Bài tập đo khối lượng của vật (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải Bài tập đo khối lượng của vật lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập đo khối lượng của vật.

1. Phương pháp giải

Vận dụng các kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:

- Khối lượng là số đo lượng chất của vật.

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilogam, kí hiệu là kg.

1 kg = 1000 g

1 yến = 10 kg

1 tạ = 100 kg

1 tấn = 1000 kg

- Dụng cụ thường dùng để đo khối lượng là các loại cân như cân đồng hồ, cân y tế, …

- Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo.

Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.

Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vào móc cân.

Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cân một túi hoa quả, kết quả là 14 789 g. Độ chia nhỏ nhất của cân là

A. 5 g.

B. 1 g.

C. 10 g.

D. 100 g.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ghi kết quả đo theo ĐCNN của cân.

Từ kết quả đo ta có ĐCNN của cân là 1g.

Ví dụ 2: Có 1 túi đường có khối lượng 500 g, sau đó người ta thêm vào túi này 2 lạng đường nữa. Hỏi khối lượng của túi đường lúc sau là bao nhiêu?

A. 502 g.

B. 520 g.

C. 700 g.

D. 500,2 g.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có: 1 lạng = 100 g.

Vậy khi thêm vào túi đường 2 lạng, tức là thêm vào đó 200 g đường nữa.

⇒ Khối lượng của túi đường lúc sau là 500 + 200 = 700 g.

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. 

Người ta thường dùng … để đo khối lượng.

A. khối lượng.

B. cân.

C. đơn vị.

D. nhiệt kế.

Bài 2: Có các bước đo khối lượng của vật:

(1) Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0

(2) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp

(3) Đặt vật cần cân lên đĩa cân

(4) Đọc và ghi kết quả đo

(5) Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân

Để đo khối lượng của một vật dùng cân đồng hồ ta thực hiện theo thứ tự các bước như nào là đúng nhất?

A. (1), (2), (3), (4), (5).

B. (2), (1), (3), (5), (4).

C. (2), (1), (3), (4), (5).

D. (1), (2), (3), (5), (4).

Bài 3: 10 yến bằng

A. 100 miligam.              

B. 10 héctôgam.             

C. 1000 gam.          

D. 100 kilôgam.

Bài 4: Đơn vị nào sau đây không dùng để đo khối lượng?

A. mét khối (m3).

B. lạng.

C. tấn.

D. yến.

Bài 5: Một hộp sữa ông thọ có ghi 900 g, 900 g chỉ

A. khối lượng của hộp sữa.

B. lượng sữa trong hộp.

C. khối lượng của vỏ hộp sữa.

D. khối lượng của cả sữa và vỏ hộp là 900g.

Bài 6: Khi đo khối lượng của một vật bằng cân có ĐCNN là 10 g. Kết quả nào sau đây là đúng?

A. 302 g.

B. 200 g.

C. 105 g.

D. 298 g.

Bài 7: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là

A. gam.

B. kilogam.

C. tấn.

D. tạ.

Bài 8: Để cân một túi trái cây có khối lượng chính xác là bao nhiêu ta nên dùng cân nào dưới đây là phù hợp nhất?

A. cân Rô – béc – van.

B. cân y tế.

C. cân điện tử.

D. cân tạ.

Bài 9: Khi thực hiện đo khối lượng bằng cân đồng hồ, chúng ta cần:

A. vặn ốc điều chỉnh để kim cân ở đúng vạch số 0.

B. đặt vật cần cân lên đĩa cân.

C. mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.

D. Tất cả các ý trên.

Bài 10: Khi đi chợ, Mẹ Lan nói với cô bán hoa quả: “Bán cho tôi nửa cân cam”. Hỏi nửa cân cam tương đương với mấy lạng cam?

A. 2 lạng.

B. 3 lạng.

C. 4 lạng.

D. 5 lạng.

Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học