Bộ câu hỏi ôn tập Vật Lí lớp 10 Chương 3 có đáp án chi tiết
Để hiểu rõ, nắm vững các khái niệm, định nghĩa cũng như công thức quan trọng của môn Vật Lí lớp 10, loạt bài tổng hợp trên 200 câu hỏi ôn tập môn Vật Lí 10 Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn chọn lọc, có trả lời chi tiết giúp bạn củng cố kiến thức từ đó ôn tập đạt điểm cao trong bài thi môn Vật Lí 10.
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực là gì?
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là gì?
Cách xác định trọng tâm của một vật phẳng mỏng bằng phương pháp thực nghiệm.
Cân bằng phiếm định là gì? Nguyên nhân của cân bằng phiếm định.
Cân bằng không bền là gì? Nguyên nhân gây ra cân bằng không bền là gì?
Làm thế nào để tăng mức vững vàng của vật rắn có mặt chân đế?
Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định có đặc điểm gì?
Gia tốc của vật chuyển động tịnh tiến được xác định như thế nào?
Tác dụng của momen lực đối với một vật quay quanh một trục là gì?
Câu hỏi: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực là gì
Trả lời:
Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
Ví dụ: Thí nghiệm được bố trí như sau:
Vật là một miếng bìa cứng và nhẹ. Thí nghiệm cho thấy, khi vật đứng yên, hai trọng lượng P1 và P2 bằng nhau, hai dây buộc nằm trên dùng một đường thẳng, tức là giá của các lực trên cùng một đường thẳng.
Câu hỏi: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là gì?
Trả lời:
Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực không song song ở trạng thái cân bằng thì:
+ Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy;
+ Hợp của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
Ví dụ: Một quả cầu đồng chất có trọng lượng 40 N được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây làm với tường một góc α = 300. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường. Hãy xác định lực căng của dây và lực của tường tác dụng lên quả cầu.
Giải:
Quả cầu chịu tác dụng của ba lực: Trọng lực ; lực căng dây và lực của tường. Do bỏ qua ma sát nên lực vuông góc với tường. Vì quả cầu đứng yên nên ba lực này phải đồng phẳng, đồng quy tại tâm O của quả cầu và
Ta trượt ba lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi thực hiện phép tổng hợp lực như đã làm với chất điểm.
Ta có:
Câu hỏi: Cách xác định trọng tâm của một vật phẳng mỏng bằng phương pháp thực nghiệm
Trả lời:
Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực của vật.
Dựa vào điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của hai lực, ta đưa ra cách xác định trọng tâm của vật phẳng, mỏng như sau:
Buộc dây vào một lỗ nhỏ A ở mép vật rồi treo nó lên. Vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng: trọng lực của vật đặt tại trọng tâm và lực căng dây đặt tại điểm A. Do đó, trọng tâm của vật phải nằm trên đường kéo dài của dây treo, tức là đường AB trên vật. Sau đó, buộc dây vào một điểm khác C ở mép vật rồi treo vật lên. Khi ấy, trọng tâm nằm trên đường CD. Như vậy, trọng tâm G là giao điểm của hai đường thẳng AB và CD.
Đối với các vật phẳng, mỏng, có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm G nằm ở tâm đối xứng của vật.
..........................
..........................
..........................
Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Vật Lí lớp 10 hay và chi tiết khác:
- Chương 1. Chuyển động học chất điểm
- Chương 2. Động lực học chất điểm
- Chương 4. Các định luật bảo toàn
- Chương 5. Chất khí
- Chương 6. Cơ sở của nhiệt động lực học
- Chương 7. Chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)