Bài tập đo thể tích của vật (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải Bài tập đo thể tích của vật lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập đo thể tích của vật.
1. Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (L).
1 m3 = 1000 L
1 mL = 1 cm3
- Để đo thể tích người ta thường dùng các dụng cụ như bình chia độ, cốc chia độ, …
- Khi cần đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ hoặc cốc chia độ, em cần thực hiện các bước:
+ Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo.
+ Chọn cốc chia độ phù hợp với thể tích cần đo.
+ Đặt cốc chia độ thẳng đứng, cho chất lỏng vào cốc.
+ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng trong cốc chia độ.
- Để lấy một lượng nhỏ thể tích chất lỏng trong khi làm thí nghiệm, người ta thường dùng pipette. Cách sử dụng:
+ Bóp trước một lực nhỏ ở phần đầu cao su hoặc đầu nhựa.
+ Nhúng vào chất lỏng cần hút, sau đó thả tay từ từ để hút chất lỏng lên.
+ Bóp nhẹ để thả từng giọt một.
(Chú ý: luôn giữ pipette ở tư thế thẳng đứng).
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ cần dụng cụ:
A. Bình chia độ.
B. Bình chia độ, bình tràn.
C. Bình chứa.
D. Cả B và C.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
- Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ cần dụng cụ là bình chia độ, bình tràn và bình chứa.
- Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ cần dụng cụ là bình chia độ.
Ví dụ 2: Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?
A. 1 m3 = 100 L.
B. 1mL = 1 cm3.
C. 1 dm3 = 0,1 m3.
D. 1 dm3 = 1000 mm3.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
A. 1 m3 = 1000 L
B. 1mL = 1 cm3
C. 1 dm3 = 0,001 m3
D. 1 dm3 = 1000 000 mm3
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Để đo thể tích người ta thường sử dụng dụng cụ nào?
A. Bình tràn.
B. Bình chia độ.
C. Bình chứa.
D. Cả 3 bình trên đều được.
Bài 2:Cho một vật rắn không thấm nước vào bình chia độ có chứa sẵn 150 ml nước. Ta thấy nước trong bình dâng đến vạch 200 ml. Vậy thể tích vật rắn là:
A. 200 ml.
B. 50 ml.
C. 150 ml.
D. 100 ml.
Bài 3: Bộ ba dụng cụ gồm bình chia độ, bình tràn và bình chứa dùng để làm gì? Chọn đáp án đúng.
A. Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ.
B. Để đo thể tích của vật rắn thấm nước.
C. Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, bỏ lọt bình chia độ.
D. Để đo thể tích của vật rắn thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ.
Bài 4: Các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị đo thể tích?
A. Lít.
B. Kilogam.
C. Xentimet.
D. 0C.
Bài 5: Giới hạn đo của bình chia độ là
A. giá trị lớn nhất ghi trên bình.
B. giá trị giữa hai vạch chia ghi trên bình.
C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.
D. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên bình.
Bài 6: Nếu trên một hộp nhựa có ghi 3,5 lít thì có nghĩa là
A. độ chia nhỏ nhất của hộp là 3,5 lít.
B. giới hạn đo của hộp nhựa là 3,5 lít.
C. hộp nhựa chỉ nên dùng đựng tối đa 3,5 lít.
D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng.
Bài 7: Dụng cụ nào dưới đây không dùng để đo thể tích
A. Cốc đong.
B. Bình tam giác.
C. Ống hút nhỏ giọt.
D. Thước dây.
Bài 8: Người ta vận dụng cách đo chiều dài vào đo thể tích bằng cách dùng bình chia độ thế nào?
A. Dùng mắt để đọc độ cao của mực nước dâng lên trong bình chia độ khi thả vật vào.
B. Thả vật vào bình chia độ xem vật cao đến vạch nào thì đó là thể tích vật.
C. Số chỉ của mực nước cuối cùng khi đã thả vật vào trong bình chia độ là thể tích của vật.
D. Cả hai đáp án B và C đúng.
Bài 9: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,2 lít.
A. Bình 100 ml có vạch chia đến 1 ml.
B. Bình 300 ml có vạch chia đến 2 ml.
C. Bình 500 ml có vạch chia đến 5 ml.
D. Bình 1000 ml có vạch chia đến 10 ml.
Bài 10: Người ta vận dụng cách đặt mắt đọc chiều dài vào đo thể tích chất lỏng bằng cách dùng bình chia độ như thế nào?
A. Đặt mắt ở phía trên mặt chất lỏng.
B. Đặt mắt ở phía dưới mặt chất lỏng.
C. Đặt mắt ngang với mặt chất lỏng (vuông góc với mặt số).
D. Cả hai đáp án A và B đúng.
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:
- Bài tập về biểu diễn lực và tác dụng của lực
- Bài tập liên quan tới biến dạng lò xo
- Nhận biết lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
- Bài tập về lực hấp dẫn và trọng lượng
- Nhận biết các loại lực ma sát
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều