Các dạng bài tập Khoa học tự nhiên 6 (Phương pháp giải chi tiết)

Tổng hợp phương pháp giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 chi tiết sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều giúp học sinh lớp 6 biết cách làm bài tập KHTN 6.

Các dạng bài tập Vật Lí 6

Lý thuyết + Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6

Bài tập về biểu diễn lực và tác dụng của lực (cách giải + bài tập)

1. Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức trọng tâm sau:

- Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.

Lực được kí hiệu là F.

- Mỗi lực có độ lớn và hướng xác định.

- Đơn vị đo của lực là niutơn, kí hiệu là N.

- Để diễn tả độ mạnh, yếu của một lực người ta dùng khái niệm độ lớn của lực.

- Mỗi lực được biểu diễn bằng mũi tên có:

+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (còn gọi là điểm đặt của lực).

+ Hướng (phương và chiều) cùng hướng với sự kéo hoặc đẩy (cùng hướng với lực tác dụng).

+ Chiều dài biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.

- Các tác dụng của lực:

+ Làm thay đổi tốc độ và thay đổi hướng của vật.

+ Làm biến dạng vật.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến lực?

A. Nằm ngủ.

B. Đẩy xe hàng.

C. Người lực sĩ nâng tạ.

D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Hoạt động nằm ngủ không cần dùng đến lực.

Ví dụ 2: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.

B. Búng một viên bi sắt chuyển động trên mặt bàn.

C. Cành cây bị uốn cong khi có con chim đậu lên.

D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Búng một viên bi sắt chuyển động trên mặt bàn Lực do tay tác dụng làm biến đổi chuyển động của viên bi sắt chứ không làm biến dạng viên bi sắt.

................................

................................

................................

Bài tập về lực hấp dẫn và trọng lượng (cách giải + bài tập)

1. Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:

- Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.

- Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.

- Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật chính là lực hấp dẫn. Lực này còn được gọi là trọng lực.

- Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó. Kí hiệu là P.

+ Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N.

+ Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N.

- Công thức tính trọng lượng của vật ở mọi nơi:

Bài tập về lực hấp dẫn và trọng lượng (cách giải + bài tập)

- Công thức tính trọng lượng của vật trên Trái Đất: P = 10 . m

- Trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật trên Trái Đất.

- Đơn vị của trọng lượng là niutơn (N).

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất?

A. Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước.

B. Lực kéo chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào.

C. Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước.

D. Lực làm xe máy chuyển động.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

A – lực đẩy của nước

B – lực hút của Trái Đất

C – lực đẩy của nước hoặc lực đẩy của động cơ

D – lực của động cơ

Ví dụ 2: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?

A. P = 10 . m.

B. P = m.

C. P = 0,1 . m.

D. m = 10 . P.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Trọng lượng của một vật được tính theo công thức: P = 10 . m

Trong đó:

+ P là độ lớn của lực hút Trái Đất (N)

+ m là khối lượng vật (kg)

................................

................................

................................

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học