Bài tập liên quan tới sự mọc và lặn của Mặt Trời (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải Bài tập liên quan tới sự mọc và lặn của Mặt Trời lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập liên quan tới sự mọc và lặn của Mặt Trời.

1. Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:

- Trái Đất không đứng yên mà tự xoay quanh trục của nó, một vòng mỗi ngày. Trục Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó. Chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông.

- Do Trái Đất quay quanh trục từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta đứng trên Trái Đất thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây mỗi ngày.

- Hình khối cầu của Trái Đất luôn được chiếu sáng một nửa nên có hiện tượng ngày và đêm.

- Khi Trái Đất quay, góc nghiêng giữa Mặt Trời và Trái Đất dần lớn lên. Đồng thời, nó tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, do đó ta có cảm giác Mặt Trời mọc từ thấp lên cao, mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây.

- Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời là chuyển động Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây mỗi ngày.

 - Chuyển động thực là chuyển động Trái Đất quay quanh trục từ phía tây sang phía đông.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp độ 24 giờ là do

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. Trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp độ 24 giờ là do Trái Đất tự quay quanh trục của nó mất 24 giờ.

Ví dụ 2: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên có hiện tượng nào dưới đây?

A. luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.

B. lúc nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.

C. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong 1 năm và gây ra nhiều thiên tai.

D. trên Trái Đất bất kì khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Do Trái Đất có dạng hình cầu nên có hiện tượng luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. Trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Bài 2: Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng

A. từ Tây sang Đông.

B. từ Đông sang Tây.

C. từ Nam sang Bắc.

D. từ Bắc sang Nam.

Bài 3: Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất?

A. Vì Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.

B. Vì Trái Đất có dạng hình cầu.

C. Vì Trái Đất không ở vị trí trung tâm trong hệ Mặt Trời.

D. Vì có Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên có thời điểm Mặt Trăng che lấp Trái Đất.

Bài 4: Chuyển động nhìn thấy là chuyển động nào sau đây?

A. Mặt Trăng mọc vào buổi tối.

B. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây.

C. Sao Hỏa quay quanh Mặt Trời.

D. Cả A và B

Bài 5: Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại?

A. Khoảng 6 giờ.

B. Khoảng 12 giờ.

C. Khoảng 24 giờ.

D. Khoảng 36 giờ.

Bài 6: Trái Đất có những chuyển động nào?

A. Tự quay quanh trục từ tây sang đông.

B. Quay quanh Mặt Trời.

C. Quay quanh Mặt Trăng.

D. Cả A và B.

Bài 7: Vào buổi chiều, chúng ta thấy Mặt Trời

A. mọc ở đằng Đông.

B. mọc ở đằng Tây.

C. lặn ở đằng Tây.

D. lặn ở đằng Đông.

Bài 8: Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất, nhưng tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp?

A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây.

B. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông.

C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Đông sang Tây.

D. Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây.

Bài 9: Vào ban ngày, chúng ta thấy Mặt Trời dường như di chuyển ngang qua bầu trời vì

A. Mặt Trời quay quanh Trái Đất mỗi ngày một vòng.

B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời mỗi ngày một vòng.

C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó mỗi ngày một vòng.

D. Mặt Trời tự quay quanh trục của nó mỗi ngày một vòng.

Bài 10: Hiện tượng ngày trên Trái Đất, khi quan sát từ Trái Đất xuất hiện khi nào?

A. Khi Mặt Trời mọc.

B. Khi Mặt Trời lặn.

C. Khi ta đứng trên núi.

D. Khi quan sát thấy hoàng hôn.

Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học