Nhận biết lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Nhận biết lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Nhận biết lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
1. Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:
- Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng lực.
- Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trong các phát biểu nào sau đây, phát biểu nào đúng về lực tiếp xúc?
A. Vật gây ra lực tiếp xúc có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
B. Vật gây ra lực tiếp xúc không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
C. Cả A và B đúng.
D. Cả A và B sai.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
B – sai vì vật gây ra lực không tiếp xúc không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.
C – sai vì B sai.
D – sai vì A đúng.
Ví dụ 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Lực của tay nâng cử tạ là lực tiếp xúc.
B. Lực của tay mở cánh cửa là lực tiếp xúc.
C. Lực của tay đẩy thùng hàng là lực tiếp xúc.
D. Cả ba đáp án trên.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Cả ba lực nêu trên đều là lực tiếp xúc.
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Trong các phát biểu nào sau đây, phát biểu nào đúng về lực không tiếp xúc?
A. Lực không tiếp xúc có thể là lực đẩy.
B. Lực không tiếp xúc có thể là lực hấp dẫn.
C. Lực không tiếp xúc có thể là lực kéo.
D. Cả ba đáp án trên.
Bài 2: Lực do tay kéo tủ quần áo được gọi là lực gì?
A. Lực tiếp xúc.
B. Lực không tiếp xúc.
C. Lực hút của Trái Đất.
D. Cả ba đáp án trên.
Bài 3: Điền vào chỗ trống “…” để hoàn chỉnh câu: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có … với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
A. sự tiếp xúc.
B. sự va chạm.
C. sự đẩy, sự kéo.
D. sự tác dụng.
Bài 4: Lực nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên bàn.
B. Lực hút giữa Mặt Trời và Hỏa Tinh.
C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.
D. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm.
Bài 5: Trong các lực sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc?
A. Lực của gió đẩy cánh diều bay cao.
B. Cành cây đung đưa trước gió.
C. Quả bưởi rơi xuống dưới đất.
D. Lực của quả nặng tác dụng lên lò xo khi treo quả nặng vào lò xo.
Bài 6: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Vận động viên nâng tạ.
B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sàn.
C. Giọt mưa đang rơi.
D. Bạn Na đóng đinh vào tường.
Bài 7: Lực nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Lực của tay giương cung.
B. Lực của tay mở cánh cửa.
C. Lực của nam châm hút viên bi sắt ở một khoảng cách gần đó.
D. Lực của búa đóng đinh ngập vào tường.
Bài 8: Trong các trường hợp nêu dưới đây, có mấy trường hợp là lực tiếp xúc?
(1) Quả nặng treo vào lò xo theo phương thẳng đứng làm lò xo dãn ra.
(2) Viên phấn rơi từ độ cao h.
(3) Hai viên bi đặt gần nhau.
(4) Viên bi lăn trên sàn nhà.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Bài 9: Để nâng một tấm bê tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê tông một…
A. Lực uốn.
B. Lực kéo.
C. Lực hút.
D. Lực nâng.
Bài 10: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Cô gái nâng cử tạ.
B. Cầu thủ chuyền bóng.
C. Nam châm hút quả bi sắt.
D. Cả A và B.
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:
- Bài tập về lực hấp dẫn và trọng lượng
- Nhận biết các loại lực ma sát
- Nhận biết các dạng năng lượng
- Nhận biết năng lượng hao phí và năng lượng có ích
- Bài tập liên quan tới năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều