9,8 m/s2 hoặc g = l0 m/s2.

+ Gia tốc gây ra bởi trọng lực trên Mặt Trăng có giá trị khoảng 1,622 m/s2, tức là bằng khoảng 1/6 giá trị tương ứng trên Trái Đất. 

- Theo Niu – tơn thì trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó. Độ lớn của trọng lực (tức trọng lượng) bằng:

Công thức tính trọng lượng

Công thức tính trọng lượng 

Trong đó:

+ m là khối lượng của vật (kg)

+ M và R là khối lượng và bán kính của Trái Đất

+ h là độ cao của vật so với mặt đất (m)

4. Ví dụ minh họa

Câu 1: Một vật có trọng lượng 549 N trên trái đất. Hỏi khối lượng của vật là bao nhiêu?

Lời giải:

Khối lượng của vật: Công thức tính trọng lượng 

Câu 2: Một vật có khối lượng 40 kilogam. Hỏi trọng lượng của vật trên mặt trăng là bao nhiêu?

Lời giải:

Gia tốc gây ra bởi trọng lực trên mặt trăng có giá trị khoảng 1,622 m/s2

Trọng lượng của vật trên mặt trăng là: P = m.g = 40.1,622 = 64 N

                             Công thức tính trọng lượng

Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 10 quan trọng hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học