Nhận biết năng lượng hao phí và năng lượng có ích (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Nhận biết năng lượng hao phí và năng lượng có ích lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Nhận biết năng lượng hao phí và năng lượng có ích.
1. Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:
Trong mọi hoạt động, đều có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.
- Mọi quá trình có sự truyền năng lượng hoặc chuyển dạng năng lượng đều kèm theo năng lượng hao phí. Năng lượng hao phí thường là năng lượng nhiệt hoặc một số dạng năng lượng khác.
- Trong nhiều trường hợp, năng lượng hao phí có thể gây ra tác hại cho chúng ta. Do đó, trong các hoạt động, chúng ta cần tìm cách giảm phần năng lượng hao phí.
- Phần năng lượng ban đầu chuyển thành dạng năng lượng theo đúng mục đích sử dụng gọi là năng lượng có ích.
- Phần năng lượng ban đầu chuyển thành năng lượng không đúng mục đích sử dụng gọi là năng lượng hao phí.
- Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng hao phí.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Năng lượng hao phí khi sử dụng nồi cơm điện là?
A. Nhiệt năng làm nóng vỏ nồi.
B. Nhiệt năng làm chín gạo.
C. Nhiệt năng làm nóng môi trường xung quanh.
D. Cả A và C.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
B - là năng lượng có ích.
A và C - là năng lượng hao phí vì phần năng lượng điện chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng vỏ nồi và làm nóng môi trường xung quanh không đúng mục đích sử dụng của chúng ta.
Ví dụ 2: Hoạt động nào dưới đây là sử dụng năng lượng hiệu quả?
A. Để máy tính ở chế độ chờ khi không sử dụng.
B. Để thức ăn đã nguội vào tủ lạnh.
C. Sử dụng bóng đèn LED thay cho bóng đèn sợi đốt.
D. Cả B và C.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
A – hành động sử dụng năng lượng không hiệu quả gây lãng phí năng lượng.
B và C – sử dụng năng lượng hiệu quả.
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, năng lượng hao phí là:
A. năng lượng nhiệt làm mát bên trong tủ.
B. năng lượng nhiệt từ động cơ tỏa ra ngoài môi trường.
C. năng lượng âm thanh khi tủ hoạt động.
D. Cả B và C.
Bài 2: Năng lượng hao phí xuất hiện dưới dạng
A. nhiệt năng.
B. quang năng.
C. năng lượng âm.
D. Cả 3 phương án trên.
Bài 3: Điền vào chỗ trống “…” sau đây để được câu hoàn chỉnh:
Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng …
A. âm.
B. hao phí.
C. cơ năng.
D. ánh sáng.
Bài 4: Một học sinh xách một chiếc cặp nặng 100 N đi từ tầng 1 lên tầng 3 của trường học. Biết mỗi tầng của trường học cao 4,5 m và 1 J là năng lượng cần để nâng một vật có trọng lượng 1 N lên độ cao 1 m. Hỏi năng lượng mà học sinh này cần sử dụng là bao nhiêu (J)?
A. 90 J.
B. 900 J.
C. 9 J.
D. 9 kJ.
Bài 5: Một em bé đang chơi xích đu trong sân. Muốn cho xích đu luôn lên tới độ cao ban đầu, thỉnh thoảng người mẹ phải đẩy vào xích đu. Tại sao cần làm như thế?
A. Trong quá trình chuyển động, xích đu và cậu bé va chạm với không khí và lực cản của không khí làm một phần cơ năng của cậu bé và xích đu biến đổi thành năng lượng khác.
B. Trong quá trình chuyển động, người mẹ sợ xích đu chuyển động lệch hướng.
C. Trong quá trình chuyển động, năng lượng được tăng thêm nên người mẹ thỉnh thoảng đẩy để tiếp giảm năng lượng.
D. Do khối lượng của người con nên trong quá trình chuyển động làm tiêu hao năng lượng ban đầu.
Bài 6: Khi đi xe đạp, bộ phận nào của xe đạp có thể xảy ra sự hao phí năng lượng nhiều nhất?
A. Bánh xe.
B. Tay lái.
C. Yên xe.
D. Khung xe.
Bài 7: Khi vỗ hai tay vào nhau, ta nghe được tiếng vỗ tay. Trong hoạt động này đã có sự chuyển hóa năng lượng nào?
A. Động năng nhiệt năng.
B. Động năng năng lượng âm.
C. Nhiệt năng năng lượng âm.
D. Nhiệt năng động năng.
Bài 8: Khi ô tô chạy, bộ phận có thể xảy ra hao phí năng lượng?
A. Động cơ.
B. Bánh xe.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
Bài 9: Cho sơ đồ biến đổi năng lượng của một quả bóng khi bay lên cao, dạng năng lượng nào trong sơ đồ là năng lượng hữu ích?
A. Thế năng.
B. Động năng.
C. Nhiệt năng.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Bài 10: Hãy chỉ ra năng lượng hữu ích khi đun nước?
A. Nhiệt năng làm nóng nước.
B. Nhiệt năng làm nóng ấm.
C. Nhiệt năng làm nóng môi trường.
D. Hóa năng.
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:
- Bài tập liên quan tới năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo
- Bài tập liên quan tới bảo toàn năng lượng
- Bài tập liên quan tới tiết kiệm năng lượng
- Bài tập liên quan tới sự mọc và lặn của Mặt Trời
- Bài tập về Mặt Trăng
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều