Bài tập liên quan tới bảo toàn năng lượng (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải Bài tập liên quan tới bảo toàn năng lượng lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập liên quan tới bảo toàn năng lượng.

1. Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác”.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng:

A. Nồi cơm điện

B. Bàn là điện.

C. Tivi.

D. Máy bơm nước.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

A – điện năng biến đổi thành nhiệt năng

B – điện năng biến đổi thành nhiệt năng

C - điện năng biến đổi thành quang năng, năng lượng âm thanh,…

D - điện năng biến đổi thành cơ năng

Ví dụ 2: Khi bỏ qua sự mất mát thì cơ năng của một vật được chuyển hóa luân phiên từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào?

A. động năng sang thế năng và ngược lại.

B. động năng sang nhiệt năng và ngược lại.

C. động năng sang năng lượng âm và ngược lại.

D. thế năng sang nhiệt năng và ngược lại.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Khi bỏ qua sự mất mát thì cơ năng của một vật được chuyển hóa luân phiên từ dạng động năng sang thế năng và ngược lại.

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, thì cơ năng (bỏ qua mọi hao phí)

A. luôn được bảo toàn.

B. luôn tăng thêm.

C. luôn bị hao hụt.

D. khi thì tăng, khi thì giảm.

Bài 2: Phát biểu nào sau đây đúng với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi; nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

Bài 3: Trong quá trình quả bóng rơi, sự chuyển hóa năng lượng tuân theo định luật nào?

A. Định luật bảo toàn động năng.

B. Định luật bảo toàn năng lượng.

C. Định luật bảo toàn thế năng.

D. Định luật bảo toàn nhiệt năng.

Bài 4: Từ điểm A, một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB. Phát biểu nào sau đây là đúng?

Bài tập liên quan tới bảo toàn năng lượng (cách giải + bài tập)

A. Động năng của vật tại A lớn nhất

B. Động năng của vật tại A bằng thế năng của vật tại B

C. Động năng của vật ở tại C là lớn nhất

D. Cơ năng của vật tại A nhỏ hơn tại C

Bài 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hoá thế năng thành động năng?

A. Ô tô chuyển động lên dốc.

B. Ném hòn sỏi lên cao.

C. Hòn sỏi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng.

D. Cả ba trường hợp trên thế năng chuyển hóa thành động năng.

Bài 6: Kéo con lắc lệnh khỏi vị trí cân bằng để quả cầu của con lắc ở vị trí A rồi buông tay cho con lắc dao động. Bỏ qua ma sát của không khí. Phát biểu nào sau đây không đúng?

Bài tập liên quan tới bảo toàn năng lượng (cách giải + bài tập)

A. Con lắc chuyển động từ A về đến vị trí B động năng tăng dần, thế năng giảm dần.

B. Con lắc chuyển động từ B đến C, thế năng tăng dần, động năng giảm dần.

C. Cơ năng của con lắc ở vị trí C nhỏ hơn ở vị trí B.

D. Thế năng của con lắc ở vị trí A bằng ở vị trí C.

Bài 7: Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống đất rồi lại nảy lên nhưng chỉ tới điểm B. Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên được tới điểm A?

Bài tập liên quan tới bảo toàn năng lượng (cách giải + bài tập)

A. Vì khi va chạm với mặt đất, một phần năng lượng của nó đã chuyển hoá thành năng lượng nhiệt.                             

B. Vì khi va chạm với mặt đất, một phần năng lượng của nó đã chuyển hoá thành năng lượng âm.

C. Vì trong quá trình rơi, một phần năng lượng của nó đã chuyển hoá thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm.

D. Cả ba phương án trên đều sai.

Bài 8: Phát biểu nào sau đây chính xác nhất khi nói về sự chuyển hoá cơ năng?

A. Thế năng có thể chuyển hóa thành cơ năng.

B. Động năng không thể chuyển hóa thành cơ năng.

C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

D. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.

Bài 9: Chọn phát biểu không đúng.

A. Các dạng của cơ  năng gồm: động năng và thế năng.

B. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

C. Cơ năng và nhiệt năng chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.

D. Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Bài 10: Một vật được ném từ thấp lên cao thì

A. thế năng biến đổi dần thành động năng.

B. động năng biến đổi dần thành thế năng.

C. cơ năng của vật biến thành toàn bộ nhiệt năng.

D. động năng biến đổi thành nhiệt năng.

Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học