Công thức tính công của lực kéo (hay, chi tiết)



Bài viết Công thức tính công của lực kéo hay, chi tiết Vật Lí lớp 10 hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính công của lực kéo hay, chi tiết.

1. Khái niệm 

Công của lực kéo là đại lượng đo bằng tích độ lớn của lực kéo và hình chiếu của độ dời điểm đặt trên phương của lực kéo đó.

Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 10 Chương 4: Các định luật bảo toàn quan trọng

Lực kéo của người tác dụng lên vật cùng phương với độ dời thực hiện một công cơ học

2. Công thức

  Khi lực kéo  không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc  thì công thực hiện bởi lực kéo đó được tính theo công thức:

A = Fscosα

   Trong đó  F: Độ lớn lực tác dụng (N)

s: Quãng đường vật dịch chuyển (m)

A: Công (J). 

α : góc hợp bởi hướng của lực với hướng chuyển dời của vật 

Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 10 Chương 4: Các định luật bảo toàn quan trọng

Chiếc xe đang được kéo với một lực 

3. Kiến thức mở rộng

- Từ các công thức trên, ta có thể tính:

+ Độ lớn lực kéo tác dụng: Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 10 Chương 4: Các định luật bảo toàn quan trọng

+ Quãng đường vật dịch chuyển: Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 10 Chương 4: Các định luật bảo toàn quan trọng

+ Góc hợp bởi hướng của lực với hướng chuyển dời của vật: Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 10 Chương 4: Các định luật bảo toàn quan trọng

- Công thức tính công suất:

Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 10 Chương 4: Các định luật bảo toàn quan trọng

Trong đó:  là công suất (J/s hoặc W)

Akeo là công thực hiện (J)

        t là thời gian thực hiện công (s)

=> Ta có thể tính công của lực kéo theo công thức: Akeo  = Pt

4. Ví dụ minh họa

Bài 1: Thùng nước 10kg được kéo lên đều với vận tốc 0,5m/s trong 20s. Tính công cuả lực kéo thùng nước lên.

Lời giải

Theo công thức tính quãng đường: s = v.t = 20.0,5 = 10 (m)

Trọng lực của thùng nước là: F = P = 10.10 = 100 (N)

=> Công thực hiện được khi kéo thùng nước lên là:

A = F.s = 100.10 = 1000 (J) = 1 kJ

Bài 2: Một người dùng một lực kéo F = 200 N để kéo một vật trên sân nằm ngang, quãng đường vật dịch chuyển là 30m. Tính công của lực kéo tác dụng lên vật.

Lời giải

Công của lực kéo tác dụng lên vật là:

A = Fk.s = 200.30 = 6000 J = 6 kJ

5. Bài tập bổ sung

Bài 1: Một ô tô 2 tấn khởi hành sau 10 s đặt 54 km/h, chuyển động trên đường ngang có hệ số ma sát 0,05. Xác định lực kéo động cơ?

Bài 2: Một ô tô khối lượng m = 1 tấn chuyển động trên mặt đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn giữa xe và mặt đường là μ = 0,1. Tính lực kéo của động cơ ô tô trong mỗi trường hợp sau:

a) Ô tô chuyển động thẳng đều.

b) Ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a = 2m/s2.

Bài 3: Xe khối lượng 2 tấn chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang. Tính lực kéo động cơ biết hệ sô ma sát là 0,01?

Bài 4: Một xe khối lượng m = 1 tấn chuyển động trên mặt đường ngang. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đờng là μ = 0,2. Tính lực kéo của động cơ biết từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi đạt vận tốc 36 km/h, vật đi được quãng đường 400 m?

Bài 5: Một xe khối lượng m = 1 tấn bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều sau 10s đi được 100 m trên đường ngang. Hệ số ma sát giữa xe với đường là 0,04. Lấy g = 10m/s2. Tìm lực kéo động cơ?

Bài 6: Một ô tô khối lượng 1 tấn, chuyển động trên đường ngang. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là μ = 0,1. Lấy g = 10m/s2, tính lực kéo của động cơ nếu:

Bài 7: Một xe khối lượng m = 1 tấn bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau 10s đạt vận tốc 10 m/s. Lực ma sát bằng 0,1 lần trọng lượng xe, lấy g = 10m/s2. Tính lực kéo động cơ?

Bài 8: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì tài xế tắt máy. (Cho g = 10m/s2).

a) Nếu tài xế không thắng thì xe đi thêm được 100 m nữa thì dừng lại. Tìm lực ma sát.

b) Nếu tài xế đạp thắng thì xe chỉ đi được 25 m nữa thì dừng lại. Giả sử khi đạp thắng bánh xe chỉ trượt mà không lăn. Tìm lực thắng?

c) Nếu tài xế đạp thắng thì xe chỉ đi được 25 m nữa thì dừng lại. Giả sử khi đạp thắng bánh xe vẫn còn lăn. Tìm lực thắng?

Bài 9: Xe khối lượng 1 tấn chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang. Tính lực kéo động cơ biết lực ma sát có độ lớn bằng 0,2 lần trọng lượng?

a) Xe chuyển động thẳng đều.

b) Xe khởi hành sau 10 s đi được 100 m.

Bài 10: Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 2m/s2. Hệ số ma sát lăn giữa xe và mặt đường là 0,02. Cho g = 10m/s2.

a) Tính lực phát động của động cơ xe. 

b) Để xe chuyển động thẳng đều thì lực phát động phải bằng bao nhiêu?

c) Tài xế tắt máy, lực phát động bây giờ là bao nhiêu? Xe chuyển động như thế nào? 

Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 10 quan trọng hay khác:




Đề thi, giáo án các lớp các môn học