Nhận biết các dạng năng lượng (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Nhận biết các dạng năng lượng lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Nhận biết các dạng năng lượng.
1. Phương pháp giải
Vận dụng các kiến thức trọng tâm sau:
- Năng lượng được phân loại theo các tiêu chí:
+ Nguồn gốc tạo ra năng lượng.
+ Nguồn gốc vật chất.
+ Mức độ ô nhiễm môi trường.
- Đơn vị của năng lượng là jun.
- Các dạng năng lượng:
+ Động năng: Một vật chuyển động sẽ có động năng. Vật chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn và ngược lại.
+ Năng lượng điện: Các nhà máy điện, pin,… cung cấp năng lượng điện. Năng lượng điện được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống.
+ Năng lượng nhiệt: Các vật nóng như Mặt Trời, ngọn lửa, … đều có năng lượng nhiệt. Một vật có nhiệt độ càng cao thì có năng lượng nhiệt càng lớn.
+ Năng lượng ánh sáng: Ánh sáng từ Mặt Trời, từ bóng đèn, từ ngọn lửa, … mang năng lượng ánh sáng. Nhờ năng lượng này mà con người cảm nhận được ánh sáng.
+ Năng lượng âm thanh: Tiếng trống, tiếng đàn, tiếng hát, … mang năng lượng. Năng lượng này giúp con người nghe được âm thanh.
+ Thế năng hấp dẫn: Người ở trên cầu trượt, cuốn sách ở trên giá sách, quả táo ở trên cành,… có năng lượng hấp dẫn được gọi là thế năng hấp dẫn. Vật ở càng cao so với mặt đất thì có thế năng hấp dẫn càng lớn.
+ Thế năng đàn hồi: Những vật như lò xo, dây cao su, đệm hơi, cánh cung,… khi bị biến dạng sẽ có thế năng đàn hồi. Những vật đó biến dạng càng nhiều thì có thế năng đàn hồi càng lớn.
+ Năng lượng hóa học: Năng lượng lưu trữ trong lương thực – thực phẩm, trong pin, trong nhiên liệu, … được gọi là năng lượng hóa học. Năng lượng trong lương thực – thực phẩm giúp con người sinh sống, phát triển; năng lượng trong nhiên liệu giúp máy móc hoạt động.
+ Năng lượng hạt nhân: Tàu ngầm nguyên tử, Mặt Trời và các ngôi sao,… hoạt động nhờ năng lượng hạt nhân. Đó là năng lượng lưu trữ trong tâm của nguyên tử.
- Năng lượng và khả năng tác dụng lực:
+ Một vật có năng lượng thì có khả năng tác dụng lực lên vật khác. Không có năng lượng thì không thể làm bất cứ công việc gì. Để tác dụng dù một lực nhỏ nhất cũng cần phải có năng lượng.
+ Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trường hợp này sau đây không liên quan đến năng lượng?
A. Em bé buộc dây vào đồ chơi và kéo cho đồ chơi chuyển động.
B. Dùng chân đá vào quả bóng làm quả bóng bay đi.
C. Một hòn đá nằm yên bên vệ đường.
D. Lực kéo của đầu máy tàu hỏa lên những toa tàu phía sau khi chuyển động.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
A, B, D – các vật đều chịu tác dụng của lực nên đều liên quan tới năng lượng.
Ví dụ 2: Trường hợp nào sau đây thể hiện mối liên quan giữa năng lượng và tác dụng lực?
A. Trời nắng càng to thì tạo ra càng nhiều điện Mặt Trời để chạy động cơ.
B. Nước lũ chảy càng mạnh sẽ gây thiệt hại càng lớn.
C. Khi đói, cơ thể không đủ sức để thực hiện các hoạt động.
D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Khi năng lượng càng lớn thì khả năng tác dụng lực càng mạnh và ngược lại.
A – Năng lượng Mặt Trời trong ngày càng lớn Pin Mặt Trời thu được càng nhiều năng lượng để tạo ra điện làm chạy động cơ.
B – Năng lượng dòng nước càng lớn sẽ tác dụng lực càng mạnh cuốn trôi mọi thứ.
C – Khi đói, cơ thể có năng lượng nhỏ, khả năng tác dụng lực cũng nhỏ.
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Cầu thủ đá quả bóng bay lên cao so với mặt đất. Hỏi tại độ cao bất kì quả bóng có những năng lượng nào?
A. thế năng đàn hồi và động năng.
B. thế năng hấp dẫn và động năng.
C. nhiệt năng và quang năng.
D. năng lượng âm và hóa năng.
Bài 2: Dạng năng lượng được tích trữ trong acquy là
A. động năng.
B. hóa năng.
C. thế năng.
D. quang năng.
Bài 3: Năng lượng được phân loại theo các tiêu chí nào?
A. Nguồn gốc tạo năng lượng, nguồn gốc vật chất, sự tái tạo của năng lượng.
B. Năng lượng sơ cấp, năng lượng thứ cấp.
C. Năng lượng chuyển hóa toàn phần, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
D. Nguồn gốc tạo ra năng lượng, nguồn gốc vật chất, mức độ ô nhiễm môi trường.
Bài 4: Trong các vật chất sau đây, vật chất nào đều có nhiệt năng?
A. Bóng đèn đang sáng, pin, thức ăn đã nấu chín.
B. Lò sưởi đang hoạt động, Mặt Trời, lò xo dãn.
C. gas, pin Mặt Trời, tia sét.
D. Mặt Trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động.
Bài 5: Trong hoạt động đạp xe đạp ta đã
A. tác dụng lực của chân vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động.
B. truyền năng lượng của cơ thể vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động.
C. không cần dùng lực để làm xe chuyển động.
D. Cả A và B.
Bài 6: Điền số thích hợp vào chỗ trống: 3 600 J = ……….kJ
A. 3,6 kJ.
B. 36 kJ.
C. 360 kJ.
D. 0,36 kJ.
Bài 7: Vật nào sau đây không có thế năng hấp dẫn, nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất?
A. Người ở trên cầu trượt.
B. Quả táo ở trên cây.
C. Chim bay trên trời.
D. Con ốc sên bò trên đường.
Bài 8:Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau đây:
“ Con người muốn hoạt động (đi lại, giữ ấm cơ thể …) cần phải có …..”.
A. năng lượng.
B. hóa năng.
C. nhiệt năng.
D. động năng.
Bài 9: Trường hợp nào sau đây có sự truyền năng lượng?
A. Nhiệt truyền từ ngọn lửa làm ấm không khí xung quanh.
B. Khi tay ta tác dụng lực vào cánh quạt làm cánh quạt quay.
C. Xăng được để trong bình xăng.
D. Cả hai đáp án A và B đều đúng.
Bài 10: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?
A. làm cho vật nóng lên.
B. truyền được âm.
C. phản chiếu được ánh sáng.
D. làm cho vật chuyển động.
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:
- Nhận biết năng lượng hao phí và năng lượng có ích
- Bài tập liên quan tới năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo
- Bài tập liên quan tới bảo toàn năng lượng
- Bài tập liên quan tới tiết kiệm năng lượng
- Bài tập liên quan tới sự mọc và lặn của Mặt Trời
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều