Bài tập liên quan tới biến dạng lò xo (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải Bài tập liên quan tới biến dạng lò xo lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập liên quan tới biến dạng lò xo.

1. Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:

- Vật có tính chất như lò xo gọi là vật có tính đàn hồi.

- Khi dùng tay kéo dãn một lò xo, ta thấy lò xo tác dụng lại tay ta một lực. Lực này gọi là lực đàn hồi của lò xo.

- Độ dãn của lò xo là hiệu giữa chiều dài của lò xo khi lò xo biến dạng l và chiều dài tự nhiên l0 của lò xo: Δl=ll0

- Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

- Các bước đo lực bằng lực kế:

+ Ước lượng giá trị lực cần đo

+ Lựa chọn lực kế phù hợp

+ Hiệu chỉnh lực kế

+ Thực hiện phép đo

+ Đọc và ghi kết quả.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Độ dãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật treo khi treo theo

A. phương nằm ngang.

B. phương thẳng đứng.

C. phương xiên góc 450.

D. phương bất kì.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Độ dãn của lò xo tỉ lệ với khối lượng của vật treo khi treo theo phương thẳng đứng.

Ví dụ 2: Vật có khối lượng 300 g, khi treo vào đầu một lực kế lò xo treo thẳng đứng thì lực kế chỉ

A. 0,3 N.              

B. 0,03 N.            

C. 3 N.       

D. 30 N.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Vật có khối lượng 300 g, khi treo vào đầu một lực kế lò xo treo thẳng đứng thì lực kế chỉ đúng bằng trọng lượng của vật P = 0,3.10 = 3 N.

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10,5 cm. Khi treo một quả cân 100 g thì độ dài của lò xo là 11 cm. Nếu treo quả cân 500 g thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn bao nhiêu?

A. 0,5 cm.

B. 1 cm.

C. 2 cm.

D. 2,5 cm.

Bài 2: Dùng hai ngón tay ép cho lò xo biến dạng, lực do hai ngón tay tác dụng lên lò xo là lực gì?

A. Lực nâng.

B. Lực kéo.

C. Lực hút.

D. Lực nén.

Bài 3: Biến dạng của lò xo được sử dụng trong loại dụng cụ nào sau đây?

A. Bút bi.

B. Bút máy.

C. Bút chì.

D. Bút lông.

Bài 4: Dùng hai tay kéo căng hai đầu của một dây chun, lực của dây chun tác dụng ngược lại lên hai tay ta là:

A. Lực đàn hồi.

B. Lực nâng.

C. Lực hút.

D. Lực đẩy.

Bài 5: Chiều dài của lò xo sau khi bị biến dạng là 20 cm và bị nén một đoạn 1 cm. Chiều dài tự nhiên của lò xo bằng bao nhiêu?

A. 19 cm

B. 20 cm..    

C. 18 cm.    

D. 21 cm.

Bài 6: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 14 cm. Khi treo lò xo thẳng đứng và móc một quả cân vào lò xo thì độ dài của lò xo là 18 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo lúc này có độ dài là:

A. 9 cm.

B. 17 cm.

C. 26 cm.

D. 23 cm.

Bài 7: Từ thí nghiệm về đặc điểm biến dạng của lò xo ta có kết luận:

A. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng không phụ thuộc vào khối lượng vật treo.

B. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

C. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với độ dài vật treo.

D. Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với thể tích vật treo.

Bài 8: Vật nào sau đây cũng có khả năng biến dạng giống lò xo?

A. Viên bi sắt.

B. Chiếc bàn nhựa.

C. Thanh gỗ.

D. Chiếc thước lá mỏng bằng thép.

Bài 9: Nếu treo quả cân 1 kg vào một cái lò xo thì lò xo lúc này dài 10 cm. Nếu treo quả cân 0,5 kg thì lò xo có độ dài 6 cm. Hỏi nếu treo quả cân 200 g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu?

A. 7,6 cm.

B. 5 cm.

C. 3,6 cm.

D. 2,5 cm.

Bài 10: Chiều dài ban đầu của lò xo là 15 cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 17 cm. Cho biết lò xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn bao nhiêu?

A. Lò xo bị nén 2 cm.

B. Lò xo bị dãn 2 cm.

C. Lò xo bị dãn 15 cm.

D. Lò xo bị nén 17 cm.

Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học