Bài tập đo nhiệt độ của vật (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải Bài tập đo nhiệt độ của vật lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập đo nhiệt độ của vật.
1. Phương pháp giải
Vận dụng các kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:
- Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là độ C, kí hiệu là 0C.
- Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Kelvin, kí hiệu là K.
- Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại, …
- Nhiệt kế có cấu tạo gồm bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ.
- Người ta dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của chất lỏng để chế tạo nhiệt kế.
+ Trong thang nhiệt độ Celsius, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00 C, của hơi nước đang sôi là 100 0C. Những nhiệt độ thấp hơn 0°C gọi là nhiệt độ âm.
+ Trong thang nhiệt độ Fahrenheit, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32 0F, của hơi nước đang sôi là 212 0F.
+ Trong thang nhiệt độ Kelvin, nhiệt độ của nước đá đang tan là 273 K, của hơi nước đang sôi là 373 K.
- Khi đo nhiệt độ của một vật, ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của vật cần đo.
Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.
Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.
Bước 4: Thực hiện phép đo.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả đo.
- Cách đổi nhiệt độ:
+ Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Celsius sang nhiệt giai Kelvin:
+ Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Celsius sang nhiệt giai Fahrenheit là:
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Để xác định mức nóng lạnh của vật, người ta dùng khái niệm
A. thời gian.
B. nhiệt độ.
C. chiều dài.
D. khối lượng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Để xác định mức nóng lạnh của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ.
Ví dụ 2: Chọn đáp án sai.
A. Nhiệt kế rượu hoạt động dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
B. Nhiệt kế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
C. Nhiệt kế kim loại hoạt động dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của băng kép.
D. Nhiệt kế đổi màu hoạt động dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Nguyên lí hoạt động của các nhiệt kế là dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng được dùng làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ như nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế kim loại …
A – Đúng
B – Đúng
C – Đúng
D – Sai
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Trong thang nhiệt độ Xen – xi – út, nhiệt độ nước đá đang tan là bao nhiêu?
A. 00C.
B. 1000C.
C. 2730K.
D. 3730K.
Bài 2: Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng hằng ngày ở Việt Nam là
A. độ Xen-xi-út.
B. độ Fa-ren-hai.
C. độ Ken-vin.
D. độ Niu-tơn.
Bài 3: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo nhiệt độ?
A. Nhiệt kế.
B. Tốc kế.
C. Cân.
D. Đồng hồ.
Bài 4: Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – út sang nhiệt giai Fahrenheit nào sau đây là đúng?
A.
B.
C.
D.
Bài 5: Sắp xếp các bước đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế:
(1) Ước lượng nhiệt độ của cơ thể.
(2) Thực hiện phép đo.
(3) Chọn nhiệt kế phù hợp.
(4) Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.
(5) Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.
A. (1), (2), (3), (4), (5)
B. (1), (3), (4), (2), (5)
C. (1), (2), (4), (3), (5)
D. (3), (1), (4), (2), (5)
Bài 6: Đổi đơn vị 320C ra đơn vị độ K?
A. 320C = 350 K.
B. 320C = 305 K.
C. 320C = 35 K.
D. 320C = 530 K.
Bài 7: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của Hà Nội như sau: “Hà Nội: Nhiệt độ từ 19 oC đến 28oC”. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Ken - vin?
A. Nhiệt độ từ 292 K đến 301K.
B. Nhiệt độ từ 293 K đến 302 K.
C. Nhiệt độ từ 273 K đến 302 K.
D. Nhiệt độ từ 293 K đến 373 K.
Bài 8: Hình ảnh nào là nhiệt kế thủy ngân?
A.
B.
C.
D.
Bài 9: Để xác định chính xác và đảm bảo an toàn trong khi đo nhiệt độ các vật, ta cần thực hiện điều gì?
A. Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách.
B. Ước lượng nhiệt độ của vật trước khi đo.
C. Thực hiện phép đo nhiệt độ đúng cách.
D. Đọc và ghi kết quả đo theo đúng cách.
Bài 10: Trong thang nhiệt độ Xen-xi-út, nhiệt độ của nước đang sôi là bao nhiêu?
A. 00C.
B. 700C.
C. 900C.
D. 1000C.
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:
- Bài tập đo thể tích của vật
- Bài tập về biểu diễn lực và tác dụng của lực
- Bài tập liên quan tới biến dạng lò xo
- Nhận biết lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
- Bài tập về lực hấp dẫn và trọng lượng
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều