Phương trình chuyển động thẳng chậm dần đều (hay, chi tiết)
Với loạt bài Phương trình chuyển động thẳng chậm dần đều Vật Lí lớp 10 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí 10.
Bài viết Phương trình chuyển động thẳng chậm dần đều hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Phương trình chuyển động thẳng chậm dần đều Vật Lí 10.
1. Định nghĩa
- Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.
- Chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian gọi là chuyển động thẳng chậm dần đều.
- Giả sử có một chất điểm M, xuất phát từ một điểm A có tọa độ x0 trên đường thẳng Ox, chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu v0 và với gia tốc a.
2. Công thức
- Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.
- Vật chuyển động chậm dần đều nên a.v0 < 0 => a và v0 trái dấu.
Phương trình chuyển động của chất điểm chuyển động chậm dần đều:
Trong đó:
+ xo: tọa độ ban đầu của vật tại thời điểm t0 (m)
+ x: tọa độ của vật sau thời gian chuyển động t (m)
+ v0: vận tốc chuyển động của vật (m/s)
+ a: gia tốc chuyển động của vật (m/s2)
3. Kiến thức mở rộng
a. Các công thức
- Quãng đường đi được của chuyển động thẳng chậm dần đều:
- Nếu chọn chiều của các vận tốc là chiều dương thì v < v0 và Δv < 0. Gia tốc a có giá trị âm, tức là ngược dấu với vận tốc:
- Nếu lấy gốc thời gian ở thời điểm t0 = 0 thì công thức tính vận tốc:
v = v0 - a.t
- Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng biến đổi đều:
v2 - v02 = 2.(-a).s
Chú ý: Trong chuyển động chậm dần đều có lúc vật sẽ dừng lại (v = 0). Nếu gia tốc của vật vẫn được duy trì thì vật sẽ chuyển động nhanh dần đều về phía ngược lại.
b. Đồ thị
- Đồ thị tọa độ theo thời gian (x – t): hình dạng là một nhánh parabol
+ Đồ thị vật chuyển động chậm dần đều
- Đồ thị vận tốc theo thời gian (v – t): hình dạng là đường thẳng xiên góc.
Hệ số góc của đường biểu diễn v – t bằng gia tốc của chuyển động:
+ Đồ thị vật chuyển động chậm dần đều
4. Bài tập minh họa
Câu 1: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ ban đầu 3 m/s và gia tốc có độ lớn 2 m/s2. Biết thời điểm ban đầu vật ở gốc tọa độ và chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ. Viết phương trình chuyển động của vật
Lời giải:
Chọn gốc thời gian là khi vật bắt đầu chuyển động
Vật chuyển động chậm dần đều ⇒ a.v < 0
Mà vật chuyển động ngược chiều dương ⇒ v < 0 ⇒ a > 0
Ban đầu vật ở gốc tọa độ nên x0 = 0
Phương trình chuyển động của vật có dạng:
Câu 2: Một đoạn dốc thẳng dài 62,5 m, Nam đi xe đạp và khởi hành từ chân dốc đi lên với v0 = 18 km/h chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 0,2 m/s2.
a. Viết phương trình chuyển động của Nam
b. Nam đi hết đoạn dốc trong bao lâu?
Lời giải:
Đổi 18 km/h = 5 m/s
Chọn gốc toạ độ tại chân dốc, chiều dương từ chân đến đỉnh dốc, gốc thời gian là khi Nam bắt đầu lên dốc
a. Nam đi lên dốc: Nam đi theo chiều dương ⇒ v > 0
Chuyển động chậm dần đều: a.v < 0 ⇒ a < 0
Phương trình chuyển động:
b. Đoạn dốc dài: 62,5 = 5t – 0,1t2⇒ t = 25s
Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 10 quan trọng hay khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)