Bài tập về lực hấp dẫn và trọng lượng (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải Bài tập về lực hấp dẫn và trọng lượng lớp 6 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về lực hấp dẫn và trọng lượng.
1. Phương pháp giải
Vận dụng kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:
- Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.
- Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.
- Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật chính là lực hấp dẫn. Lực này còn được gọi là trọng lực.
- Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật là trọng lượng của vật đó. Kí hiệu là P.
+ Trọng lượng của quả cân 100 g là 1 N.
+ Trọng lượng của một vật 1 kg là 10 N.
- Công thức tính trọng lượng của vật ở mọi nơi:
- Công thức tính trọng lượng của vật trên Trái Đất: P = 10 . m
- Trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật trên Trái Đất.
- Đơn vị của trọng lượng là niutơn (N).
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất?
A. Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước.
B. Lực kéo chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào.
C. Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước.
D. Lực làm xe máy chuyển động.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
A – lực đẩy của nước
B – lực hút của Trái Đất
C – lực đẩy của nước hoặc lực đẩy của động cơ
D – lực của động cơ
Ví dụ 2: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?
A. P = 10 . m.
B. P = m.
C. P = 0,1 . m.
D. m = 10 . P.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Trọng lượng của một vật được tính theo công thức: P = 10 . m
Trong đó:
+ P là độ lớn của lực hút Trái Đất (N)
+ m là khối lượng vật (kg)
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: So sánh một quả nặng bằng sắt có khối lượng 0,2 kg và một quyển sách cũng có khối lượng bằng 0,2 kg thì
A. quả nặng có trọng lượng lớn hơn.
B. quyển sách có khối lượng lớn hơn.
C. quả nặng và quyển sách có trọng lượng bằng nhau.
D. quả nặng và quyển sách có thể tích bằng nhau.
Bài 2: Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm
A. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
B. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
C. phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
D. phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới.
Bài 3: Tìm các từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống đã được đánh số trong các câu dưới đây cho đúng nghĩa.
Vận động viên môn nhảy cầu đứng ở đầu cầu bật, do ….(1)…. tác dụng, đầu cầu bị cong xuống. Khi rời cầu, cũng do tác dụng của …(2)…, vận động viên lao vào trong nước của bể bơi còn cầu bật lên do tác dụng của …. (3)…
A. (1) trọng lực, (2) trọng lượng, (3) lực đàn hồi.
B. (1) trọng lượng, (2) trọng lực, (3) lực đàn hồi.
C. (1) lực đàn hồi, (2) trọng lượng, (3) trọng lực.
D. (1) trọng lực, (2) trọng lực, (3) lực đàn hồi.
Bài 4: Lực nào sau đây không phải là lực hút của Trái Đất?
A. Lực đưa người lên trên tầng cao khi đi thang máy.
B. Lực làm chiếc lá bị rụng tự nhiên từ trên cành xuống.
C. Lực khiến quả bóng rơi xuống khi thả từ trên cao.
D. Lực khiến giọt mưa rơi xuống đất.
Bài 5: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật?
A. Người công nhân đang đẩy thùng hàng.
B. Cành cây đung đưa trước gió.
C. Quả dừa rơi từ trên cây xuống.
D. Em bé đang đi xe đạp.
Bài 6: Một lò xo có độ dài ban đầu là 12 cm. Khi treo một vật có trọng lượng 10 N, độ dài của nó là 20 cm. Nếu độ dài của lò xo là 28 cm thì trọng lượng của vật là bao nhiêu?
A. 20 N.
B. 200 N.
C. 0,2 N.
D. 2000 N.
Bài 7: Lực hấp dẫn là
A. lực đẩy giữa các vật có khối lượng.
B. lực nâng giữa các vật có khối lượng.
C. lực đàn hồi giữa các vật có khối lượng.
D. lực hút giữa các vật có khối lượng.
Bài 8: Trọng lượng của một người có khối lượng 65 kg là
A. 6,5 N.
B. 650 N.
C. 65 N.
D. 6500 N.
Bài 9: Một con voi có khối lượng là 4 tấn thì sẽ có trọng lượng khoảng bao nhiêu?
A. 40 000 N.
B. 4 000 N.
C. 400 N.
D. 4 N.
Bài 10: Vai trò của lực hút của Trái Đất là gì?
A. Giúp con người không bị trôi nổi trong vũ trụ.
B. Giữ lại được những tài nguyên tự nhiên cho Trái Đất: nước, không khí..
C. Các vật có khối lượng bị bay với vận tốc rất lớn.
D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí hay, chi tiết khác:
- Nhận biết các loại lực ma sát
- Nhận biết các dạng năng lượng
- Nhận biết năng lượng hao phí và năng lượng có ích
- Bài tập liên quan tới năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo
- Bài tập liên quan tới bảo toàn năng lượng
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều